Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Taxi tại Bến Tre

**** Taxi Mai Linh
Số 299A1 Đoàn Hoàng Minh, Phường Phú Tân, Tp. Bến Tre, tỉnh Bến Tre
ĐT: (0275) 3878787

**** Taxi Happy
Số 184A4 Quốc lộ 60, Phường Phú Tân, Tp. Bến Tre, tỉnh Bến Tre
ĐT: (0275) 3677777

**** Taxi Open
Số 199B Nguyễn Đình Chiểu, Phường 8, Tp. Bến Tre, tỉnh Bến Tre
ĐT: (0275) 3757575
**** Taxi Phát Đạt
Số 28/1 Ấp 10, Thị trấn Thạnh Phú, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
ĐT: (0275) 3898898
Nguồn ảnh: sưu tầm

Xe khách

**** Bến Tre Miền Tây
Số 395 Kinh Dương Vương, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
ĐT: (08) 37510524

**** Bến xe khách Bến Tre
Ấp 1, xã Sơn Đông, Tp. Bến Tre, tỉnh Bến Tre
ĐT: (075) 3828372 - 3822298

**** Xe khách Thảo Châu
Số 122A Nguyễn Thị Định, Phường Phú Tân, Tp. Bến Tre, tỉnh Bến Tre
ĐT: (075) 3822802  3837837

**** Xe khách Minh Tâm
Số 121A3 Nguyễn Thị Định, Phường Phú Tân, Tp. Bến Tre, tỉnh Bến Tre
ĐT: (075) 3813688 - 3827389

**** Xe khách Thịnh Phát
Số 82A Đại lộ Đồng Khởi, Phường Phú Tân, Tp. Bến Tre, tỉnh Bến Tre
ĐT: (075) 38561561 - 3829317

*** Xe khách Hoàng Khải
Số 304 Đoàn Hoàng Minh, Phường Phú Tân, Tp. Bến Tre, tỉnh Bến Tre
ĐT: 0939.502.427 - 0903.851.136
Nguồn ảnh: Sưu tầm

Những phương tiện (Đường) đến Bến Tre

*** Đường thủy
Những con sông lớn của Bến Tre nổi từ Biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt, là một lợi thế của Bến Tre trong phát triển giao thông thủy. Từ Bến Tre, tàu bè có thể đến thành phố Hồ Chí Minh và 2 tỉnh: Vĩnh Long và Trà Vinh. Ngược lại tàu bè từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Tây đều phải qua Bến Tre.
*** Đường bộ
Từ các nơi đến Bến Tre du khách có thể chọn 1 trong 3 tuyến đường, tùy theo hướng xuất phát của du khách:
- Từ thành phố Hồ Chí Minh theo đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương hay theo Quốc lộ 1A đến ngã ba Trung Lương, rẽ vào Quốc lộ 60 qua cầu Rạch Miễu, đi tiếp 13km là đến trung tâm thành phố Bến Tre.
- Từ thành phố Vĩnh Long, du khách qua phà Đình Khao theo Quốc lộ 57 rẽ trái vào Tỉnh lộ 882 đến Quốc lộ 60, qua cầu Hàm Luông là tới thành phố Bến Tre.
- Từ Trà Vinh, du khách qua cầu Cổ Chiên theo Quốc lộ 60 qua cầu Hàm Luông là tới thành phố Bến Tre.

Bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị lịch sử

Ngày 9 và 10/5/2017, đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến tỉnh Bến Tre để khảo sát tình hình thực hiện Thông tin liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hó, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài Nguyên Mội trường về việc Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Ông Từ Mạnh Lương - Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Trưởng đoàn); Ông Lê Duy Khánh - Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) cùng các thành viên trong đoàn đã làm việc tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre và đi khảo sát một số Điểm du lịch, Khách sạn, Nhà hàng, Khu du tích.
Ông Trương Quốc Phong - Giám đốc Sở VHTTDL Bến Tre tiếp và làm việc với đoàn công tác của Bộ VHTTDL về việc thực hiện Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT
Bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết và cấp bách trong hoạt động phục vụ Du khách (khách du lịch, khách tham quan lễ hội, khách tham quan di tích) mà các cơ sở là khu vực, địa điểm của các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Trong đó Lễ hội bao gồm Lễ hội dân gian, Lễ hội lịch sử cách mạng, Lễ hội tôn giáo, Lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt nam, Lễ hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lễ hội (Festival) ngành nghề.

Đoàn đã khảo sát và nghe báo cáo tại một số điểm hoạt động phục vụ Du khách như: Khách sạn Việt Út (3 sao); Khách sạn Hàm Luông (3 sao), Forever Green Resort (3 sao); Khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định, Khu di tích Đồng Khởi (di tích cấp quốc gia đặc biệt), Điểm dừng chân du lịch Phú An Khang.
Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác của Bộ VHTTDL kiểm tra tại khu Forever Green Resort xã Phú Túc - Châu Thành - Bến Tre
Du lịch tỉnh Bến Tre thời gian qua luôn được Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy du lịch phát triển như: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch 2011 đến năm 2015 tầm nhìn 2020, Đề án phát triển Thương mại, Dịch vụ và Du lịch giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn đến 2025, Chương trình phát triển hạ tầng và sản phẩm du lịch đặc thù 2015 đến năm 2020; Đề án phát triển du lịch Thạnh Phong - Thạnh Hải. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng có quyết định thành lập Ban quản lý di tích cấp tỉnh trực thuộc Sở VHTTDL để quản lý 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt và 16 di tích cấp quốc gia, 35 di tích cấp tỉnh và 1 khu lưu niệm Nữ Tướng Nguyễn Thị Định chưa xếp hạng di tích. 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 28 doanh nghiệp lữ hành, 71 điểm du lịch, 89 cơ sở lưu trú du lịch với 1.725 phòng và 83 cơ sở ăn uống phục vụ du khách; trong đó có 3 khách sạn 3 sao, một khách sạn 4 sao và 4 khách sạn 1 sao. Tất cả đa số đều thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích đã góp phần thu hút du khách đến với Bến tre trong thời gian qua. Hàng năm lượng khách và doanh thu từ du lịch đều tăng; cụ thể năm 2016 vừa qua doanh thu từ du lịch đạt 860 tỉ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ; tổng lượng khách du lịch năm 2016 là 1.153.075 lượt, tăng 15% so với cùng kỳ.

Sau khi triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ VHTTDL tại công văn 1692/BVHTTDL-BTNMT ngày 28/5/2014 về việc thực hiện Thông tư liên tịch số 19 nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch số 3035/KH-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2014 về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích đã triển khai để thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh. Để kiểm tra việc thực hiện năm qua, chương trình xây dựng nhà vệ sinh phục vụ khách du lịch theo quy định của Tổng Cục Du lịch, kết quả các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch đã nâng cấp, chỉnh trang nhà vệ sinh đạt chuẩn chiếm 87,7% . Thanh tra Sở cũng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở tại các điểm du lịch, cơ sở lưu trú, các tổ chức lễ hội về bảo vệ mội trường, xử lý rác thải, nước thải, tiếc kiện điện, ...

Nhìn chung các cơ sở lưu trú, ăn uống phục vụ du khách phần lớn có rà soát đánh giá lại tác động môi trường nơi hoạt động kinh doanh, các cơ sở kinh doanh có quy mô khá đều có đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào hoạt động. Các doanh nghiệp lữ hành và điểm dừng chân phục vụ du khách đều tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường tại khu vực kinh doanh cũng như các tuyến điểm tham quan cho du khách; có bố trí nơi thu gom rác thải sinh hoạt, hệ thống xử lý theo quy chuẩn, giữ gìn cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Các cá nhân tham gia vận chuyển khách du lịch có chấp hành tốt các điều kiện như giảm tiếng ồn và khí thải, có trang bị dụng cụ thu gom rác thải, có thiết bị cứu sinh bảo đảm an toàn cho du khách. Hằng năm Sở VHTTDL có tổ chức lớp tập huấn kiến thức du lịch ngắn hạng cho các đối tượng tham gia quản lý và tham gia trực tiếp phục vụ khách du lịch; trong đó có lồng ghép về bảo vệ mội trường trong du lịch. Các khu di tích cũng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia bảo vệ mội trường, bảo vệ di tích, đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ,... có đánh giá định kỳ, lắng nghe phản ánh từ du khách để cải thiện, nâng chất lượng phục vụ.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một ít điểm du lịch chưa đánh giá tác động môi trường; việc nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường chưa đầu đủ; chưa niêm yết quy định về bảo vệ môi trường theo hướng dẫn tại đơn vị kinh doanh, chưa đặt các thiết bị phân nguồn rác thải thu gom tiện lợi và mỹ quan; Khách du lịch và người dân địa phương vẫn còn một số ít chưa ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường, còn những hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường,...

Qua kiểm tra của đoàn khảo sát đã đánh giá góp ý tại Bến Tre; đây là việc giúp các cơ sở du lịch , điểm du lịch, Nhà hàng, khách sạn, các khu di tích trên địa bàn Bến tre, những nhà quản lý du lịch, nhà làm du lịch và cộng đồng dân cư có cái nhìn tổng quát và chi tiết hơn vể bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích nhằm từng bước nâng cao hiệu quả trong hoạt động phát triển du lịch của tỉnh nhà, góp phần đưa kinh tế du lịch thành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội./.

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2017

Cần phát triển du lịch homestay ở TP. Bến Tre làm điểm nhấn

Thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 17/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Bến Tre xác định phát triển loại hình du lịch homestay kết hợp du lịch sinh thái "sông nước miệt vườn Xứ Dừa" làm điểm nhấn phát triển nhằm lôi kéo các loại hình Du lịch khác phát triển đồng bộ. Tp. Bến Tre sẽ là điểm nhấn để nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh từ nay đến năm 2020.

Trên địa bàn toàn tỉnh Bến Tre hiện có khoảng 20 điểm homestay với 160 phòng, tập trung ở các huyện Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm và thành phố Bến Tre. Nhiều homestay được đầu tư tương đối đầy đủ tiện nghi như: Homestay Năm Hiền, Homestay Mai Thanh Vân, Jardin du Mekong Homestay, Đại Lộc, Duyên Quê, Du Thuyền Xoài, … đó là những ngôi nhà hiện có của người dân được xây dựng, chuyển đổi công năng, thoáng mát, tiện nghi gắn liền với cảnh làng quê miệt vườn rất đẹp, không khí trong lành, cách xa thành phố, sân vườn rộng lớn, nội thất sang trọng. Trong đó, du lịch homestay tại ba xã phía Nam thành phố Bến Tre (xã Mỹ Thạnh An, Nhơn Thạnh, Phú Nhuận) được kỳ vọng trở thành điểm nhấn cho loại hình du lịch homestay đầy tiềm năng tại tỉnh nhà.
Mô hình homestay Cái Cấm, bên dòng sông Thom, gắn liền với làng ngề khai thác Dừa và chợ nổi Dừa tại Bến Tre
Năm 2015, theo cuộc khảo sát nhanh với các điểm du lịch homestay trên địa bàn tỉnh Bến Tre đón khoảng 11.000 du khách đến và lưu trú tại nhà dân; thì tại 5 điểm du lịch homestay của ba xã nêu trên đã phục vụ khoảng 3.000 lượt khách chiếm 28% tổng số lượt khách lưu trú tại các điểm homestay của tỉnh. Với điều kiện thuận lợi về mặt tài nguyên thiên nhiên sông nước miệt vườn, giao thông tương đối tốt cả về đường thủy và đường bộ, người dân địa phương còn giữ được bản sắc văn hóa Nam Bộ và có kết nối tốt với các công ty lữ hành đảm bảo nguồn khách thường xuyên… tạo nên ưu thế phát triển bền vững hơn về loại hình du lịch homestay so với các huyện khác trong tỉnh. Xu hướng phát triển loại hình du lịch bền vững cùng giá cả dịch vụ hợp lý, du lịch homestay tại Bến Tre hứa hẹn sẽ trở thành một xu hướng phát triển mạnh trong tương lai.

Hiện tại ở Bến Tre, một quê hương được mệnh danh là Xứ Dừa, đâu đâu cũng có dừa, là một trong năm tỉnh đại diện vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long, là cuối nguồn của dòng sông MeKong đổ ra biển Đông, nên Bến Tre có nhiều sông, rạch chằn chịt, có 3 vùng sinh thái (mặn, lợ và ngọt) thích nghi tốt với nhiều loại cây ăn trái, cho trái quanh năm với mùa nào trái ấy... 
Mô hình homestay Hoa Dừa gắn liền khu vực Nam Thành Phố Bến tre với trải nghiệm vườn Dừa, vườn cây ăn trái
Do đó phát triển du lịch cộng đồng là điều kiện thuận lợi và cũng là cơ hội để Du lịch Bến tre phát triển như:
Các homestay gắn liền cảnh quan tự nhiên với cảnh làng quê, vườn cây ăn trái, sông nước miệt vườn Xứ Dừa rất đẹp, dân dã; không khí trong lành; tách rời thành phố; sân vườn rộng lớn. Người dân địa phương và chủ homestay còn giữ được bản sắc văn hóa Nam Bộ: thật thà, chất phác, thân thiện và nhiệt tình. Kết hợp với các lễ hội truyền thống: Lễ hội Dừa, Lễ hội trái cây ngon - an toàn, Lễ cúng đình, cúng chùa,…, bên cạnh đó nông, ngư dân Bến Tre cần cù với rẫy dưa, rẫy sắn, ruộng lúa, hoa màu, các làng nghề truyền thống,... tạo cho du khách có sự trải nghiệm cùng người dân địa phương,... giúp du lịch homestay càng có điều kiện phát triển.

Giá cả hợp lý, giao động từ 200.000đ đến 500.000đ/phòng/đêm bao gồm ăn sáng, ăn tối. Du lịch homestay đã tạo công ăn việc làm và góp phần tăng thu nhập cho người dân từ việc xuất khẩu tại chỗ các hàng hóa nông, hải sản địa phương. Ý thức của người dân trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương được nâng cao. Ý thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng cũng được cải thiện nhiều. Du khách từ vùng núi, cao nguyên, miền Trung, miền Bắc, đặc biệt là Du khách Tây rất thích thú với loại hình du lịch homestay tại quê hương sông nước Xứ Dừa, vừa trải nghiệm, vừa sinh hoạt, cùng ăn, cùng ở cùng làm với người dân bản địa.

Tuy nhiên, thời gian qua chưa xác định đưa loại hình du lịch homestay là trọng tâm, chưa xác định du lịch cộng đồng là bền vững, chỉ tập trung vào loại hình du lịch sinh thái kết hợp với di tích lịch sử, làng nghề, nên loại hình du lịch homestay vẫn còn bất cập ở thời gian qua và từ đó vẫn còn nhiều hạn chế nhất định như:

Phần lớn các homestay tại Bến Tre hiện có đều phát triển theo hướng tự phát của chủ hộ nên có một số vấn đề xảy ra như: việc phục vụ còn đơn giản, thiếu tính chuyên nghiệp, dịch vụ bổ sung cho khách chưa nhiều, đội ngũ lao động chưa được đào tạo qua trường lớp, yếu về trình độ ngoại ngữ... Cũng từ chỗ kinh doanh du lịch tự phát này nên việc khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn cũng như một số vấn đề xã hội bị ảnh hưởng rất lớn.
Mô hình homestay Ba Danh gắn liền với trải nghiệm sông nước và làng nghề truyền thống tại Bến Tre
Một số homestay tại địa phương vì chạy theo xu hướng, phát triển quá nhanh nên khiến nó đang mất dần nét đặc sắc: nhiều nhà dân được xây dựng phục vụ du khách tức thời như quán trọ bình dân, thức ăn chưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, nhà vệ sinh không đạt chuẩn… dẫn đến phát triển không bền vững. Vốn đầu tư ban đầu lớn và hoàn toàn do người dân địa phương bỏ ra, không có sự tư vấn từ phía chuyên môn, nên hiện tại chưa có homestay đạt chuẩn phục vụ khách du lịch đúng nghĩa của nó để phù hợp cho du khách các nước. Chưa sử dụng sản vật của địa phương để tạo nét đặc trưng của quê hương. 

Sự hấp dẫn về lợi ích kinh tế đối với người dân địa phương cũng ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa tại địa phương: người dân bắt chước phong cách, lối sống phương Tây, cuộc sống cư dân địa phương bị xáo trộn, làm phát sinh nhiều ảnh hưởng đến du khách, ảnh hưởng xấu đến môi trường thiên nhiên … Vấn đề khó khăn nhất đối với các hộ gia đình là nguồn khách vì họ chưa thể tiếp cận được với các hoạt động marketing hay chủ động tìm kiếm nguồn khách. Do vậy, việc cung cấp nguồn khách hiện nay phụ thuộc phần lớn vào các công ty lữ hành, bị ép giá dẫn đến giảm chất lượng phục vụ. 

Việc xúc tiến quảng bá, kết nối các hộ gia đình với các công ty lữ hành hiện nay chưa bền vững, chưa có hợp đồng lâu dài, phụ thuộc chủ yếu vào các mối quan hệ thỏa thuận từng chuyến. Các sản phẩm dịch vụ tại chỗ còn khá nghèo nàn, đơn điệu, trùng lấp. ...

Thành phố Bến Tre là trung tâm của tỉnh, có hệ thống giao thông thuận lợi, vị trí gần kề thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tiếp nhận du khách nhiều nhất trong cả nước, gần các cụm khu công nghiệp Đồng Nai, Bình Dương, Biên Hòa nên thu hút cả 2 nguồn khách du lịch nội địa và quốc tế, vì vậy tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Bến Tre là rất lớn. Phát triển du lịch sinh thái sông nước, vườn bưởi da xanh, vườn dừa, rẩy hoa màu, lò kẹo dừa, lò gạch, làng nghề sơ chế trái dừa, làng nghề dệt chiếu của 03 xã phía nam thành phố Bến Tre. Với tài nguyên du lịch tự nhiên và bề dày truyền thống văn hóa phong phú; kết hợp các yếu tố nhân văn, người dân bình dị, mến khách là tài nguyên du lịch đặc sắc của Tp Bến Tre cùng với đội ngũ lao động dồi dào tại địa phương đáp ứng cho yêu cầu phát triển du lịch.

Do vậy việc phát triển nâng chất những điểm du lịch hiện hữu là tất nhiên, đặc biệt là lập đề án xây dựng mô hình du lịch cộng đồng với loại hình du lịch homestay kiểu mới tại Bến Tre với những công việc cấp thiết như: 

Hướng dẫn xây dựng mô hình du lịch cộng đồng kết hợp Homestay cho từng hộ gia đình theo qui chuẩn từng hạng mục: Phòng ngủ riêng và tập thể, nhà hàng, khu vệ sinh. Thiết lập bộ qui chuẩn về du lịch cộng đồng kết hợp Homestay về ăn, ở, vệ sinh, tham quan. Xây dựng các chương trình tour tuyến du lịch và hình ảnh các sản phẩm. Tổ chức cho các hộ gia đình làm du lịch tham quan, học tập mô hình du lịch cộng đồng kết hợp Homestay ở những nơi đã thành công tại miền Tây Bắc để áp dụng. Tổ chức quảng bá qua báo, đài và thực hiện chuyến Famtrip khảo sát cho báo chí, các đơn vị lữ hành của Bến Tre và thành phố HCM tìm hiểu sản phẩm; đồng thời hướng dẫn các điểm hợp tác xây dựng website riêng. ... 

Mô hình du lịch cộng đồng với loại hình du lịch homestay kiểu mới thành công tại TP.Bến Tre sẽ là mô hình nhân rộng ra toàn tỉnh, với những qui chuẩn được đặt ra để áp dụng tại Bến Tre, sẽ là tiền đề cho du lịch Bến tre phát triển đồng bộ và bền vững, góp phần cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà.

Khánh Thành Nhà nghỉ chân trong khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định

Nhằm thể hiện tình cảm thiêng liêng và lòng tri ân sâu sắc của nhân dân đối với vị Nữ tướng Nguyễn Thị Định; vị tướng của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Và tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn du khách trong, ngoài tỉnh có điểm nghỉ chân, tham quan, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của nữ tướng, cũng như tổ chức các buổi sinh hoạt văn hoá - văn nghệ phục vụ nhân dân. 
Lãnh đạo tỉnh, các đại biểu, và nhà tài trợ cắt băng khánh thành nhà nghỉ chân khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định
Công trình nhà nghỉ chân khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn thị Định đã được khởi công xây dựng và hoàn thành trong niềm vui mừng hân hoan của mọi tầng lớp nhân dân. Đó là chia sẻ của bà Phạm Thị Thanh Thảo - Ủy viên BCH TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPNVN), Chủ tịch Hội LHPNVN tỉnh Bến Tre nhân ngày khánh thành công trình nhà nghỉ chân Nguyễn Thị Định sáng ngày 19/4/2017.

Tham dự lễ khánh thành nhà nghỉ chân khu lưu niệm có Ông: Trương Vĩnh Trọng- Nguyên ủy viên Bộ Chính trị- Phó thủ tướng nước CHXHCNVN; Bà: Nguyễn Thị Ngọc Yến- ủy viên Đoàn chủ tịch Hội LHPNVN; Ông: Võ Thành Hạo- Bí thư Tỉnh ủy; Ông: Trần Ngọc Tam- Phó Bí thư Tỉnh ủy; Ông: Trương Duy Hải- Phó chủ tịch thường trực ủy ban nhân dân tỉnh (UBND); Bà: Trần Thị Thu Chầm- ủy viên BCHTW Hội LHPNVN, Chủ tịch Hội LHPNVN tỉnh Vĩnh Phúc; Bà: Châu Kim Yến- Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) là nhà trài trợ chính cho công trình nhà nghỉ chân thuộc Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group); Đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh; lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh qua các thới kỳ; Huyện ủy, UBND Giồng Trôm; lãnh đạo UBND xã Lương Hoà, các ban ngành, đoàn thể của xã; các doanh nghiệp trong tỉnh; Đội Lân nữ Lương Hoà; cùng đông đảo bà con và người thân gia đình của Nữ tướng Nguyễn Thị Định; phóng viên báo Đồng Khởi, Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre đến ghi hình và đưa tin.

Công trình nhà nghỉ chân khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định được khởi công vào tháng 11/2016 với tổng diện tích 164 m2 được xây dựng bằng gỗ dừa, nền lát gạch tàu, mái lợp ngói, có bồn hoa xung quanh do Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Tư vấn- Xây dựng Quang Hiện thi công, với tổng kinh phí xây dựng là 730 triệu đồng do Tập đoàn TTC Group tài trợ. Phát biểu tại lễ khánh thành, ông: Trần Ngọc Tam - Phó Bí thư Tỉnh ủy đánh giá: Nhà nghỉ chân khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định có ý nghĩa hết sức to lớn, thể hiện lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc của các thế hệ nhân dân đối với cô Ba Định, người đã dâng trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải và giải phóng dân tộc, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam, công trình hoàn thành còn tạo nên sự hoàn chỉnh trong tổng thể chung của các hạng mục, kiến trúc của khu lưu niệm, là nơi để nhân dân cả nước, các thế hệ mai sau, các đoàn du khách trong và ngoài nước tìm hiểu về lịch sử, con người và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Nữ tướng Nguyễn Thị Định. 
Các đại biểu tham quan nhà nghỉ chân khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định
Kết thúc lễ khánh thành nhà nghỉ chân khu lưu niệm, lãnh đạo Trung ương, Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bến Tre, lãnh đạo Hội LHPNVN tỉnh Bến Tre và nhà tài trợ đã cùng nhau cắt băng khánh thành và đưa vào sử dụng công trình nhà nghỉ chân khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định, công trình không chỉ mang giá trị truyền thống mà mang ý nghĩa văn hoá sâu sắc./.

Thông cáo báo chí giới thiệu đường bay Đồng Hới - Hải Phòng

Ngày 30/3/2017, Hãng hàng không Jetstar Pacifice bắt đầu mở bán vé đường bay mới giữa Hải Phòng và Đồng Hới (Quảng Bình), cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ để phục vụ nhu cầu du lịch và giao thương giữa khu vực miền Trung và vùng duyên hải Bắc Bộ của Việt Nam, góp phần kích thích tăng trưởng và du lịch của các địa phương.

Quảng Bình là địa phương có tài nguyên du lịch hấp dẫn và độc đáo được mệnh danh là vương quốc hang động với di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, đường bờ biển dài nhất Việt nam, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi giao thoa và tiếp biến của nhiều nền văn hóa, là điểm đến yêu thích của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Hải Phòng là trung tâm kinh tế lớn của vùng duyên hải Bắc Bộ, có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, đồng thời là điểm giao thương trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh kết nối với Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam…

Thực hiện cương trình hợp tác quảng bá, phát triển du lịch giữa tỉnh Quảng Bình, TP. Hải Phòng và Jetstar Pacific, thúc đẩy sự phát triển của du lịch và hoạt động giao thương nhằm phát triển kinh tế - xã hội giữa khu vực duyên hải Bắc Bộ và khu vực Bắc Trung Bộ, Jetstar Pacific phối hợp với 2 địa phương mở đường bay giá rẻ Đồng Hởi - Hải Phòng.

Chuyến bay từ Hải Phòng đi Đồng Hới số hiệu BL381, cất cánh lúc 16 giờ 50 phút. Chiều từ Đồng Hới đi Hải Phòng có số hiệu BL380, cất cánh lúc 18 giờ 25 phút. Tổng thời gian bay giữa Hải Phòng và Đồng Hới là 1 giờ 00 phút. Mức giá rẻ mỗi ngày giữa Hải Phòng - Đồng Hởi được mở bán từ 450 nghìn đồng/chặng, chưa bao gồm các loại vé siêu rẻ khuyến mại. Vé đã được Jetstar Pacific mở bán trên hệ thống từ 11 giờ ngày 30/3/2017. Các chuyên bay bắt đầu khởi hành từ 29/4/2017, tần suất 3 chuyến mỗi tuần vào thứ Ba, Năm và thứ Bảy bằng máy bay Airbus A320 - 180 ghế đồng hạng phổ thông.

Đường bay Đồng Hới - Hải Phòng là đường bay thứ 40 trong mạng bay nội địa và quốc tế của Jetstar Pacific, kết nối cùng mạng bay giá rẻ của Jetstar Group đén 80 điểm đến 17 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiện Jetstar Pacific cũng đang khai thác thường lệ đường bay giữa TP. Hồ Chí Minh - Quảng Bình và TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Hành khách có thể truy cập website www.jetstar.com, hoặc tổng đài 19001550 để biết thêm thông tin chi tiết.