Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

Thông báo về việc tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý khách sạn, cơ sở lưu trú vừa và nhỏ

2742/KH-SVHTTDL

Du lịch Chợ Lách trên đà phát triển

Chợ Lách là một trong 4 huyện thuộc Cù lao Minh. Nơi đây là vùng đất thiên nhiên ưu đãi, đất đai được bồi tụ phù sa của hai dòng sông Hàm Luông và Cổ Chiên, khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại trái cây đặc sản: sầu riêng, chôm chôm, măng cụt,… Đây còn là nơi sản xuất cây giống, hoa kiểng có từ lâu đời, được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục về nơi cung cấp giống cây ăn quả do người dân tự lai tạo lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, huyện là địa phương có sự đa dạng về tôn giáo, lễ hội. Do vậy, Chợ Lách được đánh giá là nơi có tiềm năng phong phú về sông nước miệt vườn kết hợp trải nghiệm, văn hóa tâm linh… tất cả những thế mạnh trên tạo nên cho huyện Chợ Lách những tiềm năng và cơ hội để du lịch địa phương phát triển trở thành ngành kinh tế quan trọng, đến năm 2020 đưa du lịch huyện nhà trở thành ngành mũi nhọn đến năm 2030.

Trong những năm qua, Chợ Lách đang từng bước phát triển về hạ tầng và sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương. Ủy ban nhân dân huyện đã quy hoạch làng du lịch Cái Mơn gồm các xã Long Thới, Vĩnh Thành, Phú Sơn, Hưng Khánh Trung B; trong đó lấy Vĩnh Thành làm trung tâm để xây dựng. Hiện nay Ủy ban nhân dân tỉnh đang thông qua Đề án Làng văn hóa Hoa du lịch huyện Chợ Lách tại 4 ấp thuộc 4 xã như: An Hòa xã Long Thới, ấp Vĩnh Nam xã Vĩnh Thành, ấp Lân Đông xã Phú Sơn, ấp Đông Kinh xã Vĩnh Hòa; để tạo sản phẩm du lịch đặc thù của xứ hoa kiểng Chợ Lách. Đồng thời quy hoạch khu du lịch tham quan vườn trái cây ăn trái, đặc sản địa phương gồm các xã Phú Phụng, Vĩnh Bình, Sơn Định, trong đó xã Phú Phụng làm trọng tâm, khu du lịch cồn Phú Bình làm điểm nhấn. Quy hoạch điểm tham quan du lịch tại Khu nhà bia Trương Vĩnh Ký, một trong 18 nhà bác học nổi tiếng thế giới. Nơi đây kết hợp với Khu ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn, để khai thác du lịch.
Chợ Lách là huyện sản xuất cây giống lớn của cả nước
Việc phát triển các điểm dừng chân, điểm tham quan, homestay, cơ sở lưu trú trên địa bàn đang được nâng cấp, đầu tư các trang thiết bị phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Tại điểm homestay Hạnh Phúc (xã Hòa Nghĩa) trang bị 2 tàu du lịch; điểm du lịch sinh thái Nguyễn Gia (xã Tân Thiềng) trang bị 1 tàu du lịch phục vụ nhu cầu tham quan sông nước miệt vườn, đờn ca tài tử trên sông. Huyện cũng đã hình thành một trạm dừng chân: Tư Thành (xã Sơn Định); các điểm tham quan như: Ba Ngói (xã Vĩnh Bình), nhà vườn Năm Hiền (thị trấn Chợ Lách), Bảy Thảo, Việt Hải (xã Vĩnh Thành) …đang được quan tâm đầu tư đến chất lượng sản phẩm du lịch. 

Song song với du lịch sinh thái thì du lịch làng nghề là thế mạnh trong phát triển du lịch. Trên địa bàn huyện hiện có 31 làng nghề truyển thống sản xuất hoa kiểng và cây giống, đây được xem là điểm nhấn đặc sắc để thu hút du khách đến tham quan và trải nghiệm. Lượng khách du lịch trong năm qua đến với làng nghề ngày càng tăng do đây là sản phẩm đặc thù và ít bị trùng lắp với các địa phương khác. 

Mỗi năm vào mùng 5 tháng 5 âm lịch, huyện Chợ Lách tổ chức Lễ hội cây - trái ngon, an toàn tỉnh Bến Tre, đây là dịp để giới thiệu, quảng bá trái cây, hoa kiểng, sản phẩm du lịch của huyện giúp thu hút khách du lịch trong nước, quốc tế; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo mối liên kết phát triển du lịch bền vững giữa các huyện trong tỉnh với nhau nhằm đưa hình ảnh du lịch của Chợ Lách vào các tuyến tham quan của tỉnh.
Khách tham quan Lễ hội cây - trái ngon an toàn huyện Chợ Lách
Trong năm qua, huyện phát huy mọi nguồn lực đồng thời kết hợp với tỉnh, tổ chức nhiều hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh Chợ Lách, ban hành các dự án kêu gọi đầu tư thông qua các hội nghị, hội thảo, triễn lãm, hội chợ…trên lĩnh vực du lịch, các doanh nghiệp hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch, thúc đẩy giao lưu hàng hóa. Ngoài ra, trong năm 2019, huyện đã cam kết thực hiện kế hoạch hợp tác phát triển du lịch “Cù Lao Minh, một hành trình bốn điểm đến” để tạo nên sản phẩm độc đáo, hấp dẫn, khác biệt từ sông ra biển của một dải Cù lao Minh. 

Trong thời gian tới, Chợ Lách tiếp tục thực hiện Đề án phát triển đến năm 2020; Kế hoạch số 759/KH-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2018 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ủy ban nhân dân huyện luôn tạo môi trường đầu tư thông thoáng, có cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch; đặc biệt, tập trung triển khai thực hiện sớm đề án Làng Văn hóa hoa du lịch huyện Chợ Lách trở thành điểm nhấn du lịch.

Tuy nhiên, du lịch huyện cần khắc phục một số hạn chế nhất định để phát triển theo tiềm năng hiện có như: quan tâm phát triển hệ thống hạ tầng giao thông; phương tiện vận chuyển, nguồn lực, vật lực phục vụ khách đạt yêu cầu. Tăng cường các loại hình phục vụ hoạt động vui chơi giải trí để có sức hút khách tham quan. Đặc biệt là công tác tuyên truyền, quảng bá cần quan tâm hàng đầu.
Làng nghề hoa kiểng là sản phẩm du lịch đặc sắc của huyện 
Tóm lại, với những giá trị hiện có của huyện Chợ Lách hứa hẹn tương lai không xa, đây sẽ là điểm đến đặc sắc cho khách du lịch, hướng tới đưa du lịch huyện nhà phát triển để góp phần cho sự phát triển Du lịch của tỉnh đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn./.
Bảo Trâm

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

Mỏ Cày Bắc - Mỏ Cày Nam, Tiềm năng và Cơ hội Du lịch

Tỉnh Bến Tre hình thành từ ba dải cù lao; hiện có 9 đơn vị hành chính, 01 thành phố và 08 huyện gồm Thành phố Bến Tre, huyện Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú. Trong đó 2 huyện Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam đang có tiềm năng phát triển du lịch theo hướng bền vững, sẽ là nòng cốt cho việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh.

Trước 2008, huyện Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam được gọi chung là Mỏ Cày, đến ngày 9 tháng 2 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị Định số 08/NĐ-CP tách huyện Mỏ Cày thành hai huyện Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam. Đồng thời tiếp nhận xã Hưng Khánh Trung A,  Phú Mỹ của huyện Chợ Lách sát nhập vào huyện Mỏ Cày Bắc. Mỏ Cày trước đây 

Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam là 02 huyện trung tâm của các tuyến liên tỉnh từ thành phố Bến Tre sang Mỏ Cày Bắc - Chợ Lách và đi thành phố Vĩnh Long; từ thành phố Bến Tre qua Mỏ Cày Nam và đi trà Vinh thành phố Trà Vinh. Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam là trung tâm điểm của các tuyến nội tỉnh như thành phố Bến Tre đến Chợ Lách và huyện Thạnh Phú mà 4 địa phương đã liên kết phát triển du lịch vời chủ đề “Liên kết phát triển du lịch Cù Lao Minh”. Là huyện trung tâm điểm và cũng là nơi có sản phẩm đặc trưng của Dừa, nhất là Chợ Nổi Dừa và Làng nghề khai thác Dừa dọc sông Thơm.

Theo đường bộ từ Thành phố Bến Tre qua cầu Hàm Luông đến trung tâm huyện Mỏ Cày Bắc khoảng 18km, nơi đây có nhiều điểm du lịch hấp dẫn và đa dạng về loại hình, đang đưa vào mở rộng  và khai thác như: Khu di tích lịch sử căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định Y4 (xã Tân Phú Tây), Di tích Đình Tân Ngãi (tín ngưỡng dân gian và lịch sử cách mạng  xã Thạnh Ngãi), Du lịch sinh thái tham quan vườn dừa, Cơ sở Chế biến và Thu mua Dừa Vàm Nước Trong, làng nghề hoa kiểng ấp Phú Thuận, vườn bưởi Tám Phấn... thu hút du khách trong và ngoài nước đến tìm hiểu. Huyện Mỏ Cày Bắc đang xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái tuyến liên kết cụm điểm trong huyện gồm Tân Thành Bình - Thạnh Ngãi - Phú Mỹ và mở rộng thêm 02 xã Thanh Tân - Tân Phú Tây. Mục tiêu lộ trình từ nay đến năm 2020 xây dựng hình thành các tuyến trên địa bàn 3 xã với một số sản phẩm như khu nghỉ dưỡng, trạm dừng chân, điểm tham quan (vui chơi, mua sắm, ẩm thực,...), nơi trải nghiệm du lịch cộng đồng gắn với loại hình du lịch homestay.
Khu di tích lịch sử căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định Y4 (ảnh sưu tầm)
Từ thành phố Bến Tre theo tuyến quốc lộ 60 khoảng 20km đến huyện Mỏ Cày Nam có các điểm tham quan về nguồn như: Di tích Quốc gia đặc biệt Đồng Khởi kết nối với Đình Rắn (xã Định Thủy), Di tích lịch sử cấp quốc gia Chùa Tuyên Linh (xã Minh Đức) - là nơi Cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sinh sống, dạy học và bốc thuốc. Các điểm tham quan làng nghề truyền thống như: Làng nghề khai thác dừa xã An Thạnh, Cơ sở  dệt chiếu cói (xã Thành Thới B), Cơ sở kẹo dừa Tuyết Phụng, Cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa (thị trấn Mỏ Cày Nam), ẩm thực miệt vườn… Các điểm du lịch này đang phát triển tốt theo hướng bền vững, các công ty lữ hành kết hợp, mở rộng để khai thác giá trị của các sản phẩm du lịch trên.
Di tích Đồng Khởi tại xã Định Thủy huyện Mỏ Cày Nam
Ngoài đường bộ, du lịch tại 2 huyện còn có thể đi tàu từ sông Hàm Luông qua Vàm Nước Trong đến sông Thơm, tận hưởng không khí mát mẻ với những rặng dừa xanh ngát, tìm hiểu đời sống của người dân nơi đây rất  gần gũi và thân thiện, luôn để lại ấn tượng khó phai trong lòng du khách khi đặt chân đến mảnh đất này. 

Với lợi thế có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, miệt vườn trù phú, phát triển theo hướng bền vững gắn với du lịch cộng đồng, cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng được nâng cao, các tuyến đường quốc lộ đang được nâng cấp xây dựng, Cầu Hòa Lộc (huyện Mỏ Cày Bắc) và Cầu Mỏ Cày (Huyện Mỏ Cày Nam) đang được xây mới khang trang, mở rộng hơn, thuận lợi cho các tuyến đường từ  Bến Tre đi Trà Vinh hoặc tuyến thành phố Bến Tre đi các huyện Chợ Lách, Thạnh Phú. Các cơ sở kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn được đầu tư trang thiết bị vật chất kĩ thuật hiện đại, chất lượng phục vụ không ngừng được nâng cao. Các điểm du lịch, khu du lịch đang được khai thác mang đặc thù riêng tiếp tục đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của hai huyện, xây dựng nơi đây thành điểm đến du lịch hấp dẫn, an toàn.

Hiện nay, du lịch homestay của hai huyện đang ngày một phát triển. Đây là sản phẩm du lịch giàu tính chân thật và cảm xúc, thu hút rất đông du khách trong việc tìm hiểu đời sống văn hóa, sinh hoạt ở vùng sông nước miệt vườn ngày càng tăng, nhất là du khách quốc tế. Với cuộc sống ngày càng được nâng cao, con người càng muốn gần gũi với thiên nhiên, khám phá trải nghiệm những vùng đất mới còn nguyên sơ của quê hương sông nước Xứ Đừa. 

Tuy nhiên với những tài nguyên thiên nhiên đầy tiềm năng trong phát triển du lịch của huyện cần tập trung đẩy mạnh đầu tư đến những giá trị về truyền thống, mang đậm tính hào hùng của Đội quân tóc dài trong Cuộc Đồng Khởi năm xưa. Kết hợp với tài nguyên thiên nhiên ban tặng để phát triển du lịch mang tính đặc thù, thỏa mãn nhu cầu du lịch ngày càng cao của con người, khai thác theo hướng có lợi để kêu gọi hợp tác đầu tư.

Những năm gần đây du lịch làm đẹp và du lịch nghĩ dưỡng đang là thị hiếu của nhiều du khách quốc tế. Vì vậy cần đẩy mạnh tập trung phát huy các chuỗi giá trị của cây dừa, từ đó phát triển loại hình du lịch làm đẹp và nghĩ dưỡng, mang tính cộng đồng để có nhiều sản phẩm du lịch mới không trùng lắp với huyện khác trong tỉnh hoặc với các tỉnh trong vùng.

Với những  giá trị hiện có của huyện Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam đang là tiềm năng, cơ hội cho sự phát triển của du lịch tỉnh nhà, đồng thời cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu đầu tư cho du lịch./.
Bảo Trâm

Công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư của du lịch Bến Tre sau 02 năm (giai đoạn 2017-2019)

Du lịch là ngành công nghiệp không khói, là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới. Du lịch không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng, mà c̣n thúc đẩy ḥa b́nh và giao lưu văn hóa. Bến Tre nói riêng và Việt Nam nói chung đang từng ngày nỗ lực để phát huy các lợi thế nhằm triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để biến du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương và cả nước.

Trong 2 năm qua, giai đoạn 2017 - 2019, tỉnh Bến Tre đă đạt được nhiều bước tiến mới trong công tác quảng bá, xúc tiến h́nh ảnh đất và người Bến Tre cũng như kêu gọi các dự án đầu tư góp phần làm nên thương hiệu du lịch “Sinh thái Sông nước Xứ Dừa” ngày một vươn xa hơn, ngày càng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến.
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2017
Ngoài ra, Bến Tre luôn có nhiều ưu đăi cho các dự án đầu tư. Tại thành phố Bến Tre, nhà đầu tư sẽ được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản tối đa 3 năm, ưu đăi về thuế TNDN là 20%; tại địa bàn huyện Giồng Trôm, Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, các dự án sẽ được miễn tiền thuê đất 7 năm sau khi kết thúc thời gian xây dựng cơ bản, ưu đăi về thuế TNDN là 17% cho 10 năm đầu tiên, miễn 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 4 năm tiếp theo; tại địa bàn huyện Ba Tri, B́nh Đại, Thạnh Phú, các dự án sẽ được miễn tiền thuê đất 11 năm sau khi kết thúc thời gian xây dựng cơ bản, ưu đăi về thuế TNDN là 10% áp dụng cho 15 năm đầu, miễn 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo. Tuy nhiên, toàn bộ các dự án đầu tư phải có thời gian thuê đất tối đa là 50 năm và h́nh thức thuê là nhà đầu tư ứng trước tiền giải phóng mặt bằng, tỉnh sẽ hỗ trợ công tác đền bù giải tỏa, tiền ứng trước sẽ được trừ vào tiền thuê đất, nếu còn dư sẽ được cộng vào vốn đầu tư.

Kế hoạch kêu gọi đầu tư giai đoạn 2017 - 2020, tỉnh Bến Tre có 08 dự án du lịch với quy mô 20 - 1.000 ha gồm: Khu du lịch sinh thái ven sông Cổ Chiên; Điểm du lịch biển Cồn Hố; Điểm du lịch không gian văn hóa dừa, Khu du lịch Cồn Nhàn - Cồn Ngoài; Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Đường Hồ Chí Minh trên biển; Vùng du lịch 8 xă ven sông huyện Châu Thành; Du lịch sinh thái các xă Thanh Tân - Thạnh Ngăi - Phú Mỹ. Trong 2 năm qua, Bến Tre đă thu hút được rất nhiều nhà đầu tư đến tham quan và t́m hiểu nhưng tới thời điểm hiện tại 08 dự án trên vẫn chưa thành công trong việc kêu gọi đầu tư.
Bến Tre đă phối hợp với các doanh nghiệp cho ra nhiều ấn phẩm phục vụ công tác quảng bá, giới thiệu du lịch
Từ tháng 7/2017 - 8/2019, tỉnh Bến Tre đă cấp chủ trương đầu tư cho 06 dự án thuộc lĩnh vực du lịch (toàn bộ đều là các nhà đầu tư trong nước) với tổng số vốn 54,5 tỷ đồng, gồm có: công ty TNHH Sài G̣n Tiền Giang (điểm du lịch Sài G̣n - B́nh Đại) vốn đầu tư 2.5 tỷ đồng; công ty TNHH du lịch con Tḥi Ḷi (khu nghỉ dưỡng Lý Cây Bông) vốn đầu tư 10 tỷ đồng; công ty TNHH du lịch con Tḥi Ḷi (khu nghỉ dưỡng Quao Retreat) vốn đầu tư 4 tỷ đồng; công ty TNHH MTV du lịch Đất Dừa (khu du lịch sinh thái Đất Dừa) vốn đầu tư 5 tỷ đồng; công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Du lịch - Du thuyền Xoài (du lịch sinh thái Ngôi Nhà Xoài ven sông) vốn đầu tư 30 tỷ đồng; công ty CP HK Tourism Viet Nam (du lịch sinh thái HK Tourism Châu Thành) vốn đầu tư 3 tỷ đồng.

Các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước vẫn luôn được chú trọng. Giai đoạn 2017 - 2019, tổng mức đầu tư để phát triển du lịch của Bến Tre đă đạt được 102 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư theo các chương tŕnh mục tiêu là 68 tỷ đồng và vốn khác là 34 tỷ đồng. Đặc biệt, dự án đầu tư xây dựng Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Cồn Bửng (xă Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú) đă hoàn thành vào năm 2018. Ngoài ra, các dự án ngoài ngân sách vẫn đang được tỉnh tích cực triển khai.

Ngoài ra, để phát triển du lịch một cách toàn diện, Bến Tre đă tích cực trong phát triển doanh nghiệp bằng việc chú trọng chiêu sinh các dự án khởi nghiệp để tiến hành ươm tạo. Đến nay, Bến Tre đă thu hút được nhiều dự án đăng kư tham dự ươm tạo như: Bến Tre - hương sắc quê dừa; sống như người Bến Tre; sản phẩm lưu niệm từ lá dừa; gáo dừa Hồng Yến; du lịch về nhà Homestay; du lịch sinh thái đất dừa; thiên nhiên gọi mời; chợ nổi; homestay Cocoland.

Du lịch Bến Tre đă và đang ngày càng phát triển. Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo của các cấp lănh đạo, hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch tại Bến Tre không ngừng được đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện đă tạo thuận lợi cho Bến Tre được giao thương thông thoáng với các tỉnh thành trong khu vực và cả nước. Bên cạnh đó, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre đă thành lập, Trạm hướng dẫn thông tin Du lịch, Hiệp hội Du lịch Bến Tre, Câu lạc bộ hướng dẫn viên,…cũng đă lần lượt ra đời cùng hỗ trợ công tác xúc tiến, quảng bá, giới thiệu h́nh ảnh du lịch Bến Tre ngày một cải thiện và thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Đặc biệt, trong năm 2019, tỉnh Bến Tre đă ban hành chính sách hỗ trợ kinh phí khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng đă góp phần đáng kể trong việc kích thích phát triển và đa dạng hóa các loại h́nh du lịch của Bến Tre. Sau 2 năm, Chương tŕnh Đồng khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp đă tạo hiệu ứng tốt, tăng sức lan tỏa h́nh ảnh đất, nước, ẩm thực, văn hóa con người Bến Tre đến nhiều du khách trên thế giới. Đây là một tín hiệu đáng mừng và là những thành quả đạt được sau nhiều nỗ lực chung của tỉnh Bến Tre trong việc phát triển du lịch cần được ghi nhận.

Tuy nhiên, Du lịch Bến Tre cũng gặp phải những khó khăn nhất định trong thời gian qua v́ có một số dự án đă được phê duyệt nhưng trong quá tŕnh triển khai thực hiện c̣n chậm. Nguyên nhân từ những khó khăn này là do: quỹ đất ít, nhỏ, chi phí giải phóng mặt bằng khá cao, cơ sở hạ tầng đă được đầu tư nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư; một số dự án tỉnh kêu gọi đầu tư được xuất phát từ mong muốn của địa phương nhưng các dự án này không đáp ứng tính khả thi và khả năng sinh lời mà nhà đầu tư mong muốn. Đây là những kết quả sau 2 năm trong công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư của Bến Tre giai đoạn 2017 - 2019, hy vọng trong giai đoạn tiếp theo, Du lịch Bến Tre sẽ ngày càng phát triển vượt bậc và đạt được nhiều kết quả khả quan hơn nữa./.
Tường Vi

Bến Tre kích hoạt du lịch nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ là những phương thức sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường, góp phần quan trọng để phục hồi, bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên. Hiện trên thị trường các sản phẩm nông sản sản xuất theo hướng hữu cơ đang được rất rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Cùng với việc tạo ra sản phẩm có giá trị, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ cũng đang tạo ra những cơ hội cho ngành du lịch nông nghiệp phát triển. Và đây cũng là một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo, độc đáo và phù hợp với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cần được quan tâm phát triển.

Bến Tre là một tỉnh thuần nông, nông nghiệp là ngành nghề mang lại thu nhập chính cho những người nông dân Xứ Dừa. Bên cạnh đó, phát triển du lịch Bến Tre cũng dựa trên tài nguyên nông nghiệp với các vườn cây ăn trái, trang trại miệt vườn, làng nghề truyền thống…góp phần tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có nhiều giá trị gia tăng, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời góp phần bảo tồn các giá trị truyền thống của vùng nông thôn.

Thực hiện Chương trình hành động số 22-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số  4573/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; cũng như Kết luận 359-KL/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông dân và xây dựng nông thôn - Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Hội Nông dân và Hiệp hội Du lịch họp bàn và đi đến thống nhất xây dựng mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
Quang cảnh buổi họp của các ngành liên quan như: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân tỉnh và Hiệp hội Du lịch tỉnh
Nhiều công việc mà nhóm du lịch nông nghiệp liên ngành cần nhanh chóng xây dựng là các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch và các mô hình phát triển du lịch - thủy sản. Theo kế hoạch, sau khi được các cấp lãnh đạo xét duyệt, đồng ý thì  từ đầu năm 2020, nhóm liên ngành sẽ khảo sát năm tuyến du lịch của tỉnh như: Tuyến du lịch sinh thái sông nước huyện Châu Thành; 03 xã Nam thành phố Bến Tre; tuyến Giồng Trôm - Ba Tri; tuyến Mỏ Cày Bắc - Mỏ Cày Nam - Thạnh Phú; Bến Tre - Chợ Lách và đang mở rộng du lịch biển và sinh thái ngập mặn huyện Bình Đại. Tùy thế mạnh các vùng, nhóm thực hiện các mô hình du lịch nông nghiệp hữu cơ sẽ chọn trên mỗi tuyến du lịch 02 vườn dừa, 02 vườn bưởi da xanh, 02 vườn cây giống, hoa kiểng kết hợp các mô hình hòn non bộ - cá cảnh, câu cá trong ao nuôi, tháo nước mương vườn bắt tôm, cá, mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa và dưới tán rừng…theo phương pháp nuôi trồng sạch, hữu cơ và bền vững.
Mô hình dưa lưới sản xuất theo quy trình nông nghiệp công nghệ cao tại Khu du lịch sinh thái vườn trái cây Phú An Khang - Tp. Bến Tre (ảnh đơn vị cung cấp)
Mục tiêu thực hiện là xây dựng các mô hình du lịch đặc thù, độc đáo; tạo cho du khách có cảm nhận thân thiện với con người và nền nông nghiệp an toàn; khẳng định thương hiệu trái cây, sản vật nông nghiệp Bến Tre; tăng thu nhập cho đối tượng tham gia các mô hình. Các sản phẩm du lịch nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên chú ý là cơ cấu “5 cây - 3 con” (Cây dừa, bưởi, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng - cây giống và con bò, con heo, con tôm biển); cũng như phối hợp xây dựng mô hình trên các trục du lịch chính, phát triển các hộ đã và đang kinh doanh du lịch có tiềm năng phát triển và từ các địa chỉ nông dân sản xuất giỏi, tiêu biểu của tỉnh như: Ông Hội - vua dừa ở Châu Bình, Giồng Trôm; Ông Quận - vua bưởi  tại Giao Long, Châu Thành; Chị Nga vua hoa kiểng ở Vĩnh Thành, Chợ Lách;  Ông Nghĩa vua chôm chôm tại Tân Phú, Châu Thành…. Ngoài ra, phối hợp và tập huấn cho các hộ nông dân kỷ thuật canh tác bưởi da xanh, dừa… theo hướng thực hành nông nghiệp (Vietgap, Globalgap, hữu cơ…), tỉa cành, tạo tán theo phương pháp khai tâm, màng phủ bằng thảm xơ dừa, bao trái, kỹ năng ủ phân hữu cơ, hệ thống tưới, thảo dược phòng trừ sâu bệnh, trồng xen, nuôi xen (cá lóc, thác lác, tôm càng xanh, ốc bươu, lươn, ếch…); giúp nông dân thành thạo trong giới thiệu, hướng dẫn và phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm…

Nói chung, tạo ra sản phẩm có giá trị trên thị trường, an toàn cho người sử dụng thì việc phát triển nông nghiệp hữu cơ còn góp phần thúc đẩy du lịch ở Bến Tre cũng như các tỉnh trong cụm du lịch phía Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều chuyên gia du lịch đã khẳng định, sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiệu quả sẽ trở thành những điểm nhấn để khai thác du lịch. Và ngược lại, du lịch nông nghiệp sạch phát triển cũng sẽ góp phần tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ./.
Thanh Sơn

Tiềm năng và phát triển của du lịch tại Châu Thành - Bến Tre

Bến Tre là một trong 13 tỉnh châu thổ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, xứ sở của những cây dừa. Đó cũng là lý do nơi này được mệnh danh là "Xứ sở Dừa Việt Nam" mang đặc trưng của sông nước miệt vườn Nam Bộ được hợp thành bởi ba dải cù lao: cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Là tỉnh có nhiều sông, rạch, Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển toàn diện về mặt nông nghiệp, công nghiệp nhưng công nghiệp không khói vẫn là bền vững.

Nói về du lịch, phải nhắc đến Châu Thành một huyện mang nhiều tiềm năng, đã và đang phát triển không ngừng. Châu Thành là cửa ngõ nằm ở phía Bắc tỉnh Bến Tre, cách thành phố Bến Tre 10km về hướng Nam, cách thành phố Mỹ Tho 7km về hướng Bắc. Nằm trên trục giao thông quan trọng cả đường bộ lẫn đường thủy, Châu Thành là điểm dừng chân lí tưởng cho các tuyến du lịch miền Tây hoặc các chương trình du lịch ngắn ngày. Đặc biệt là sau khi thông xe cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông, khoảng cách từ trung tâm huyện đến các thành phố lớn không xa, thuận lợi cho các chương trình du lịch kết hợp tham quan các điểm du lịch nổi tiếng trong cụm tiểu vùng phía Đông giữa Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh.

Thuận lợi của huyện
Với lợi thế cảnh quan miệt vườn quanh năm xanh tốt, sông nước thiên nhiên hữu tình, cây trái ra hoa kết quả quanh năm với mùa nào trái ấy; cùng các cù lao trên sông ở Tân Thạch, Phú Túc, Tiên Thủy, Quới Sơn… Châu Thành có điều kiện rất tốt để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, mang đậm nét văn hóa của con người vùng đất Châu Thành - Bến Tre.

Hơn thế nữa, Châu Thành còn là nơi trồng dừa, loại cây trồng chủ lực, ngoài việc mang lại nguồn lợi to lớn cho kinh tế nó còn đóng góp tích cực cho sự phát triển ngành du lịch. Các vườn dừa mẫu lớn là môi trường thích hợp cho các hoạt động du lịch sinh thái, góp phần hình thành các sản phẩm du lịch đặc sắc như tham quan vườn dừa, tát mương bắt cá,…hấp dẫn cả du khách nội địa lẫn khách quốc tế. Nền văn hóa của cư dân trong hệ sinh thái dừa còn là sản phẩm chính cho các loại hình du lịch chuyên đề về ẩm thực, văn hóa nông nghiệp, các sản phẩm kẹo dừa, rượu dừa, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm từ dừa, quà lưu niệm,… đã góp phần đáp ứng các nhu cầu đa dạng của du khách trong du lịch mua sắm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cũng như tạo nên dấu ấn, nét đặc sắc riêng của du lịch Châu Thành là sông nước Miệt vườn.
Những nét đặc sản tiêu biểu của “xứ Dừa” Bến Tre (ảnh sưu tầm)
Các tuyến, điểm du lịch:
Với thế mạnh của tài nguyên du lịch tự nhiên, Châu Thành đã và đang khai thác các tuyến điểm du lịch nổi bật, thể hiện rõ nét đặc trưng của loại hình du lịch sông nước, phù hợp với mọi đối tượng du khách. Từ những năm 2000, một vài điểm dừng chân phục vụ du khách tự phát, đến nay đã có trên 40 điểm dừng chân đón khách và tham quan. Nổi bật nhất là Khu Du lịch Cồn Phụng, Cồn Quy, Forever Green Resort,… 
Điểm du lịch Cồn Phụng (Điểm du lịch tiêu biểu của ĐBSCL) (ảnh sưu tầm)
Hoạt động du lịch chủ yếu diễn ra tại các điểm du lịch ven sông Tiền nên thuận lợi cho việc di chuyển bằng đường sông lẫn đường bộ với các phương tiện như xuồng máy, đò chèo, xe ngựa, tảng bộ đường làng. Các tuyến du lịch nội huyện kết hợp giữa các điểm du lịch sông nước và du lịch văn hóa dọc theo các xã ven sông Tiền: Quới Sơn, Tân Thạch, An Khánh, Phú Túc, Phú Đức, Tân Phú, Tiên Long và Tiên Thuỷ.

Các tuyến du lịch liên huyện chủ đạo như: Châu Thành - thành phố Bến Tre - Giồng Trôm - Ba Tri - Bình Đại, Châu Thành - Chợ Lách - Mỏ Cày - Thạnh Phú... (Gồm 5 tuyết chính).

Các tuyến du lịch đường sông như: tuyến cồn Tứ Linh: Long - Lân - Quy - Phụng, địa điểm chính là khu vực Châu Thành, trên sông Hàm Luông, sông Ba Lai; tuyến đường sông từ Thành phố Hồ Chí Minh - Bến Tre - Vĩnh Long - An Giang, nếu khai thác tốt tuyến này thì có thể kéo dài tới Phnôm Pênh, Siêm Riệp, Pắc Sế, Viêng Chăn, Luang Prabang...

Nhìn chung, các tuyến du lịch khá đa dạng, đáp ứng các nhu cầu tham quan, giải trí, tìm hiểu văn hóa, thưởng thức đặc sản địa phương, mua sắm hàng lưu niệm của du khách. Trong đó, loại hình du lịch sinh thái, tham quan miệt vườn sông nước ven sông Tiền vẫn giữ vai trò quan trọng trên các tuyến du lịch, bởi Châu Thành là nơi xuất phát điểm cho Du lịch Bến Tre.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động du lịch nơi đây vẫn còn nhiều hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng cần có chiến lược phát triển du lịch bền vững cho huyện cửa ngõ của tỉnh.

Châu Thành là huyện có tiềm năng phát triển mạnh ngành du lịch. Do đó, việc định hướng khai thác tài nguyên, hoàn chỉnh kế hoạch phát triển du lịch của địa phương là vấn đề cấp bách, đồng thời định hướng thị trường sản phẩm với mục tiêu xác định thị trường khách du lịch đến với Châu Thành, tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của từng nguồn khách. Là vùng đất đầy tiềm năng du lịch, tài nguyên phong phú, sản phẩm đa dạng, nhiều loại hình du lịch được khai thác. Việc tăng cường công tác xúc tiến quảng bá là điều cần thiết nhất mà huyện cần quan tâm./.
Phương Thy

Thông điệp Ngày Du lịch Thế giới 2019: Du lịch và việc làm - Tương lai tươi sáng cho tất cả

(TCDL) -  Dưới đây là thông điệp Ngày Du lịch Thế giới 2019 (27/9) với chủ đề Du lịch và việc làm - Tương lai tươi sáng cho tất cả của Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch Thế giới, Ông Zurab Pololikashvili. Xin trân trọng giới thiệu.¾
Du lịch có thể giúp chúng ta xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho tất cả mọi người. Trên khắp thế giới, du lịch đem lại nguồn việc làm hàng đầu, cung cấp nhiều triệu việc làm và thúc đẩy kinh tế phát triển cả ở cấp địa phương và quốc gia.

Đồng thời, du lịch thúc đẩy bình đẳng và hòa nhập. Việc làm trong ngành du lịch đem đến cho phụ nữ, thanh niên và các cá nhân từ nông thôn cơ hội hỗ trợ bản thân và gia đình, hòa nhập sâu rộng hơn vào xã hội.

Tiềm năng thực sự của du lịch trong tạo ra việc làm, thúc đẩy bình đẳng và phát triển bền vững chỉ mới được nhận thức trong thời gian gần đây. Cung cấp cơ hội việc làm tốt và hỗ trợ phát triển nghiệp vụ đóng vai trò trung tâm. Nếu được quản lý tốt, sự tăng trưởng liên tục của ngành du lịch sẽ đem đến vô số cơ hội và cho phép du lịch thực hiện trách nhiệm xã hội toàn cầu của mình, không để bất cứ ai tụt hậu với thế giới.

Sẽ không có một nền kinh tế, xã hội hay cá thể nào bị cô lập. Để làm được điều này, chính phủ và các bên liên quan từ khu vực công và tư nhân đang chung tay vận hành du lịch một cách có trách nhiệm và bền vững, thực hiện hóa tiềm năng to lớn của du lịch.

Công nghệ mới đang thay đổi cách người ta đi du lịch, do vậy, công nghệ thay đổi cách chúng ta làm việc. Du lịch đang dẫn đầu trong việc cung cấp cho người lao động những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho tương lai. Cập nhật và sáng tạo, hợp tác hiệu quả với các đối tác trong lĩnh vực công nghệ và các cơ sở đào tạo,... sẽ góp phần tạo ra ngày càng nhiều việc làm với chất lượng tốt hơn.

Kỷ niệm Ngày Du lịch Thế giới, chúng ta hãy cùng nhìn nhận và vinh danh sức mạnh biến đổi của du lịch. Cùng nhau, chúng ta có thể tận dụng tiềm năng du lịch để xây dựng một tương lai tươi sáng và bình đẳng hơn.
Nguồn: Vụ HTQT (TCDL)
http://vietnamtourism.gov.vn

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019

Bến Tre liên kết xúc tiến du lịch

Hội chợ du lịch quốc tế TP.HCM lần thứ 15 (ITE HCMC) đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC, quận 7, TP.HCM) từ ngày 5 tháng 9 đến ngày 7 tháng 9 năm 2019. Hội chợ ITE HCMC là một sự kiện lớn, uy tín trong ngành Du lịch Việt Nam và quốc tế.

Tiếp nối thành công của những năm qua, ITE HCMC lần thứ 15 với chủ đề: “Cửa ngõ du lịch đến với Châu Á” đã thu hút 315 đơn vị triển lãm, 300 người mua, 40 báo chí quốc tế đến từ 42 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc, các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Bhutan, Nga,…cùng với các doanh nghiệp của hơn 45 tỉnh thành trong cả nước.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam - Hà Văn Siêu (đứng giữa) ghé thăm gian hàng cụm du lịch phía Đông đồng bằng sông Cửu Long 
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Trần Vĩnh Tuyến - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM nhấn mạnh: “Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM qua chặng đường 15 năm phát triển, không chỉ có ý nghĩa hợp tác du lịch mà còn mở ra những cơ hội cho con người của nhiều vùng miền đất nước khác nhau, hiểu nhau hơn, tôn trọng những giá trị truyền thống của đất nước bạn và quảng bá những giá trị truyền thống, văn hóa độc đáo của đất nước và địa phương mình, đó chính là nền tảng vững chắc cho tình đoàn kết, hữu nghị, phát triển, thịnh vượng và mang lại hòa bình cho toàn thế giới”.

Đến với hội chợ lần này, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Bến Tre đã tham gia gian hàng liên kết cụm phía đông đồng bằng sông Cửu Long với chủ đề: “5 địa phương 1 điểm đến” nhằm để quảng bá, xúc tiến, kêu gọi đầu tư và mở rộng thị trường cho du lịch Bến Tre nói riêng và cụm phía đông đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Bến Tre đã chuẩn bị hơn 1000 ấn phẩm của các điểm du lịch, các tour tuyến du lịch đặc sắc...cùng nhiều DVD giới thiệu những nét đẹp về đất và người Bến Tre. Đặc biệt, Trung tâm còn mang theo những đặc sản nổi tiếng của Bến Tre: đồ thủ công mỹ nghệ từ dừa, bưởi da xanh, dừa xiêm xanh,…để quảng bá đến các du khách trong và ngoài nước. Ngoài ra, đồng hành cùng Bến Tre còn có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp: khu du lịch Forever Green Resort, điểm du lịch Phú An Khang, Ben Tre Reverside Resort, Du thuyền Xoài (Du thuyền Mango cruise)…
Gian hàng cụm phía đông đồng bằng sông Cửu Long thu hút nhiều du khách
Ngoài ra, trong khuôn khổ hội chợ ITE HCMC 2019, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre đã tham gia nhiều sự kiện quan trọng như: Các hội nghị, hội thảo của dIễn đàn kết nối Du lịch TP.HCM - Đồng bằng sông Cửu Long; chương trình lịch hẹn giữa người bán và người mua quốc tế; Diễn đàn Du lịch doanh nghiệp; Diễn đàn Khởi nghiệp Du lịch với tầm nhìn toàn cầu; lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Sở Du lịch TP.HCM và hãng hàng không Tre Việt (Bamboo Airways),… và đã được Ban tổ chức ITE HCMC 2019 trao tặng bằng khen cho gian hàng Bến Tre và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với thành tích có những đóng góp thiết thực làm nên thành công cho hội chợ lần này./.
Tường Vi

Diễn đàn kết nối du lịch giữa TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

Liên kết hợp tác là một hướng đi mới, mang lại nhiều thành công cho nhiều địa phương cũng như khu vực và nhiều nước trên thế giới; nhằm định hướng cho việc phát triển du lịch cho các tỉnh vùng ĐBSCL. Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là đầu mối và đăng cai tổ chức lần I năm 2019 tại TP.HCM trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Hồ Chí Minh - ITE HCMC năm 2019 được diễn ra từ ngày 04 đến ngày 06/9/2019  tại Trung tâm Hội chợ - Triển lãm Sài Gòn, số 799 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Thú, Quận 7, TP.HCM.

Các cuộc Hội nghị và Hội thảo của Diễn đàn lần nầy với sự long trọng và hoành tráng vừa được diễn ra 2 ngày qua được TP.HCM đưa vào chuỗi hoạt động của Hội chợ Du lịch quốc tế ITE  HCMC 2019:

Sáng này 04/9/2019 Hội nghị xúc tiến và mời gọi đầu tư vào hạ tầng Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Giải trí với sự tham gia của lãnh đạo Sở Du lịch, Sở VHTTDL của 13 tỉnh thành ĐBSCL, các doanh nghiệp trong và ngoài nước về tham gia Hội chợ,... Lãnh đạo hai Sở VHTTDL của Cụm trưởng phía Đông và phía Tây ĐBSCL đã giới thiệu tiềm năng du lịch và các dự án mời gọi đầu tư của từng địa phương trong vùng ĐBSCL; theo đó khuôn viên sảnh Hội nghị được trưng bày các sản phẩm du lịch và các thông tin dự án mời gọi đầu tư đã được đại biểu quan tâm tìm hiểu.
Buổi ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh thành ĐBSCL
Chiều cùng ngày, Hội thảo kết nối phát triển du lịch, quảng bá du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL tiếp tục diễn ra với trên 200 đại biểu là những doanh nhiệp du lịch, công ty du lịch và các hãng lữ hành trong và ngoài nước đến tìm hiểu, nằm bắt thông tin và kết nối, hợp tác. Tại Hội thảo, đại diện các công ty du lịch lớn của Việt Nam như Công ty Du lich Saigontourist; Công ty Du lịch Bến Thành Tourist và Công ty Du lịch Vietravel cũng đã phát biểu góp ý trong xây dựng sản phẩm du lịch chiến lược của ĐBSCL để dễ dàng kết nối từ TP.HCM, trong đó cần phân tuyến du lịch phù hợp với việc phân Cụm tiểu vùng của vùng ĐBSCL (Không phân chia cụm Đông và cụm Tây mà nên có 3 cụm cho 3 tuyến: tuyến dọc duyên hải là tuyến Nam gồm: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau; tuyến giữa gồm: Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang; tuyến Bắc gồm Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang).

Sáng ngày 05/9/2019, Hội nghị cấp cao về Liên kết phát triển du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh thành ĐBSCL được diễn ra với trên 250 đại biểu. Ông Nguyễn Thiện Nhân - UV BCT - Bí thư TP.HCM chủ trì Hội nghị. Đến dự Hội nghị có Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện;  Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy, Lãnh đạo UBND của 13 tỉnh, thành ĐBSCL và Lãnh đạo Sở Du lịch TP.HCM và Sở VHTTDL của 13 tỉnh thành ĐBSCL.

Hội nghị đã tạo được sự gặp gỡ của lãnh đạo cấp cao từ Trung ương đến địa phương, các sở, ngành, các chuyên gia, các Hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các đơn vị truyền thông, các cơ sở đào tạo,... đã tạo ra một không gian trao đổi, thảo luận, hiến kế và định hướng hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL.

Trao đổi với Hội nghị, Ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư TP.HCM phát biểu đề nghị TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL hình thành Hội đồng các doanh nghiệp du lịch của 14 địa phương nhằm tập trung các doanh nghiệp thành một khối liên kết trong hoạt động; Bộ VHTTDL cần giúp ĐBSCL cải thiện và hình thành cho trên 100 di tích lịch sử văn hóa để tạo sản phẩm du lịch của vùng nhằm phục vụ khách du lịch; Các địa phương cần quan tâm đến thương hiệu chung của ĐBSCL, của vùng MêKông để thu hút du khách và đồng thời kiến nghị Bộ VHTTDL và Bộ Giao thông vận tải có sự phối hợp đồng bộ, giúp cho ĐBSCL về đường bộ, lẫn đường hàng không thuận lợi để du lịch phát triển.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu tại Hội nghị
Tại Hội Nghị, ông Nguyễn Ngọc Thiện - Bộ trưởng Bộ VHTTDL đề nghị Phó Thủ tướng quan tâm đến hạ tầng du lịch cho ĐBSCL; Ông cũng đề nghị Sở VHTTDL các địa phương thuộc ĐBSCL quan tâm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mà trong đó chú trọng văn hóa lịch sử đặc thù; cần quan tâm quảng bá với thị trường khách nội địa để người Việt Nam đi du lịch Việt Nam; đồng thời quan tâm công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động cũng như mời gọi doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn để đầu tư sản phẩm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Phó Thủ tướng - Vũ Đức Đam hoan nghênh việc TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL đã tổ chức buổi ký kết hợp tác; Phó Thủ tướng cũng thống nhất thành lập Hội đồng Doanh nghiệp du lịch của 14 địa phương để có nhạc trưởng điều hành. Bộ VHTTDL là đơn vị quản lý nhà nước, đề nghị cần quan tâm đến thương hiệu du lịch Việt Nam rồi đến thương hiệu du lịch từng vùng, trong đó có ĐBSCL để quảng bá, giới thiệu với bạn bè quốc tế - Phó Thủ tướng nhấn mạnh./.
Lê Luông

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

Thực trạng của du lịch biển Bến Tre - Giải pháp gì để phát triển

Hiện Bến Tre có 65km bờ biển thuộc ba huyện ven biển (Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú). So sánh biển Bến Tre với biển nơi khác thì không đẹp, nước không trong bởi ảnh hưởng của phù sa từ những dòng hạ lưu sông MêKông đổ ra, nhưng với nét đặc thù ấy của biển và nét nguyên sơ của thiên nhiên ban tặng cho Bến Tre. Đó là lợi thế và là cơ hội cho các nhà đầu tư nghiên cứu phát triển du lịch đặc trưng của Bến Tre; đồng thời góp phần phát triển du lịch biển của ĐBSCL và cả nước. 

Huyện Bình Đại:
Bình Đại có 27km bờ biển, thuộc các xã biển (Thừa Đức và Thới Thuận) mà du khách không thể bỏ qua khi về với Bến Tre. Nơi đây, Cồn Bà Tư, Cồn Chày Mười giáp biển, là nơi trải nghiệm sinh thái đầy hấp dẫn tại vùng rừng ngập mặn như rừng đước, rừng bần, rừng phi lao, cộng với những vườn xoài, nhãn, những rẫy dưa hấu, những ruộng muối, vuông tôm,... đã làm phong phú cho cuộc hành trình trải nghiệm và nghỉ đêm lại ở những homestay để cùng người dân đi bắt nghêu, cua, ba khía, sò huyết,... đặc biệt là tham quan ngư dân nuôi hào và bắt hào trên sông, trên biển.
Đoàn những người làm du lịch khảo sát bờ đê Ốc viết chắn sóng biển để làm du lịch
Đến Cồn Chày Mười, một sự ngỡ ngàng khi nhìn thấy sản vật được thiên nhiên ban tặng từ bấy lâu nay, đó là sản phẩm độc nhất vô nhị mà không trùng lắp bất cứ nơi nào; một bờ đê chắn sóng biển bằng những vỏ ốc viết được sóng biển đưa từ ngoài khơi vào hàng ngày đã hình thành nên một bờ đê cao 1,5m, dài 6.000 đến 7.000m. Đây là sản phẩm du lịch đặc trưng của biển Bình Đại, chưa được khai thác. Vào bên trong cửa Đại là Cồn Tam Hiệp với nhiều loại cây trái sum suê, phù hợp cho phát triển loại hình du lịch cộng đồng, du lịch homestay gắn du lịch biển.

Huyện Ba Tri:
Với hệ thống di tích lịch sử văn hóa như Di tích cấp Quốc gia nhà giáo Võ Trường Toản; di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Phú Lễ; Di tích Cây Da Đôi và nhà ông Nguyễn Văn Cung; Di tích Quốc gia đặc biệt nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu cùng nhiều di tích cấp tỉnh, nhiều danh nhân nổi tiếng như Đền thờ và khu mộ Cụ Phan Thanh Giản, là một danh sĩ, Đại thần của triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam; Đền thờ cụ Tán Kế (Lê Quan Quang);.... Cùng với các làng nghề truyền thống như: Làng nghề Đan đát xã Phước Tuy; làng nghề nấu rượu xã Phú Lễ, làng nghề làm muối xã Bảo Thạnh; làng nghề làm khô xã An Thủy; làng nghề tôm, khô xã An Đức; làng nghề bánh phồng xã Phú Ngãi... kết hợp các lễ hội đình, làng và lễ hội nghinh Ông xã An Thủy. Bên cạnh đó tham quan trải nghiệm sân chim Vàm Hồ xã Tân Mỹ với trên 80 loài chim và bò sát được bảo tồn;... Tất cả đã cho thấy Ba Tri có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo của vùng đất địa linh nhân kiệt và đầy nhân văn.
Hạ tầng giao Bải biển Cồn Ngoài - Ba Tri
Hiện tại Cồn Ngoài, Cồn Tròn xã Bảo Thạnh, Cồn Hố xã Tân Thủy được đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông tới biển và cũng thu hút nhiều du khách đến trải nghiệm tắm biển, thưởng thức thủy hải sản nơi đây vào những ngày cuối tuần hay những ngày lễ, hội, ngày tết Nguyên đán,... Những sản phẩm du lịch hiện hữu tại Ba Tri cùng những tiềm năng du lịch biển tại Ba Tri sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư du lịch về với Ba Tri ở những loại hình đầu tư như: Cơ sở lưu trú từ 2 đến 3 sao; trạm dừng chân mua bán hàng nông, hải sản của địa phương, đặc biệt là những sản phẩm làng nghề truyền thống có hàng trăm năm tuổi. Đầu tư cơ sở ăn uống đạt chuẩn với sức chứa từ 600 khách trở lên; phối hợp Hợp tác xã Nghêu đầu tư khai thác du lịch biển với nhiều loại hình bắt nghêu, bắt sò, bắt cua, bắt tôm, gắn kết với cảng cá Tân Thủy để khai thác nguồn hải sản phục vụ du khách;... 

Huyện Thạnh Phú
Du lịch huyện Thạnh Phú từng bước thay đổi diện mạo của huyện biển; tốc độ khách du lịch tăng hàng năm đạt 23% so cùng kỳ và doanh thu từ khách du lịch tăng hàng năm đạt 45% so cùng kỳ. Cụ thể năm 2018 đón 405.900 lượt và doanh thu từ du lịch là 60 tỷ đồng.

Để hành trình từ sông ra biển, du khách đến Bến Tre, ghé tham quan sản phẩm du lịch tại 3 xã phía Nam thành phố Bến Tre; trải nghiệm vương quốc cây trái và hoa kiểng Chợ Lách - Mỏ Cày Bắc; về đến Mỏ Cày Nam tham quan di tích Quốc gia đặc biệt "Đồng Khởi Bến Tre", trải nghiệm chợ nổi Dừa và làng nghề khai thác dừa. Từ đây du khách đi thêm 30km nữa là đến trung tâm huyện Thạnh Phú.
Du khách trải nghiệm Biển Cồn Bửng nghuyên sơ tại xã Thạnh Hải - Thạnh Phú
Đến Thạnh Phú, du khách được trải nghiệm con đường làng với hai hàng cây sao, dầu ấn tượng kéo dài trên 2km dẫn vào xã Phú Khánh; đầu ngõ vào là bia lưu niệm nơi thành lập và cũng là nơi xuất quân của Tiểu đoàn 307 oai hùng một thời trong giai đoạn chống giặc ngoại xâm. Nơi đây di tích cấp quốc gia Nhà cổ Huỳnh Phủ (Hương Liêm) với kiến trúc độc đáo theo lối điêu khắc của Cố đô Huế xưa.

Đến biển Thạnh Phong - Thạnh Hải của huyện Thạnh Phú là Di tích cấp Quốc gia "Đầu cầu tiếp nhận Vũ Khí Bắc Nam" của đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre. Khu du lịch địa phương Thạnh Phong - Thạnh Hải được thành lập với diện tích 720 ha. Công trình Tôn tạo và phát huy giá trị di tích tích văn hóa lịch sử "Đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre" cũng được triển khai thi công trong quần thể khu du lịch tại Cồn Bửng, kết hợp Lăng Ông Nam Hải và đền thờ Bà Chúa Xứ là những sản phẩm du lịch tâm linh góp phần cho du lịch biển Bến Tre phát triển phong phú và bền vững. Đến đây du khách cùng người dân đi bắt ba khía, đặt lộp bắt cua, mò sò, chày cá,... tham quan vườn xoài, rẩy sắn, ao tôm,... Đặc biệt là trải nghiệm tắm biển phù sa với khung cảnh hoang sơ, bình dị tạo nhiều cảm giác ấn tượng sau chuyến hành trình từ sông ra biển.

Những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch biển Bến Tre
1- Hiện tại nhiều nhà đầu tư đến khảo sát, thăm dò, tuy nhiên những cơ sở hạ tầng du lịch, hạ tầng giao thông, địa phương triển khai còn chậm. Cần sự ra quân và triển khai đồng bộ trong đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phải đầu tư đủ mạnh để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư đến đầu tư những dự án lớn trong phát triển du lịch như điện gió, điện mặt trời, du lịch ra khơi, du lịch mạo hiểm rừng ngập mặn,...

2- Các cồn Chày Mười, cồn Bà Tư huyện Bình Đại; cồn Tròn, cồn Ngoài, cồn Hố huyện Ba Tri; cồn Bửng, cồn Lợi, cồn Lớn huyện Thạnh Phú có tiềm năng du lịch, đã có kế hoạch phát triển du lịch từ các huyện; tuy nhiên cần quy hoạch thành lập khu hoặc điểm du lịch theo qui định để thuận lợi trong đầu tư khai thác cũng như thu hút du khách dễ dàng không ảnh hưởng đến Luật biên giới biển. 

3- Nhà quản lý du lịch, nhà đầu tư du lịch và nhà làm du lịch cùng cộng đồng cần quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị các sản phẩm hiện hữu như: Bờ đê ốc viết tại Cồn Chày Mười mười - Bình Đại; bảo tồn môi trường sinh thái của những rừng phòng hộ, đặc biệt là những rừng phi lao tại bải biển Thừa Đức - Bình Đại, tại cồn Ngoài - Ba Tri hay tại cồn Lợi, cồn Lớn - Thạnh Phú để phát triển du lịch. Đồng thời bảo tồn và nâng cấp những di sản văn hóa, những di tích lịch sử của địa phương; Đặc biệt là bảo tồn và nâng chất các làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi để khai thác phục vụ du lịch.

4- Mời gọi đầu tư tuyến kết nối sản phẩm du lịch giữa Di tích "Đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre" với Di tích Côn Đảo để khai thác du lịch đường biển (Cao tốc); đặc biệt là tạo tuyến đi gần nhất giữa đất liền đi Côn Đảo với thời gian ngắn nhất so với Vũng Tàu hay Sóc Trăng đi Côn Đảo. Đây là tuyến thuận lợi nhất và phong phú sản phẩm trong chuyến hành trình tham quan Côn Đảo sẽ khám phá và trải nghiệm sản phẩm du lịch Bến Tre.

5- Du lịch biển tại Bến Tre là loại hình khám phá và trải nghiệm biển phù sa vì vậy trong thời gian tới cần phải có cơ sở lưu trú từ một sao đến ba sao hoặc cơ sở lưu trú đạt chuẩn trên địa bàn 3 huyện biển để đáp ứng nhu cầu lưu trú du khách.

6- Môi trường du lịch là việc cần làm ngay trong tình hình đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; việc nhận thức về giữ môi trường sạch trong phát triển du lịch bền vững như: Nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch; nguồn nhân lực phục vụ chuyên nghiệp; tình trạng chèo kéo, giảm giá; rác thảy xuống sông, xuống biển; ứng phó với biến đổi khí hậu; Du lịch tour 0 đồng; ... tất cả cần đặt ra trong giai đoạn hiện nay mà các ngành, các cấp cần tuyên truyền sâu rộng để có nhận thức chung nhằm đưa du lịch Việt Nam sánh vai cùng các nước./.
Lê Luông

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

Hội thảo xây dựng tầm nhìn chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Vừa qua, nhóm chuyên gia của Công ty Roland Berger Pte Ltd, đơn vị tư vấn xây dựng tầm nhìn chiến lược phát triển tỉnh Bến Tre có buổi làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và hôm qua, 26/8/2019 có buổi Hội thảo cùng các doanh nghiệp Thương mại và Du lịch tại BenTre Riverside Resort để tham vấn về thực trạng của lĩnh vực phát triển du lịch thời gian qua, hiện tại và những mong muốn trong thời gian tới để đưa vào xây dựng tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ông Trương Quốc Phong - TUV - Giám đốc Sở VHTTDL gợi ý những định hướng về phát triển du lịch trong xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre 
Xây dựng tầm nhìn chiến lược phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội tỉnh Bến Tre được đơn vị tư vấn phân kỳ qua 6 giai đoạn. Giai đoạn đầu nhằm đánh giá hiện trạng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh ta một cách khoa học và khách quan để tìm ra những hạn chế, tồn tại, những điểm nghẽn và nguyên nhân kiềm hãm sự phát triển trong khoảng thời gian vừa qua. Đồng thời cũng là luận cứ khoa học cho việc xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và xây dựng Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Giai đoạn 1 phân tích đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển (từ 7/2019 - 8/2019). Giai đoạn 2 Xây dựng tầm nhìn chiến lược (từ 8/2019 - 10/2019). Giai đoạn 3 xây dựng chiến lược chi tiết phát triển không gian và các ngành mũi nhọn, trọng điểm (từ 10/2019 - 11/2019). Giai đoạn 4 xây dựng kế hoạch các giải pháp động lực để thực hiện tầm nhìn đến năm 2045 (từ 11/2019 - 12/2019). Giai đoạn 5 ban hành lộ trình, kế hoạch thực hiện (từ 01/12/2019 - 31/12/2019). Giai đoạn 6 triển khai các hoạt động hỗ trợ sau dự án (từ sau tháng 01/2020).

Các đơn vị thuộc lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các doanh nghiệp du lịch cũng nêu lên nhiều thực trạng và nhiều giải pháp tháo gỡ nhằm giúp cho đơn vị tư vấn có cái nhìn thiết thực để đưa vào xây dựng tầm nhìn trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp không khói trong thời gian tới làm sao phù hợp với sự biến đổi khí hậu, thay đổi công nghệ sản xuất, chế biến; có tầm nhìn xa hơn về thị trường; thoát khỏi vòng lẩn quẩn, tự phát,... Định hướng xây dựng cho được thương hiệu du lịch "Sinh thái sông nước Xứ Dừa" để làm đặc trưng riêng cho tỉnh bởi "Dừa là nơi có diện tích nhiều nhất nước và thế giới; sông, rạch chằng chịt nhiều nhất ĐBSCL nói riêng, cả nước nói chung; sinh thái thì có 3 vùng sinh thái (ngọt, lợ và mặn) cây trái sum suê phù hợp từng vùng. Vì thế du lịch sinh thái "Từ sông ra Biển" là lợi thế của Bến Tre cần kết hợp nông nghiệp để phát triển du lịch cộng đồng và Du lịch Nông nghiệp trong tương lai./.
Lê Luông