Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

CAO TỐC VẬN CHUYỂN DU LỊCH TẠI BẾN TRE BẰNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Sáng ngày 28 tháng 01 năm 2018, tại Bến phà Rạch Miễu cũ xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre vừa khai trương Tuyến vận tải hành khách bằng tàu thủy cao tốc Bến Tre - Mỹ Tho - Vũng Tàu để phục vụ khách du lịch nhân dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất. Đến dự lễ khai trương có ông Nguyễn Hữu Lập - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;  ông Trương Quốc Phong - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch; ông Lê Văn Hoàng - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải; cùng lãnh đạo các Ban, Ngành tỉnh; lãnh đạo huyện Châu Thành và đại diện các công ty du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến dự.
Nghi thức cắt băng lễ khai trương tuyến Cao tốc Bến Tre - Mỹ Tho - Vũng Tàu
Công ty TNHH Công Nghệ Xanh DP (Greenlines DP) chính thức vận hành tuyến vận tải hành khách tàu thủy cao tốc Bến Tre - Mỹ Tho - Vũng Tàu. Đây là một chuyển biến tích cực trong vận tải của ngành Giao thông đường thủy và cũng là hiệu ứng của sự khởi sắc trong việc phát triển dịch vụ du lịch tại Bến Tre; góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bến Tre để đưa du lịch tỉnh nhà trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW, ngày 16 tháng 1 năm 2017 của Bộ Chính Trị.
Ông Nguyễn Hữu Lập - PCT UBND tỉnh Bến Tre phát biểu tại buổi khai trương
Tàu cao tốc Bến Tre - Mỹ Tho - Vũng Tàu sẽ vận chuyển du khách từ Bến Tre đi Vũng Tàu lúc 7 giờ 30 phút sáng và chuyến về lúc 16 giờ 30 phút chiều. Trong thời gian gần, công ty sẽ vận hành mỗi ngày 2 chuyến đi và 2 chuyến về. Thời gian vận chuyển mỗi chuyến mất 135 phút, đây là thời gian lý tưởng cho khách du lịch di chuyển và cũng là một trải nghiệm ấn tượng cho du khách tham gia du lịch sông và biển. Ông Nguyễn Hữu Lập cho rằng tàu cao tốc Bến Tre - Mỹ Tho - Vũng Tàu không những đơn thuần là kinh doanh phục vụ khách du lịch mà ý nghĩa quan trọng hơn là giao thông bằng thủy nội địa kết nối được vùng Tây Nam bộ và Đông Nam bộ gần nhau hơn để cùng nhau phát triển kinh tế xã hội trên mọi lĩnh vực.
Quang cảnh đại biểu tham gia trải nghiệm tàu cao tốc Bến Tre - Mỹ Tho - Vũng Tàu
Cũng trong ngày, tại bến tàu Du lịch Mỹ Tho cũng tiến hành làm lễ khai trương của tuyến cao tốc nầy; Đến dự có lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng đại diện các Ban, Ngành tỉnh; sau đó đại biểu tỉnh Bến Tre và Tiền Giang đi khảo sát trải nghiệm đến bến Cáp treo Hồ Mây - TP. Vũng Tàu và được Lãnh đại Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Giao thông Vận tải và lãnh đạo Hải Quân, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tiếp đón nồng hậu. Lãnh đạo ba tỉnh đã phát biểu hứa hẹn như lời ký kết hợp tác về sự kết nối phát triển du lịch Bến Tre - Tiền Giang - Vũng Tàu nói riêng; Vùng Tây Nam Bộ và Đông Nam bộ nói chung được bền chặt và dài lâu./.

THÔNG BÁO GIA HẠN THỜI GIAN NHẬN TÁC PHẨM CUỘC THI SÁNG TÁC BIỂU TRƯNG TỈNH BÌNH ĐỊNH

Ban Tổ chức Cuộc thi sáng tác biểu trưng tỉnh Bình Định có Thông báo số 76/TB-BTC ngày 16 tháng 01 năm 2018 về việc gia hạn thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi sáng tác Biểu trưng tỉnh Bình Định (tập tin đính kèm).

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

THÔNG BÁO GIA HẠN CUỘC THI GỬI TÁC PHẨM SÁNG TÁC BÀI HÁT VỀ "TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TỈNH LÀO CAI"

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai có Thông báo số 119/TB-SVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2017 về gia hạn thời gian gửi tác phẩm tham dự Cuộc thi sáng tác bài hát về "Truyền thống lực lượng vũ trang tỉnh Lào Cai" (tập tin đính kèm)

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

Huyện Ba Tri cần định hướng cho phát triển du lịch

Du lịch Ba Tri cần có tư duy và phải đi vào thực tiễn, nhìn nhận sự thật mà xác định hướng đi riêng, tách rời khỏi cây Dừa, khỏi sản phẩm Dừa mà định hướng phát triển sản phẩm vùng biển được thiên nhiên ban tặng gắn liền với văn hóa bản địa. (Ông Nguyễn Hữu Phước - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nhận định)
Ông Trần Ngọc Tam - Phó Bí thư Tỉnh ủy phát biểu trong Hội thảo Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch huyện Ba Tri vào tháng 9/2017
Để thực hiện Đề án phát triển Thương mại - Dịch vụ và Du lịch giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện Nghị quyết về phát triển du lịch của Huyện ủy Ba Tri 2016-2020; thực hiện Đề án phát triển du lịch của UBND huyện Ba Tri. Đặc biệt hơn là thực hiện Kế hoạch số 4573/KH-UBND ngày 09/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về thực hiện Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Tỉnh ủy Bến Tre về thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 về việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bến Tre quê hương Đồng Khởi, phát triển du lịch với thương hiệu "Du lịch sinh thái sông nước Xứ Dừa", có 8 huyện và một thành phố; trong đó Ba Tri là một trong ba huyện giáp biển của Bến Tre. Kinh tế chủ yếu của Ba Tri là nông nghiệp và ngư nghiệp; có nhiều di tích lịch sử, làng nghề truyền thống và được thiên nhiên ưu đãi cho vùng sinh thái xứ biển nầy một tiềm năng du lịch phong phú có thể phát triển du lịch vượt bậc mang tính đặc thù riêng trong tỉnh mà không theo thương hiệu chung của tỉnh. 

Những cơ hội:
Ba Tri nằm ở phía đông cù lao Bảo, phía bắc giáp với huyện Bình Đại, có chung ranh giới sông Ba Lai; phía nam giáp huyện Thạnh Phú, có chung ranh giới sông Hàm Luông; phía đông giáp biển; phía tây giáp huyện Giồng Trôm; Ba Tri cách thành phố Bến Tre khoảng 36km về hướng Đông Nam, có diện tích gần 355km2,.. Đây là địa phương có nhiều di tích gắn với các danh nhân nổi tiếng; các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng...

Một số điểm du lịch trên địa bàn huyện đã có du khách đến tham quan như: Di tích Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu tại xã An Đức, cách trung tâm thị trấn Ba Tri 2km; đây là di tích cấp Quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2499/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính Phủ; Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Phú Lễ, di tích Mộ Võ Trường Toản, di tích địa điểm Nhà ông Nguyễn Văn Cung và ngã ba Cây Da Đôi; khu lưu niệm đốc binh Phan Ngọc Tòng; miếu thờ và mộ cụ Tán Kế; di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Phú lễ;..., kết hợp các làng nghề như: làng nghề đan đát, làng nghề rượu truyền thống tại xã Phú Lễ; làng nghề muối Bảo Thạnh;  làng nghề bánh phồng Phú Ngãi, làng nghề cá khô An Thủy, ngoài ra còn có khu sinh thái Vàm Hồ xã Tân Mỹ (sân chim Vàm Hồ). Tất cả những sản phẩm ấy sẽ gắn kết với biển phù sa Cồn Ngoài, Cồn Hố, Cồn Tròn để phát triển du lịch biển tại Ba Tri.
Các nhà khoa học đến dự Hội thảo khoa học "Phát triển điểm đến du lịch" tại khu du lịch Nông trại Vàm Hồ vào tháng 5/2017 để tìm hướng đi cho du lịch Ba Tri
Nếu ai là người quan tâm đến du lịch huyện Ba Tri cũng đều có chung cảm nhận; đây là địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, nhằm trải nghiệm làng nghề, trải nghiệm biển, nghiên cứu văn hóa lịch sử;... .  Những năm qua, Lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện dù đã có nhiều nỗ lực, tập trung chỉ đạo cho phát triển du lịch, song du lịch vẫn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Vậy! nhiện vụ trọng tâm của Ba Tri hiện nay về phát triển du lịch cần phải xác định hướng phát triển theo chủ đề, theo sự độc lập riêng của huyện để tạo sự khác biệt trong địa bàn toàn tỉnh, không trùng lấp huyện khác nhằm góp phần cho phong phú sản phẩm du lịch của Bến tre để thu hút khách du lịch ngày càng nhiều, giúp tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện.

Đầu tư và khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch huyện Ba Tri, ngoài việc thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch về phát triển du lịch của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng. Cần khai thác di tích lịch sử để phát triển du lịch về nguồn; khai thác vùng ngập mặn, kết hợp những ruộng dưa, rẫy sắn, những làng nghề truyền thống như nghề đan đát Phước Tuy, làng nghề làm rượu Phú Lễ, làng nghề cá khô An Thủy, làng nghề muối Bảo Thạnh để phát triển loại hình du lịch homestay; phát triển mạnh loại hình du lịch Nông trại tại Ba Tri kết hợp với trải nghiệm các dịch vụ trên biển phù sa. Đặc biệt là phát triển loại hình hát Sắc bùa Phú Lễ để phục vụ du khách tại các điểm dừng chân hoặc tổ chức sinh hoạt hàng tuần trên các làng nghề để dần trở thành phong trào nhằm bảo tồn và phát triển.

Những việc phải đối đầu:
Nói suông thì rất dễ nhưng để đi vào thực tế thì những người làm du lịch, những người chuẩn bị làm du lịch và nhiều người muốn tham gia làm du lịch trên những tài nguyên hiện có của họ, góp phần cho du lịch huyện nhà phát triển đó là bài toán khó, không dễ, mà các ngành, các cấp trước tiên cần thống nhất nhận thức xem du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa cao; từ đó tuyên truyền tạo được nhận thức phát triển du lịch đến tận người dân, cộng đồng trách nhiệm. Đẩy mạnh việc giáo dục ý thức cộng đồng trong nhân dân, đặc biệt là người dân trực tiếp tham gia các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực du lịch về kiến thức văn hóa, lịch sử địa phương, văn hóa giao tiếp, thái độ thân thiện, phục vụ ân cần, tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách... . Có như vậy thì mới thực hiện tốt được chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Tỉnh ủy Bến Tre một cách thiết thực.

Những câu hỏi cần đặt ra như: Tôi muốn làm mà tôi không am hiểu về du lịch; tôi đã làm mà vẫn không thu hút được khách đến; tôi đầu tư rồi sẽ có khách không; tôi muốn đầu tư mà chưa tự tin lắm; ... Vậy thì họ sẽ làm gì và bắt đầu từ đâu; động cơ nào để họ bắt tay vào một cách tự tin, tự nguyện; Họ sẽ hỏi ai, và ai sẽ trả lời cho họ; ai sẽ là người tư vấn cho họ,.... Đó!, đó là bài toán nếu giải quyết được tức thời thì từng bước sẽ đi vào sự phát triển bền vững.

Nhà nước cần xây dựng cơ chế chính sách cụ thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân mạnh dạn đầu tư phát triển và nâng chất các làng nghề truyền thống gắn kết du lịch sinh thái với du lịch trải nghiệm làng nghề và trải nghiệm du lịch biển,… Bên cạnh đó tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho du lịch, trong đó đặt biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch và phát triển các loại hình du lịch; trong đó du lịch Homestay: Trải nghiệm với sinh hoạt của người dân bản địa (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) sẽ phù hợp với địa phương. Đặc biệt là mô hình du lịch nông trại là rất khả thi; riêng Ba Tri phát triển loại hình du lịch Nông nghiệp - Công nghệ cao đầu tư chi phí thấp cũng phù hợp với một số địa phương trên địa bàn huyện...

Trong không khí đón chào năm mới 2018, trong giai đoạn cả nước háo hức dốc hết sức mình cho phát triển du lịch để đưa kinh tế du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đến năm 2020. Ba Tri cũng là địa phương hội tụ đủ yêu cầu để góp phần trong việc thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính Trị. Hy vọng năm 2018 (Mậu Tuất) sẽ là năm khởi sắc của Ba Tri trong phát triển du lịch sau một năm bươn chải tìm tòi (Đinh Dậu) để tìm biện pháp mới, tư duy mới, chọn đúng hướng đi cho huyện nhà./.

Hiệp hội Du lịch tỉnh Bến Tre thành lập nhằm góp phần cho du lịch địa phương phát triển

Chiều ngày 05/01/2017, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Đại hội Hiệp hội Du lịch tỉnh Bến Tre lần thứ I, nhiệm kỳ 2018-2023 theo sự thống nhất của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre. Đến dự Đại hội có ông Trần Ngọc Tam - Phó Bí thư Tỉnh ủy; ông Nguyễn Hữu Phước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Nguyễn Thị Hồng Hoa - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; ông Trương Quốc Phong - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, Trưởng Ban Vận động thành lập Hiệp hội Du lịch tỉnh Bến Tre. Về khách mời có: Ông Vưu Chấn Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam - Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (Hiệp hội Du lịch  ĐBSCL); ông Lê Thanh Phong - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch  ĐBSCL; ông Trương Quang Phú - Chủ tịch HHDL tỉnh Vĩnh Long; ông Nguyễn Ngọc Minh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch  tỉnh Tiền Giang; ông Trịnh Công Lý - Chủ tịch HHDL tỉnh Sóc Trăng và 120 đại biểu tham dự trong đó có 75/83 Đại biểu thành viên Hiệp hội về tham dự.

Quang cảnh Đại biểu tham dự Đại Hội; (từ trái sang Ông Trần Ngọc Tam - Phó Bí thư Tỉnh ủy; Ông Vưu Chấn Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam; bà Nguyễn Thị Hồng Hoa - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh)
Thành lập Hiệp hội Du lịch tỉnh Bến Tre vừa tạo cho doanh nghiệp có một sân chơi nhằm trao đổi kinh nghiệm trong một thương trường lành mạnh để tạo động lực cho việc phát triển du lịch tỉnh nhà; vừa cụ thể hóa trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch 4753/KH-UBND ngày 9/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 20/7/2017 của Tỉnh ủy Bến Tre về triển khai thực hiện Nghị quyết số 08 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 

Với nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội Du lịch Bến Tre là sẽ tham gia xây dựng, phổ biến việc thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách về du lịch; tham gia xúc tiến, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch; đánh giá, tư vấn, thẩm định tiêu chuẩn, chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp và lao động trong ngành Du lịch; thường xuyên sinh hoạt và phổ biến về quy tắc đạo đức nghề nghiệp, vận động hội viên tham gia kinh doanh du lịch bảo đảm chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ du khách tốt nhất trong sự phát triển du lịch bền vững.
Ban chấp hành HHDL Bến Tre ra mắt Đại Hội
Qua một buổi làm việc, Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 19 thành viên, trong đó Ban Thường vụ gồm 07 thành viên; gồm 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 04 Ủy viên. Ông Trần Duy Phương - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh, nhiệm kỳ 2018-2023; ông Phan Văn Thông - Giám đốc Công ty TNHH Du lịch - Dịch vụ - Thương mại Cồn Phụng và ông Nguyễn Tuấn Minh - Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Hàm Luông là Phó chủ tịch. 

Để Ban chấp hành Hiệp hội Du lịch Bến Tre cụ thể hóa tốt Nghị quyết của Đại Hội đề ra và thực hiện tốt  Điều lệ Hiệp hội Du lịch  Bến Tre đã được thông qua và thống nhất tại Đại hội; ông Nguyễn Hữu Phước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre thể hiện sự phấn khởi và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội về sự ra đời của Hiệp hội Du lịch tỉnh Bến tre. 
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre - Nguyễn Hữu Phước phát biểu chúc mừng Hiệp Hội và phát biểu chỉ đạo
Ông Nguyễn Hữu Phước yêu cầu Hiệp hội sẽ cùng với ngành Du lịch và các Ban, Ngành trong hệ thống chính trị cùng cộng đồng dân cư tỉnh nhà góp phần tạo sự riêng biệt trong du lịch Bến Tre phát triển bền vững; thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ là 2018-2023; Các huyện có du lịch mạnh trên địa bàn tỉnh tập trung xây dựng các chi hội và vận động phát triển thêm hội viên. Để tạo lòng tin cho Hội viên khi tham gia Hiệp hội Du lịch , Ban Chấp hành cần phải làm tốt vai trò và làm rõ cho Hội viên hiểu rõ lợi ích và trách nhiệm của thành viên nhằm tạo điều kiện để Hiệp hội phát triển tốt hơn, mạnh hơn và bền vững hơn trong thời gian tới. Hiệp hội Du lịch tỉnh Bến Tre ra đời là sự tất yếu, là cần thiết của địa phương trong giai đoạn hiện nay; là tổ chức xã hội nghề nghiệp về du lịch, tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân tập hợp liên kết, hỗ trợ nhau kinh doanh dịch vụ du lịch, xây dựng môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh lành mạnh để phát triển./.

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

LỄ HỘI THẢ ĐÈN HOA ĐĂNG TRÊN DÒNG SÔNG TIỀN - BẾN TRE

Thả đèn hoa đăng là hoạt động trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Châu Thành - Bến Tre lần thứ I năm 2017 đã diễn ra vào đêm 31/12/2017 tại khu du lịch Làng Bè xã An Khánh , huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Quang cảnh lễ hội thả đèn Hoa Đăng
Đến tham dự Lễ hội có ông Phan Văn Mãi - UV BCHTW Đảng- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Trần Ngọc Tam - Phó Bí thư Tỉnh ủy; ông Trương Minh Nhật - TUV - Bí thư huyện Châu Thành; ông Lê Quang Vịnh -  Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban Tổ chức; ông Trần Duy Phương - Phó GĐ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các lãnh đạo huyện là Phó Bí thư, Phó chủ tịch UBND huyện; Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch; Đài VTV1, các báo Tuổi Trẻ, Báo Du lịch; Báo Đồng Khởi, các nhiếp ảnh gia của Hội nhiếp ảnh TP.HCM, Long An, Tiền Giang và Chi hội Bến Tre... đến để đưa tin và đông đảo bà con đến dự. Đặc biệt là sự có mặt của các Sư thầy chùa Long Đức do Hòa Thượng Lê Đại Hành trưởng đoàn đã đến tham gia làm lễ trước khi thả đèn nhằm tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước.
Lãnh đạo tỉnh và huyện Tham gia nghi lễ cầu siêu trước khi thả đèn Hoa đăng. Ông Phan Văn Mãi (thứ 3 từ trái sang), ông Trần Ngọc Tam (Thứ 4 từ trái sang)
Đây là sự kiện vừa góp phần cho sự thành công của Tuần Lễ Văn hóa - Du lịch Châu Thành - Bến Tre lần nầy và cũng là sự kiện góp phần cho việc phát triển loại hình du lịch tâm linh. Lễ hội thả đèn hoa đăng mang một ý nghĩa sâu sắc của những người còn sống đối với những người đã nằm xuống vì sự nghiệp cách mạng của đất nước, nhằm giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau có ý thức uống nước nhớ nguồn,... . Chương trình lễ hội trước khi thả đèn được tổ chức với một chương trình biểu diễn đặc sắc của các nghệ sĩ đến từ Đoàn biểu diễn Nghệ Thuật Cải Lương tuồng cổ Diễm Hoàng với kịch bản Đức tổ Như Lai, Phật bà Quang Âm giáng trần, kết hợp với Hòa thượng Lê Đại Hành chùa Long Đức để cầu siêu cho linh hồn liệt sĩ đã hy sinh.
Hòa thượng Lê Đại Hành thực hiện nghi lễ thả đèn Hoa đăng
Một sự kiện đầy ý nghĩa và mang lại nhiều dấu ấn tâm linh giúp cho du lịch Bến Tre mang nhiều hiệu ứng đến du khách trong và ngoài nước qua chương trình tổ chức, qua các thông tấn báo chí, các kênh truyền thông nhằm góp phần do du lịch Bến Tre ngày càng phát triển, thực hiện tốt tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về việc đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn./.
Quang cảnh bà con chuẩn bị thả đèn trên sông Tiền

Đức Phật tổ và Phật bà Quang âm giáng trần

VĂN HÓA ỨNG XỬ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DU LỊCH

Văn hóa ứng xử và Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch là chủ đề của Hội thảo Phát triển Du lịch của huyện Châu Thành trong chuỗi hoạt động Tuần Lễ Văn hóa - Du lịch Châu Thành - Bến Tre lần thứ I năm 2017, đựợc diễn ra tại khu du lịch Cồn Phụng vào sáng ngày 02/01/2018.
Ông Trần Văn Hoàng - Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành phát biểu đề dẫn cho Hội thảo
Đến tham dự Hội thảo có lãnh đạo huyện Châu Thành - ông Trần Văn Hoàng - Phó Chủ tịch UBND huyện, chủ trì Hội thảo; ông Trần Duy Phương - Phó GĐ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng chủ trì; đại diện lãnh đạo UBND huyện Thạnh Phú, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc và Giồng Trôm; đại diện các phòng Văn hóa và Thông tin các huyện trong tỉnh; Lãnh đạo Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch và 50 đại biểu là lãnh đạo các xã trên địa bàn huyện có du lịch phát triển mạnh cùng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch huyện Châu Thành và tỉnh Bến Tre.

Hội thảo đưa ra chủ đề thiết thực trong tình hình hoạt động du lịch hiện trên địa bàn huyện Châu Thành nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung. Các đại biểu không là những nhà khoa học, hay chuyên gia như những lần hội khảo Du lịch trước, mà Hội thảo bàn sâu tình hình thực tại về nhu cầu của du khách, những ưu điểm và hạn chế trong phục vụ đối với các đối tương làm du lịch và cộng đồng dân cư khi tham gia các dịch vụ phục vụ khách du lịch trên địa bàn nhằm từng bước chuyên nghiệp hơn, tạo ấn tượng đẹp cho du khách khi đến quê hương Sông nước Xứ Dừa.
Quang cảnh đại biểu tham gia phát biểu tại Hội thảo
Hội thảo góp phần thành công trong việc tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Châu Thành - Bến Tre lần thứ I năm 2017; đặc biệt là việc triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch huyện Châu Thành giai đoạn 2016-2020 và thực hiện Chương trình hành động số 22 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết  08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về việc đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đến năm 2020./.

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

LỄ KHAI MẠC TUẦN LỄ VĂN HÓA - DU LỊCH CHÂU THÀNH, BẾN TRE LẦN THỨ I - 2017

Vào lúc 19 giờ 30 ngày 29 tháng 12 năm 2017, UBND huyện Châu Thành tổ chức lễ khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Châu Thành, Bến Tre lần thứ I - 2017 từ ngày 29/12/2017 đến ngày 03/01/2018. Buỗi lễ diễn ra long trọng và được tường thuật trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre tại khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort, xã Phú Túc, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. 
Quang cảnh đại biểu tham dự lễ khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Châu Thành - Bến Tre
Đến dự lễ khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Châu Thành, Bến Tre có ông Trương Vĩnh Trọng - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ; ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh; ông Võ Thành Hạo - Bí thư Tỉnh ủy, ông Phan Văn Mãi - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, ông Cao Văn Trọng - Chủ tịch UBND tỉnh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Huyện có ông Trương Minh Nhựt - Bí thư Huyện ủy; ông Lê Quang Vịnh -  Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban Tổ chức và các Phó Chủ tịch huyện; đại diện Hội doanh nghiệp tỉnh Bến Tre tại thành phố Hồ Chí Minh; các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh Bến Tre, lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và lãnh đạo các phòng, ban huyện cùng gần 1000 đại biểu và nhân dân đến dự. 
Ông Phan Văn Mãi - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre (bìa trái) trao giấy khen cho nhà tài trợ
Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Châu Thành, Bến Tre lần thứ I - 2017 là cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, liên kết giữa các tổ chức kinh doanh du lịch, thương mại trong tỉnh và khu vực; là dịp để giới thiệu những sản phẩm làng nghề truyền thống, hàng lưu niệm, đặc sản địa phương đến với du khách,… .Đặc biệt là nhằm xúc tiến, quảng bá, giới thiệu các điểm đến du lịch và sản phẩm du lịch của tỉnh Bến Tre nói chung và huyện Châu Thành nói riêng đến các đơn vị lữ hành, du khách trong và ngoài tỉnh. Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Châu Thành, Bến Tre lần thứ I - 2017 và Hội chợ Du lịch - Ẩm thực và Thương mại sẽ diễn ra tại Khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort tại xã Phú Túc, huyện Châu Thành, Khu vực Nhà hàng Mekong River và các điểm du lịch trên địa bàn huyện Châu Thành, Bến Tre. Gồm có các hoạt động trong chuỗi như:

- Hội chợ Du lịch - Ẩm thực và Thương mại, Chợ quê được khai mạc lúc 16 giờ 30 phút ngày 29/12/2017 tại Nhà hàng Mekong River (liên tục các ngày trong thời gian diễn ra Tuần lễ). Hội chợ với gần 100 gian hàng tham gia với các loại hình như: trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch; quà tặng lưu niệm, biểu diễn, chế biến các món ăn dân dã vùng sông nước miền Tây Nam bộ và các món ăn truyền thống chế biến từ nguyên liệu dừa Bến Tre; tổ chức các loại hình trò chơi dân gian tạo sân chơi sinh động phục vụ khách tham quan. Ngoài ra, còn có chương trình biểu diễn nghệ thuật hằng đêm được trình diễn bởi các nghệ sĩ đến từ thành phố Hồ Chí Minh.
Đánh trống hội khai mạc Tuần lễ Văn hóa Châu Thành - Bến Tre
- Diễu hành xe ngựa vào lúc 15 giờ ngày 29 tháng 12 năm 2017, địa điểm xuất phát từ công viên trước Ủy ban nhân dân huyện lên Quốc lộ 60 mới đến ngã tư An Khánh về Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện.

- Diễu hành mô tô vào lúc 09 giờ ngày 31 tháng 12 năm 2017, địa điểm xuất phát từ Ủy ban nhân dân huyện đi Quốc lộ 60, ĐT884, ĐT883 qua các xã Tường Đa, Tiên Thủy, Tân Phú, Phú Túc và khu nhà hàng Mekong River, xã An Khánh.

- Lễ hội Du thuyền trên sông - Du thuyền, ẩm thực, ca hát, câu cá vào lúc 10 giờ ngày 31 tháng 12 năm 2017 địa điểm Nhà hàng Mekong River (diễn ra liên tục các ngày trong Tuần lễ).

- Liên hoan Đờn ca tài tử vào lúc 18 giờ, trong 02 ngày (ngày 01/01/2018 và ngày 02/01/2018), địa điểm Nhà hàng Mekong River.

- Tham quan các điểm du lịch diễn ra trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn.

- Hội thảo “Văn hóa ứng xử và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch” sẽ được tổ chức vào lúc 07 giờ 30 ngày 02/01/2018 tại Khu du lịch Cồn Phụng.

Trong chuỗi hoạt động Tuần lể Văn hóa Du lịch  Châu Thành - Bến Tre còn nhiều hoạt động khác như múa lân, rồng trên mặt nước, biểu diển cải lương hồ quảng, thi trò chơi dân gian tại điểm du lịch Ba Cây Dừa (Làng Bè),.... và Lễ Bế mạc sẽ diễn ra vào lúc 19 giờ ngày 03 tháng 01 năm 2018 tại Nhà hàng Mekong River.

Châu Thành, là huyện cửa ngõ của tỉnh Bến Tre, nằm nghiêng mình dưới những rặng dừa xanh mát, những vườn cây trái xum xuê trĩu quả bởi được phù sa của ba dòng sông Tiền, sông Ba Lai và sông Hàm Luông bồi đắp quanh năm, phong cảnh nên thơ, hữu tình, giao thông thuận lợi đã tạo điều kiện thuận lợi để Châu Thành phát triển loại hình du lịch sinh thái sông nước cây trái miệt vườn, tiêu biểu là các xã ven sông Tiền, sông Hàm Luông và các cồn nổi giữa sông Tiền (Cồn Phụng, Cồn Quy). Với thuận lợi đó mà Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo tổ chức Tuần lể Văn hóa - Du lịch của huyện sau khi vừa tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch lần II tỉnh Bến Tre vào đợt chào mừng kỷ niệm ngày Quốc khánh 02/9/2017 vừa qua nhằm tuyên truyền và kích thích cộng đồng có ý thức trong việc tham gia làm du lịch trong giai đoạn tăng tốc cho năm 2018 trên các lĩnh vực, trong đó du lịch là thành phần quan trọng góp phần cho việc thực hiện Kế hoạch số 4573/KH-UBND ngày 09/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về thực hiện chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Tỉnh ủy Bến Tre về thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 16 tháng 1 năm 2017 cảu Bộ Chính Trị về việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Qua sự kiện này, Châu Thành hy vọng sẽ thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến Châu Thành nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung, để tìm hiểu văn hóa, ẩm thực dân dã, di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là du lịch "Sinh thái Sông nước Xứ dừa" vẫn còn nét nguyên sơ với không khí trong lành cùng các dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách. Đây cũng là sự kiện chào đón năm mới 2018 - Mậu Tuất, đồng thời cũng thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong và ngoài tỉnh, du khách tham quan và bà con nhân dân trong tỉnh./.

LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỤM PHÍA ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2017-2018

Ngày 29/12/2017, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh đã diễn ra Hội nghị tổng kết chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch Cụm phía Đông ĐBSCL gồm 6 tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Trà Vinh, Long An và Đồng Tháp; do cụm trưởng năm thứ 4 (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh) chủ trì tổ chức. Đến dự Hội nghị có lãnh đạo tỉnh Trà Vinh: Ông Trần Anh Dũng - Phó chủ tịch tỉnh Trà Vinh. Lãnh đạo Hiệp hội du lịch ĐBSCL (HH DL): Ông Trần Việt Phường - Chủ tịch HH cùng Phó chủ tịch và Tổng thư ký HHDL; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phòng Quản lý Du lịch và Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch 6 tỉnh trong cụm và sự có mặt của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Tp.HCM cùng gần 20 doanh nghiệp Du lịch của 6 tỉnh về dự Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị tổng kết chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch Cụm phía Đông ĐBSCL 2017
Tại Hội nghị, Sở VHTTDL Trà Vinh đã báo cáo tình hình thực hiện chương trình phối hợp hoạt động trong năm 2017 và đề ra phương hướng hoạt động cho năm 2018 mà Cụm trưởng 2018 là tỉnh Long An điều hành.

Qua trao đổi những hoạt động liên kết từ năm đầu 2013-2014 Bến Tre làm Cụm trưởng đầu tiên, kế đến 2015 là Vĩnh Long, 2016 là Tiền Giang và 2017 là Trà Vinh; tính đến nay qua 4 năm liên kết đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong những thành quả đạt được cũng như những mặt hạn chế cần tiếp tục khắc phục để chương trình liên kết, hợp tác ngày càng tốt hơn; các tỉnh đã xây dựng được phim quảng bá chung về du lịch, ấn phẩm chung, bản đồ chung của 6 tỉnh; đặc biệt là đã định hình ra được tour, tuyến, điểm du lịch cụm phía Đông ĐBSCL nầy, với phong phú sản phẩm du lịch không trùng lắp để phá đi câu dư luận mà từ xưa nay cho rằng về các tỉnh miền Tây sản phẩm du lịch các tỉnh như nhau.

Các tỉnh đã thực hiện được những việc quan trọng trong trao đổi kinh nghiệm về quản lý nhà nước trong Du lịch, thông tin quảng bá xúc tiến du lịch, đầu tư du lịch, tạo nhiều mối quan hệ chặt chẽ, tạo ra nhiều sản phẩm thiết thực nhằm đưa ngành du lịch phát triển đồng bộ, vừa tiết kiệm, vừa qui mô, tạo ấn tượng đẹp trong cụm cũng như trong vùng, tạo thành chuỗi sản phẩm phong phú nhằm giữ chân khách dài ngày khi đến vùng ĐBSCL.
Đại biểu phát biểu góp ý cho Hội nghị tổng kết chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch Cụm phía Đông ĐBSCL 2017
Qua 4 năm liên kết cho thấy rằng sự liên kết phát triển du lịch là tính tất yếu khách quan; tất cả các đối tượng về quản lý nhà nước, về xúc tiến du lịch, về các nhà làm du lịch, các doanh nghiệp, các cơ sở dịch vụ,... tất cả tham gia với tinh thần đồng thuận cao và cùng có lợi. Đó là biểu hiện cho sự đoàn kết phát triển bền vững. Hiệu quả cho thấy rõ về mặt đầu tư xây dựng sản phẩm từng địa phương tốt, tránh sự cạnh tranh không cần thiết, tỉnh nào có rồi thì tỉnh khác xây dựng sản phẩm theo đặc trưng địa phương mình; bố trí không gian phát triển hài hòa, hợp lý, hạn chế được sự chồng chéo, trùng lắp.

Sự liên kết đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp từng địa phương gắn kết, tạo thuận lợi nối tour, tuyến, điểm và sử dụng sản phẩm lẫn nhau ngoài ranh giới hành chính. Cộng lực và cùng tham gia các diễn đàn, các sự kiện do từng địa phương tổ chức hoặc cùng đi xúc tiến, quảng bá trong khu vực, trong nước và ngoài nước.

Để có những tham mưu tốt cho việc lập kế hoạch, quy hoạch, xây dựng Nghị quyết của Tỉnh ủy và UBND các tỉnh trong việc thực hiện các Nghị quyết của Trung ương thì trong sự liên kết hợp tác nầy, các Sở cũng đã trao đổi cùng nhau để hoàn thành tốt trong việc tham mưu trên lĩnh vực quản lý nhà nước về phát triển du lịch của từng tỉnh trong cụm. Trong năm 2017 vừa qua, điển hình là các tỉnh đều tham mưu tốt trong việc thực hiện Nghị quyết 08 ngày 16/01/2017 của Bộ Chính Trị về việc đưa du lịch trở thành nhành kinh tế mũi nhọn.

Sau thời gian trao đổi, hội nghị cũng được lãnh đạo tỉnh Trà Vinh, ông Trần Anh Dũng (Cụm trưởng) phát biểu đánh giá và có ý kiến chỉ đạo trong việc tiếp tục thực hiện việc liên kết hợp tác trong thời gian tới.

Ông Lê Thanh Phong - Phó chủ tịch HHDL ĐBSCL trao quyết định cụm trưởng năm 2018 cho Sở VHTTDL tỉnh Long An
Ông Trần Việt Phường - Giám đốc sở VHTTDL TP.Cần Thơ - Chủ tịch HHDL - ĐBSCL cho rằng: Mặt dù 2017 còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động du lịch trong cụm, tuy nhiên được sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo ở từng địa phương đã làm cho du lịch chuyển biến rất nhiều; việc phối hợp trong thời gian tới cần phát huy những ưu điểm, tận dụng những thuận lợi và khắc phục những hạn chế để năm 2018 sự liên kết tốt hơn.

Để thực hiện tốt trong vai trò Cụm trưởng 2018 là tỉnh Long An và cụm phó là Đồng Tháp nhằm tiếp nối năm 2019 tỉnh Đồng tháp sẽ là cụm trưởng; Ông đã nhấn mạnh 3 vấn đề cần quan tâm: 

Thứ nhất là xác định nhiệm vụ trọng tâm để tập trung dồn sức chỉ đạo, điều hành cụm cho hiệu quả, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhỡ và có sơ kết rút kinh nghiệm hàng quý, nữa năm và tổng kết cuối năm nhằm thể hiện hết vai trò cụm trưởng và cụm phó. 

Hai là cần trao đổi kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch phát triển du lịch ĐBSCL, trong đó quan tâm đầu tư quy hoạch 5 khu du lịch quốc gia và 7 điểm du lịch quốc gia nằm trên địa bàn ĐBSCL mà tỉnh Bến Tre có Khu du lịch tứ linh "Long - Lân - Qui - Phụng" là nơi thu hút khách nhiều nhất. Cần sử dụng sản phẩm của nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch sử dụng sản phẩm của nhau trong cụm. Quan tâm việc việc liên kết trong việc tham mưu các Nghị quyết, cơ chế, chính sách phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp cho đồng bộ trong khu vực vì hiện nay các địa phương vẫn còn lúng túng.

Ba là các tỉnh có HHDL cần tổ chức lại bộ máy và nâng cao chất lượng hoạt động, đồng thời những tỉnh chưa có thành lập HHDL thì tiến hành khẩn trương tổ chức thành lập để hoạt động tốt hơn trong việc phát triển du lịch bền vững của cụm, cũng như của cả vùng ĐBSCL./.