Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Khảo sát học tập mô hình du lịch để áp dụng thực hiện dự án "Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển"

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch  đã xây dựng kế hoạch khảo sát học tập mô hình xây dựng di tích và khai thác du lịch tại huyện Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) để áp dụng thực hiện dự án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre”, theo công văn chỉ đạo số: 4396/UBND-VHXH ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre.

Ngày 03 - 04/10/2012 đoàn khảo sát gồm 22 đ/c: Ông Trương Văn Nghĩa (phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo), ông Trần Ngọc Tam (GĐ Sở VHTTDL, Phó trưởng BCĐ), ông Đỗ Minh Đức (Ủy viên thường trực HĐND tỉnh), ông Trương Duy Hải (GĐ Sở KH-ĐT), ông Bùi Văn Lâm (Bí thư huyện Thạnh Phú), ông Nguyễn Minh Cảnh (Chủ tịch huyện Thạnh Phú) cùng đại diện các Sở, Ban ngành tỉnh như Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch, Trung tâm Tin học UBND tỉnh, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Bến Tre, Ban quản lý dự án ngành xây dựng và Bí thư, Chủ tịch xã Thạnh Phong - Thạnh Hải huyện Thạnh Phú.

Lúc 09 giờ cùng ngày, đoàn khảo sát được Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và các ngành huyện có liên quan tiếp đoàn tại Văn phòng UBND huyện Cần Giờ; sau hơn một giờ làm việc, đoàn được nghe đ/c Chánh VP UBND huyện báo cáo tổng quan về kinh tế - xã hội của huyện và Đại diện Trường Đại học Kiến Trúc Tp. Hô Chí Minh báo các đề cương “Tái hiện, bảo tồn và tôn tạo di tích lịch Sử Rừng Sát”.

Sau cuộc trao đổi kinh nghiệm về kinh tế - xã hội của địa phương, sự hình thành di tích Rừng Sát, sự đầu tư, phát triển, sự quản lý và khai thác du lịch…; Đoàn khởi hành tham quan thực tế một số điểm du lịch tại huyện Cần Giờ; đầu tiên đoàn khảo sát bãi biển Cần Giờ, nơi mà vào mùa hè hay những ngày cuối tuần, du khách từ Tp. HCM và các tỉnh đến để tắm biển, thưởng thức hải sản; đoàn đến tham quan di tích Rừng Sát, nơi đã tái hiện lên cảnh sinh hoạt và chiến đấu của lực lượng Đặc Công cách mạng, nơi hình thành điểm du lịch vừa là du lịch sinh thái vừa là du lịch văn hóa lịch sử cách mạng, đã thu hút lượng du khách đến tham quan trên 700 nghìn lượt/năm; sau đó đoàn tiếp tục tham quan mô hình sinh thái biển Cần Giờ như:  Hòn Ngọc Phương Nam, tại đây, một bãi biển rộng và có bãi cát rất xa bờ, các loại hình phục vụ nơi đây như nhà nghỉ ngoài bãi biển, bãi tắm nhân tạo trên bờ gồm bãi tắm nước biển và bãi tắm cát, bên cạnh đó có hồ bơi nước ngọt, kèm theo dịch vụ ăn uống, giải trí khác;
Rừng sát
Đoàn tiếp tục đến nơi mà có rừng ngập mặn đa phần là cây đước và có sông, rạch chằng chịt giống như vùng Thạnh Phong – Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre; không ai nghĩ rằng trong rừng sâu cách đường lộ chính bên ngoài trên 20 km, cách huyện Cần Giờ trên 50km lại có điểm du lịch sinh thái ấn tượng như vậy, nào là khu giải trí đứng trên bè câu cá sấu, leo lên tháp cao ngắm nhìn rừng đước và sông ngòi xung quanh, đi xuồng chèo xem dơi trú ngụ trên ngọn cây đước hai bên bờ rạch, câu cua biển …, phương tiện vào rừng cũng lý thú là di chuyển bằng ca nô (nhỏ, lớn phù hợp theo số lượng khách) hoặc đường bộ nhưng chỉ dử dụng ôtô nhỏ hoặc mô tô; 
Vàm sát
Qua chuyến khảo sát học tập kinh nghiệm mô hình xây dựng di tích và khai thác du lịch tại huyện Cần Giờ, đoàn đã khái quát và so sánh được sự giống nhau giữa rừng đước ngập mặn huyện Cần Giờ và rừng đước ngập mặn huyện Thạnh Phú để tiến hành thực hiện dự án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre”;

Dự án thành công theo các hình thức du lịch về nguồn, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí,… nơi đây thu hút du khách đến Bến Tre nói chung, đến Thạnh Phú nói riêng sẽ càng ngày càng nhiều hơn vì điều kiện về hạ tầng xong, cầu Cổ Chiên xong thì sẽ thuận về đường bộ hơn Cần Giờ và đường thủy cũng thuận tiện nối tour, tạo tuyến của các nhà lữ hành du lịch giữa các tỉnh ven biển. Đó là sự phát triển du lịch bền vững nhằm thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch kinh tế chung của tỉnh nhà và cũng góp phần bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử, môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên rừng ngập mặn, nâng cao đời sống nhân dân,… Tổng kinh phí dự án 1.500 tỉ đồng, Bến tre được Trung ương cấp vốn 400 tỉ đồng để tiến hành thực hiện giai đoạn  một;  Do vậy, chủ trương của tỉnh luôn mở rộng vòng tay kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tham gia đầu tư các hạng mục của dự án để được đưa vào khai thác trong thời gian sớm nhất./.
Lê Luông
 (TTTTXTDL Bến Tre)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét