Như chúng ta đã biết, hiện nay nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách rất đa dạng và phong phú. Có thể nói đi du lịch là để khám phá, để trải nghiệm, để kết bạn, để thư giãn và để tận hưởng tất cả những gì mà tiền nhân cũng như thiên nhiên ban tặng.
Bên cạnh loại hình du lịch sinh thái, dã ngoại, về nguồn, ... thì nhu cầu đi du lịch để bổ sung kiến thức về văn hóa, lịch sử, tâm linh tín ngưỡng dân gian thông qua các loại hình di tích đã và đang ngày càng có sức thu hút đối với du khách. Đây là tiềm năng du lịch hấp dẫn, đầy hứa hẹn, cần khai thác và phát huy xứng tầm với thế mạnh vốn có của nó.
Đối với Bến Tre, tuy là vùng đất mới, nhưng từ lâu đã được nhiều người biết đến là một trong những vùng đất giàu truyền thống văn hóa, cách mạng; là vùng đất "Địa linh nhân kiệt". Vì thế, Bến Tre cũng có hệ thống di tích khá phong phú, đa dạng về loại hình, chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa vật thể, phi vật thể và cũng phản ánh truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng và những nét đặc trưng… của vùng đất xứ dừa Bến Tre.
Hiện tại, Bến Tre có 22 di tích được xếp hạng, trong đó có 14 di tích được công nhận cấp Quốc gia và 08 di tích cấp tỉnh. Ngoài di tích, Bến Tre còn có hệ thống đình, chùa, miếu, nhà cổ, bia, tượng, đền thờ liệt sĩ, ... rất phong phú và đa dạng lối kiến trúc xây dựng. Những năm qua hệ thống các loại hình này cũng đã thu hút du khách thập phương, góp phần rất lớn vào sự phát triển du lịch tỉnh nhà.
Về di tích, ta hiểu nó là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất. Mỗi di tích có ý nghĩa về mặt văn hóa - lịch sử và khi đầy đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự: Di tích cấp tỉnh, di tích cấp Quốc gia và di tích Quốc gia đặc biệt. Theo phân loại, Bến Tre hiện có các loại hình di tích sau:
Về di tích lịch sử - văn hóa: là những công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Và di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí như:
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước. Các di tích loại này, Bến Tre có:
Di tích lịch sử Đồng Khởi Bến Tre, xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam;
Di tích lịch sử chùa Tuyên Linh, xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam;
Di tích địa điểm Nhà ông Nguyễn Văn Cung và Ngã ba cây da đôi, xã Tân Xuân, huyện Ba Tri;
Di tích căn cứ Quân khu ủy Sài Gòn - Gia Định, xã Tân Phú Tây, Mỏ Cày Bắc;
Di tích Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam, xã Thạnh Phong, Thạnh Phú;
Di tích ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác, xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm;
Di tích các chứng tích về cuộc thảm sát 286 người vô tội do thực dân Pháp tiến hành năm 1947, xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm;
Di tích Đình Tân Hưng và mộ ông Huỳnh Văn Thiệu, xã Châu Hưng, huyện Bình Đại;
Di tích Đình Tân Ngãi, xã Thạnh Ngãi, huyện Mỏ Cày Bắc;
Di tích cuộc thảm sát 129 người dân vô tội của Mỹ - Ngụy, xã Tân Thanh Tây, huyện Mỏ Cày Bắc;
Di tích các trận đánh tại ngã tư Thạnh Tân, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại;
Di tích Đình Rắn, xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam;
Ngôi nhà Bảo Tàng Bến Tre, Phường 3, Tp. Bến Tre...
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu này tại Bến Tre hiện có:
Di tích Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu, xã An Đức, huyện Ba Tri;
Di tích Mộ và đền thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm;
Di tích Mộ Võ Trường Toản, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri;
Khu mộ Phan Thanh Giản - vị tiến sĩ đầu tiên của Nam kỳ lục tỉnh, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri;
Đền thờ nhà thơ Phan Văn Trị, xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm;
Khu lưu niệm Đốc binh Phan Ngọc Tòng, xã An Hiệp, huyện Ba Tri;
Miếu thờ và mộ Lê Quang Quan (Tán Kế), xã Mỹ Thạnh, huyện Ba Tri;
Nhà bia Trương Vĩnh Ký, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách;
Khu tưởng niệm Nguyễn Thị Định, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm;
Đền thờ trung tướng Đồng Văn Cống, xã Tân Hào, huyện Giồng Trôm;
Về di tích kiến trúc nghệ thuật: là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Loại hình di tích này Bến Tre còn hiện hữu:
Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Phú Lễ, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri;
Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Bình Hòa, xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm;
Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Tân Thạch, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành;
Di tích nhà cổ Huỳnh Phủ (Hương Liêm) và khu mộ, xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú;
Đình Phú Tự và cổ thụ Bạch Mai, xã Phú Hưng, Tp. Bến Tre;
Kiến trúc nghệ thuật của khu du lịch Cồn Phụng (còn gọi là khu Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam), xã Tân Thạch, huyện Châu Thành...
Bên cạnh các loại hình kiến trúc trên, Bến Tre còn phong phú với hệ thống kiến trúc của các cơ sở tín ngưỡng - thờ tự của các tôn giáo như: Chùa cổ Hội Tôn, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành; Nhà thờ cổ Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách; Nhà thờ Cái Bông, xã An Phú Trung, huyện Ba Tri; Đình An Hội và chùa Viên Minh, phường 2, Tp. Bến Tre; chùa Viên Giác, phường 5, Tp. Bến Tre; Tòa thánh Cao đài Ban chỉnh, phường 6, Tp. Bến Tre; Kiến trúc Tòa thánh Cao đài Tiên Thiên, xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành; Lăng thờ cá Ông tại xã Bình Thắng, huyện Bình Đại và xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú…
Ngoài ra, hệ thống bia, tượng… ở các huyện của Bến Tre cũng rất phong phú, đa dạng. Riêng tại trung tâm Tp. Bến Tre có các công trình kiến trúc văn hóa tiêu biểu như: Công viên Tượng Đài Đồng Khởi; công viên tượng đài Trần Văn Ơn; công viên tượng đài "Chiến thắng trên sông" hay còn gọi là công viên Hùng Vương...
Về di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh): Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí như: Cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ tiêu biểu; hay khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.
Căn cứ vào các tiêu chí vế danh lam thắng cảnh, thì Bến Tre chưa có thắng cảnh nổi tiếng như các địa phương khác, song Bến Tre cũng có những địa danh, những cảnh đẹp thiên nhiên, là những di sản văn hóa miệt vườn trên ba dải cù lao xứ dừa, được nhiều du khách biết đến như: Hồ Trúc Giang tại thành phố Bến Tre; hệ thống các cồn nổi trên sông như: cảnh quan thiên nhiên Cồn Phụng, Cồn Qui trên sông Tiền thuộc huyện Châu Thành, Bến Tre; Cồn Ốc trên sông Hàm Luông, huyện Giồng Trôm; Cồn Phú Đa trên sông Cổ Chiên thuộc huyện Chợ Lách...; hệ sinh thái rừng ngặp mặn huyện Bình Đại, huyện Thạnh Phú; biển phù sa Thừa Đức, huyện Bình Đại và biển Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú.... Đặc biệt, Bến Tre còn có vườn chim Vàm Hồ nằm bên hữu ngạn sông Ba Lai thuộc xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri; làng nghề cây giống, hoa kiểng Cái Mơn, xã Vĩnh Thành và những vườn cây ăn trái nổi tiếng cả nước ở Chợ Lách, Bến Tre...
Có thể nói, các loại hình di tích hiện hữu trên vùng đất Bến Tre, nhất là các di tích lịch sử - văn hóa là những nguồn sử liệu trực tiếp, cho ta thông tin quan trọng để khôi phục những trang sử vẻ vang của dân tộc. Đặc biệt, nó là những tài sản tinh thần hết sức quý giá, là niềm tự hào được Đảng bộ và nhân dân Bến Tre giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị, để phục vụ cuộc sống cộng đồng. Những năm qua, Bến Tre đã chú trọng nâng cao nhận thức của cộng đồng, của toàn xã hội trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; luôn đề cao các yếu tố xanh, sạch, đẹp, văn minh, lịch sự, an toàn và mến khách lên hàng đầu, để nối kết hình thành nên các tour, tuyến du lịch đến các di tích tiêu biểu; nối kết tham quan các di tích với các tour, tuyến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, dã ngoại và về nguồn.
Bên cạnh loại hình du lịch sinh thái, dã ngoại, về nguồn, ... thì nhu cầu đi du lịch để bổ sung kiến thức về văn hóa, lịch sử, tâm linh tín ngưỡng dân gian thông qua các loại hình di tích đã và đang ngày càng có sức thu hút đối với du khách. Đây là tiềm năng du lịch hấp dẫn, đầy hứa hẹn, cần khai thác và phát huy xứng tầm với thế mạnh vốn có của nó.
Đối với Bến Tre, tuy là vùng đất mới, nhưng từ lâu đã được nhiều người biết đến là một trong những vùng đất giàu truyền thống văn hóa, cách mạng; là vùng đất "Địa linh nhân kiệt". Vì thế, Bến Tre cũng có hệ thống di tích khá phong phú, đa dạng về loại hình, chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa vật thể, phi vật thể và cũng phản ánh truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng và những nét đặc trưng… của vùng đất xứ dừa Bến Tre.
Hiện tại, Bến Tre có 22 di tích được xếp hạng, trong đó có 14 di tích được công nhận cấp Quốc gia và 08 di tích cấp tỉnh. Ngoài di tích, Bến Tre còn có hệ thống đình, chùa, miếu, nhà cổ, bia, tượng, đền thờ liệt sĩ, ... rất phong phú và đa dạng lối kiến trúc xây dựng. Những năm qua hệ thống các loại hình này cũng đã thu hút du khách thập phương, góp phần rất lớn vào sự phát triển du lịch tỉnh nhà.
Về di tích, ta hiểu nó là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất. Mỗi di tích có ý nghĩa về mặt văn hóa - lịch sử và khi đầy đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự: Di tích cấp tỉnh, di tích cấp Quốc gia và di tích Quốc gia đặc biệt. Theo phân loại, Bến Tre hiện có các loại hình di tích sau:
Về di tích lịch sử - văn hóa: là những công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Và di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí như:
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước. Các di tích loại này, Bến Tre có:
Di tích lịch sử Đồng Khởi Bến Tre, xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam;
Di tích lịch sử chùa Tuyên Linh, xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam;
Di tích địa điểm Nhà ông Nguyễn Văn Cung và Ngã ba cây da đôi, xã Tân Xuân, huyện Ba Tri;
Di tích căn cứ Quân khu ủy Sài Gòn - Gia Định, xã Tân Phú Tây, Mỏ Cày Bắc;
Di tích Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam, xã Thạnh Phong, Thạnh Phú;
Di tích ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác, xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm;
Di tích các chứng tích về cuộc thảm sát 286 người vô tội do thực dân Pháp tiến hành năm 1947, xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm;
Di tích Đình Tân Hưng và mộ ông Huỳnh Văn Thiệu, xã Châu Hưng, huyện Bình Đại;
Di tích Đình Tân Ngãi, xã Thạnh Ngãi, huyện Mỏ Cày Bắc;
Di tích cuộc thảm sát 129 người dân vô tội của Mỹ - Ngụy, xã Tân Thanh Tây, huyện Mỏ Cày Bắc;
Di tích các trận đánh tại ngã tư Thạnh Tân, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại;
Di tích Đình Rắn, xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam;
Ngôi nhà Bảo Tàng Bến Tre, Phường 3, Tp. Bến Tre...
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu này tại Bến Tre hiện có:
Di tích Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu, xã An Đức, huyện Ba Tri;
Di tích Mộ và đền thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm;
Di tích Mộ Võ Trường Toản, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri;
Khu mộ Phan Thanh Giản - vị tiến sĩ đầu tiên của Nam kỳ lục tỉnh, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri;
Đền thờ nhà thơ Phan Văn Trị, xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm;
Khu lưu niệm Đốc binh Phan Ngọc Tòng, xã An Hiệp, huyện Ba Tri;
Miếu thờ và mộ Lê Quang Quan (Tán Kế), xã Mỹ Thạnh, huyện Ba Tri;
Nhà bia Trương Vĩnh Ký, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách;
Khu tưởng niệm Nguyễn Thị Định, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm;
Đền thờ trung tướng Đồng Văn Cống, xã Tân Hào, huyện Giồng Trôm;
Về di tích kiến trúc nghệ thuật: là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Loại hình di tích này Bến Tre còn hiện hữu:
Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Phú Lễ, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri;
Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Bình Hòa, xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm;
Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Tân Thạch, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành;
Di tích nhà cổ Huỳnh Phủ (Hương Liêm) và khu mộ, xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú;
Đình Phú Tự và cổ thụ Bạch Mai, xã Phú Hưng, Tp. Bến Tre;
Kiến trúc nghệ thuật của khu du lịch Cồn Phụng (còn gọi là khu Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam), xã Tân Thạch, huyện Châu Thành...
Bên cạnh các loại hình kiến trúc trên, Bến Tre còn phong phú với hệ thống kiến trúc của các cơ sở tín ngưỡng - thờ tự của các tôn giáo như: Chùa cổ Hội Tôn, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành; Nhà thờ cổ Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách; Nhà thờ Cái Bông, xã An Phú Trung, huyện Ba Tri; Đình An Hội và chùa Viên Minh, phường 2, Tp. Bến Tre; chùa Viên Giác, phường 5, Tp. Bến Tre; Tòa thánh Cao đài Ban chỉnh, phường 6, Tp. Bến Tre; Kiến trúc Tòa thánh Cao đài Tiên Thiên, xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành; Lăng thờ cá Ông tại xã Bình Thắng, huyện Bình Đại và xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú…
Ngoài ra, hệ thống bia, tượng… ở các huyện của Bến Tre cũng rất phong phú, đa dạng. Riêng tại trung tâm Tp. Bến Tre có các công trình kiến trúc văn hóa tiêu biểu như: Công viên Tượng Đài Đồng Khởi; công viên tượng đài Trần Văn Ơn; công viên tượng đài "Chiến thắng trên sông" hay còn gọi là công viên Hùng Vương...
Về di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh): Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí như: Cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ tiêu biểu; hay khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.
Căn cứ vào các tiêu chí vế danh lam thắng cảnh, thì Bến Tre chưa có thắng cảnh nổi tiếng như các địa phương khác, song Bến Tre cũng có những địa danh, những cảnh đẹp thiên nhiên, là những di sản văn hóa miệt vườn trên ba dải cù lao xứ dừa, được nhiều du khách biết đến như: Hồ Trúc Giang tại thành phố Bến Tre; hệ thống các cồn nổi trên sông như: cảnh quan thiên nhiên Cồn Phụng, Cồn Qui trên sông Tiền thuộc huyện Châu Thành, Bến Tre; Cồn Ốc trên sông Hàm Luông, huyện Giồng Trôm; Cồn Phú Đa trên sông Cổ Chiên thuộc huyện Chợ Lách...; hệ sinh thái rừng ngặp mặn huyện Bình Đại, huyện Thạnh Phú; biển phù sa Thừa Đức, huyện Bình Đại và biển Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú.... Đặc biệt, Bến Tre còn có vườn chim Vàm Hồ nằm bên hữu ngạn sông Ba Lai thuộc xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri; làng nghề cây giống, hoa kiểng Cái Mơn, xã Vĩnh Thành và những vườn cây ăn trái nổi tiếng cả nước ở Chợ Lách, Bến Tre...
Có thể nói, các loại hình di tích hiện hữu trên vùng đất Bến Tre, nhất là các di tích lịch sử - văn hóa là những nguồn sử liệu trực tiếp, cho ta thông tin quan trọng để khôi phục những trang sử vẻ vang của dân tộc. Đặc biệt, nó là những tài sản tinh thần hết sức quý giá, là niềm tự hào được Đảng bộ và nhân dân Bến Tre giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị, để phục vụ cuộc sống cộng đồng. Những năm qua, Bến Tre đã chú trọng nâng cao nhận thức của cộng đồng, của toàn xã hội trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; luôn đề cao các yếu tố xanh, sạch, đẹp, văn minh, lịch sự, an toàn và mến khách lên hàng đầu, để nối kết hình thành nên các tour, tuyến du lịch đến các di tích tiêu biểu; nối kết tham quan các di tích với các tour, tuyến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, dã ngoại và về nguồn.
Di tích lịch sử - văn hóa gắn với danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (ảnh Ngọc Thạch) |
Di tích lịch sử - văn hóa gắn với sự kiện lịch sử Đồng Khởi Bến Tre (ảnh TTr) |
Kiến trúc tôn giáo - Tòa thánh Cao đài Ban chỉnh (ảnh TTr) |
Kiến trúc văn hóa “Tượng đài Đồng khởi Bến Tre” (ảnh TTr) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét