Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

Cồn Đất - Đầy tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

Ấp An Bình thuộc xã An Hiệp huyện Ba Tri, có diện tích 220ha, 252 hộ với 1.200 dân sinh sống giữa dòng hạ lưu sông Hàm Luông, cách cửa biển trên 10km về hướng Đông. Những năm 2010 về trước, người dân cù lao sống chủ yếu bằng nghề nông: Trồng lúa, mía, nuôi tôm và đánh bắt thủy sản trên sông Hàm Luông. Năm 2011 bị lũ lục tràn vào nước mặn tràn khắp cù lao khiến người dân không thu hoạch được lúa nên chuyển đổi thả tôm nuôi. Hiện đa phần người dân đều nuôi tôm quảng canh và nuôi tôm công nghiệp.

Đi phà nhỏ từ bờ ra đến bến lên bên cù lao khoảng 1.500m, những vuông tôm hiện lên không còn khu đất trống, cuộc sống bận rộn của người dân cũng nhịp nhàn theo thời gian. Ngày 20/8/2020, đoàn khảo sát nguyên cứu đề xuất lập đề án phát triển du lịch trên Cồn Đất gồm lãnh đạo những phòng ban liên quan của huyện như phòng tài Nguyên, Phòng Hạ Tầng, phòng Kinh tế,… do ông Võ Văn Lem - Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin huyện làm trưởng đoàn; Cùng theo đó có sự tham gia của Phòng Quản lý Du lịch và lãnh đạo Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Bến Tre. Sau khi được lãnh đạo xã An Hiệp gồm Bí Thư, Chủ tịch và các đồng chí công an xã hướng dẫn khảo sát xung quanh cồn với những cây Bần mà Vua Gia Long cũng đặt cho một cái tên mỹ mìu là Thuỷ Liễu (Muốn ăn mắm sặc bần chua - về Cù lao Đất món Vua đã thèm" hay "Thuỷ liễu tên gọi cây bần - có ông Chúa Nguyễn ăn rồi khen ngon) và chúng tôi đi sâu vào tuyến đường trung tâm Cồn; đoàn đã họp đánh giá tiềm năng phát triển Du lịch tại Cồn Đất với loại hình Du lịch trải nghiệm gắn liền các sản phẩm du lịch về nguồn nghiên cứu lịch sử văn hoá, du lịch biển,… tại Ba Tri; đặc biệt là kết nối du lịch hai huyện biển còn lại là Bình Đại và Thạnh Phú rất thuận tiện.

Đoàn khảo sát tham quan quang cảnh khuôn viên Miếu Lang Lại Đại Tướng Quân (ảnh L.L.)

Những điều kiện hạ tầng hiện hữu thuận lợi cho Cồn Đất có thể trở thành điểm thu hút du khách đến trải nghiệm khi chúng ta xác định phát triển du lịch; Không còn cảnh như xưa mà người dân nơi đây thường nói "Nơi đây là nơi mà có mắc đẻ cũng… nín đẻ". Hiện nay trên Cồn có trường học mẫu giáo, trạm y tế, có điện ngầm vượt sông, có viễn thông, có đường xương sống từ đầu cồn đến cuối cồn rộng 3,5m, đặc biệt là có mạch nước ngọt là người dân khai thác để sinh hoạt hàng ngày.

Với những sự kiện nổi bật góp phần cho phong phú sản phẩm du lịch tại cồn Đất như: "Người cõng vua Gia Long trốn quân Tây Sơn" gắn với Miếu thờ Lang Lại Đại Tướng Quân mà Vua phong Rái cá đã lấp dấu chân khi chạy trốn giặc (Rái cá lội rạch cứu Vua - Lang Lại Đại Tướng ghi danh công thần" ; hay sự tích "ông già Ba Tri"; Nơi căn cứ cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ gắn với Miếu thờ Bà. Bên cạnh đó chuyển đổi mô hình nuôi tôm của một số hộ sang nuôi cá, nuôi cua, trồng hoa màu, làm dịch vụ… nhằm tạo thêm sản phẩm cho du lịch nơi đây khi bắt tay vào xây dựng Đề án.

Ông Trần Đình Hạc là người cõng Vua Gia Long trốn giặc khi thua trận chạy xuống Cái Mít (Thạnh Phú Đông) thu nhận ông Trương Tấn Bửu (sau nầy là Đại Tướng; rồi về đất An Hiệp vào năm Đinh Mùi (1787) để chiêu mộ quân tướng. Sau khi thống nhất sơn hà, Vua Gia Long về phong chức cho Ông Hạc nhưng Ông không nhận và Vua phong cho Ông từ Hàm Luông chi hải khẩu - Kim Bài Miễn Tử (Hàm Luông Chi Hải khẩu điền - Lệnh bài miễn tử vua ban cụ Trần). Ông Hạc cũng là người cùng sui gia là Thái Hữu Kiểm đi bộ ra Triều đình Huế để kiện Vua vì một con kênh chung; sự kiện mang dấu ấn lịch sử với thành ngữ "Ông già Ba Tri" năm xưa vào thập niên 70 của thế kỷ 18 đã để lại tên tuổi và sự kiên quyết, dũng cảm và là những người tiêu biểu cho người dân Xứ Dừa trong mọi thời đại./.

Phương Thy

Nguồn:  https://dulich.bentre.gov.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét