Nhân kỷ niệm 55 năm ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam (9/7/1960-9/7/2015), Ban Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đón tiếp đồng chí Trần Ngọc Tam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến tặng lẵng hoa và chúc mừng. Phó Chủ tịch đánh giá cao kết quả đạt được của ngành du lịch thời gian qua. Trước đây, cơ sở kinh doanh ngành du lịch rất nghèo nàng, chất lượng lạc hậu; chỉ trong thời gian ngắn, ngành đã thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật khá hoàn chỉnh, có đủ năng lực tiếp đón phục vụ khách du lịch chất lượng cao, tổ chức được các hội nghị, hội thảo cấp quốc gia, cấp khu vực. Kết quả đạt được có sự nổ lực đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức ngành VHTTDL và các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trong tỉnh. Phó Chủ tịch dặn dò cán bộ, công chức, viên chức ngành VHTTDL phát huy những thành tựu đã đạt được trong thời qua, tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa, để hoàn thành mục tiêu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh vào năm 2020. Đây là niềm động viên khích lệ lớn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trực tiếp làm việc trong ngành du lịch Bến Tre.
Chiều ngày 9/7/2015, tại hội trường Trung tâm Văn hóa huyện Châu Thành - Bến Tre đã tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn huyện; phòng Văn hóa và Thông tin huyện phối hợp cùng Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Bến Tre tổ chức họp mặt các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động du lịch của năm qua nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho năm tiếp theo. Ông Trần Văn Hoàng - Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì Hội nghị cùng các ban ngành liên quan của huyện;
Đến dự hội nghị, về phía tỉnh có ông Trần Duy Phương - Phó Giám đốc thường trực Sở VHTTDL cùng đại diện lãnh đạo phòng Nghiệp vụ Du lịch, lãnh đạo Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch và đại diện doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Bến Tre ( Công ty lữ hành du lịch Sao Mai, Du lịch vườn sinh thái Phú An Khang) đến chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động du lịch cùng trên 20 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Châu Thành.
Nhân dịp họp mặt nầy, Sở VHTTDL cũng đã trao hai kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” cho Trần Thị Thu - Trưởng ban quản lý điểm du lịch Qưới An thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Bến Tre và Bà Huỳnh Thị Sen - Quản lý doanh nghiệp tư nhân Thảo Nhi. Đây là hai cá nhân hoạt động du lịch tại địa bàn huyện Châu Thành và là hai trong 22 người hoạt động trong lĩnh vực du lịch được Bộ VHTTDL tặng kỷ niệm chương kỳ nầy.
Ông Trần Duy Phương và ông Trần Văn Hoàng trao kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” cho hai cá nhân thuộc huyện Châu Thành có thành tích hoạt động du lịch trên 15 năm |
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện báo cáo tổng kết thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn huyện đã cho thấy bước phát triển du lịch của những năm qua đều vượt các chỉ tiêu so với cùng kỳ. Sự quan tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như của các cấp các ngành tỉnh cùng sự nổ lực của chính quyền địa phương đã từng bước đưa du lịch Châu Thành khởi sắc; đặc biệt là sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch thời gian qua đã giúp cho các nhà đầu tư du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch và những điểm làm du lịch có điều kiện hoạt động nhằm phục vụ tốt cho du khách đến với Châu Thành - Bến Tre.
Ông Trần Văn Hoàng - Phó Chủ tịch huyện Châu Thành phát biểu chỉ đạo về hoạt động du lịch trong thời gian tới trên địa bàn huyện |
Châu Thành là một huyện cửa ngõ, là huyện phát triển du lịch mạnh nhất trong các huyện của tỉnh và cũng là huyện có nhiều tiềm năng du lịch để mở rộng khai thác du lịch sinh thái gắn với các di tích lịch sử và văn hóa bản địa; tuy nhiên các lữ hành, các nhà làm du lịch chưa khai thác hết tiềm năng hiện có, cần phát triển về du lịch tâm linh như kết hợp đưa khách du lịch viếng chùa Hội Tôn có gần 300, di tích Đình Tân Thạch,… , hướng tới cần khai thác mở rộng tuyến du lịch về làng nghề An Hiệp, du lịch sinh thái vườn cây trái Phú Túc, Phú Đức, Tân Phú, Tiên Long, Tiên Thủy,… tất cả đều trù phú, hoa trái trĩu quả không thua gì Cái Mơn - Chợ Lách. Cơ sở hạ tầng giao thông dọc theo sông Tiền hướng về Phú túc, Phú Đức sẽ tiếp tục được đầu tư; đó là cơ hội cho những nhà đầu tư du lịch phát triển theo tuyến nầy.
Để có những giải pháp phát triển sau khi rút ra những bài học kinh nghiệm, ngành quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh, của huyện cần phải phối hợp các ngành chức năng có liên quan để định ra tiêu chuẩn về cơ sở du lịch, về vệ sinh môi trường, về giá sàn các dịch vụ, các điều kiện bắt buộc của ngành đối với người phục vụ như hướng dẫn, phục vụ các dịch vụ, các phương tiện đưa khách du lịch, hướng dẫn giao tiếp,... Và có kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ đối với các doang nghiệp, điểm du lịch và các cơ sở dịch vụ phục vụ để nhắc nhở nhằm tạo ra một môi trường hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn.
Đối với chính quyền địa phương tại các xã dọc sông Tiền có du lịch phát triển nên tuyên truyền, động viên nhân dân quan tâm về cảnh quan 2 bên đường, vệ sinh môi trường sinh hoạt hàng ngày, tạo nhiều sản phẩm nông sản, hàng lưu niệm đặc thù để góp phần phục vụ du khách…Đối với các điểm du lịch cần quan tâm đến cảnh quan sinh thái, tăng cường nhiều mô hình làng nghề cho phong phú, thái độ phục vụ tốt đối với du khách,…. Đặc biệt là các chủ cơ sở đoàn kết thống nhất tạo sức mạnh chung nhằm tăng cường hiệu quả trong hoạt động du lịch và chất lượng trong dịch vụ phục vụ du khách để góp phần thu hút khách du lịch về càng đông với quê hương sông nước xứ dừa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét