Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Du lịch xứ dừa Bến Tre trong những ngày xuân


Sự hội nhập và phát triển du lịch những năm gần đây, nhất là thực hiện Chỉ thị số: 09/CT-TU, ngày 18/01/2012 của Tỉnh Ủy về việc phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012-2015 và Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015.

Xin giới thiệu sơ nét về quê hương xứ dừa để quí khách gần xa chọn điểm đến du lịch trong những ngày xuân nhé:

Bến Tre là tỉnh đồng bằng nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông với 65 km đường bờ biển và được 4 con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bồi đắp, chia lãnh thổ tỉnh ra thành 3 cù lao lớn: Cù lao An Hoá (gồm Châu Thành, Bình Đại); Cù lao Bảo (gồm Thành phố Bến Tre và 2 huyện Giồng Trôm, Ba Tri); Cù lao Minh (Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú). Khi cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông được đưa vào sử dụng, Bến Tre không còn là tỉnh lẽ mà trở thành một tỉnh gắn liền với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, kể cả thuận tiện về đường bộ lẫn đường thủy. Là tỉnh thuộc đồng bằng như các tỉnh lân cận, nhưng Bến Tre còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những rừng dừa, vườn cây trái rộng lớn; trước đây đến Bến Tre phải qua phà, sông cách trở nên các nhà đầu tư về nông nghiệp cũng như công nghiệp chưa đến đầu tư, khai thác; đây là cơ hội cho ngành công nghiệp không khói phát triển, là cơ hội cho các nhà nghiên cứu đầu tư du lịch sinh thái miệt vườn vùng sông nước Bến Tre.

Bến Tre có hệ thống sông nước, kênh rạch chằng chịt tạo ra tiềm năng du lịch sinh thái phong phú, mang đậm tính Nam bộ, có 33.000ha vườn cây ăn trái xum xuê và là nơi sản xuất các loại cây giống để cung cấp cho cả nước và các nước lân cận. Dừa là loại cây đặc trưng, với những rừng dừa bao phủ ba dãy cù lao, với 53.000ha, chiếm 1/4 tổng diện tích dừa trong cả nước.

Với hệ thống di tích lịch sử văn hóa khá đa dạng và phong phú, nhiều danh nhân sống mãi trong lịch sử như: Cụ Nguyễn Đình Chiểu, Cụ Phan Văn Trị, Cụ Phan Thanh Giản, Cụ Võ Trường Toản, Lãnh Binh Thăng, Lãnh Quang Quan (Tán Kế), Cụ Trương Vĩnh Ký, Trung tướng Đồng Văn  Cống, Nữ tướng Nguyễn Thị Định, Phó HĐBT Huỳnh Tấn Phát…, tạo nên một quần thể tham quan gắn liền với du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch về nguồn hay du lịch vui chơi giải trí.

Chọn Bến Tre là điểm đến trong những ngày xuân, du khách sẽ trãi nhiệm và khám phá  những điểm du lịch tiêu biểu như: Cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền, gắn liền với gần 40 điểm tham quan, phục vụ dịch vụ cho khách du lịch; đến đây du khách có thể đi xuồng máy dọc  bốn cồn “Long, Lân, Qui, Phụng”, thăm các cơ sở sản xuất kẹo dừa, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây, vỏ, gáo trái dừa... lên xe ngựa chạy cọc cạch theo đường làng nắm cảnh làng quê, thăm vườn cây ăn trái, dừng chân ngồi nghỉ trong những ngôi nhà lợp lá dừa để uống trà với mật ong và thưởng thức trái cây miền nhiệt đới, nghe nhạc đờn ca tài tử, du khách sẽ được tham gia tát mương bắt cá, lao động cùng người dân và thưởng thức đặc sản tại chỗ cùng bà con nông dân nơi đây.

Cồn Ốc thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, có nhiều vườn dừa và vườn cây ăn quả. Một vùng sông nước êm đềm với khí hậu mát dịu và nhiều làng nghề truyền thống địa phương; đến đây du khách sẽ tiềm hiểu thêm về giống dừa Bến Tre trên hai mươi loại dừa, đặc biệt là dừa dứa, quí khách sẽ sảng khoái khi ngụm vào cảm thấy mát diệu làm sao và thơm mùi lá của cây dứa.

Về Ba Tri, trong tour tham quan nầy, du khách sẽ tham quan khu di tích Nguyễn Đình Chiểu, một số di tích có kiến trúc cổ như Đình Bình Hòa, Đình Phú Lễ; khu tưởng niệm của Nữ tướng Nguyễn Thị Định, khu di tích cụ Võ Trường Toản,… và một số làng nghề như bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc đã có hàng trăm năm nay. Sân chim Vàm Hồ nằm tại xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, là nơi trú ngụ của trên 500.000 con cò, vạc và các loài chim thú hoang dại. Tại đây, tỉnh Bến Tre đang đầu tư xây dựng dự án "Điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng" với diện tích 8 ha và sẽ đưa vào sử dụng trong thời gian sắp tới.
Ảnh tư liệu Vàm Hồ (ảnh Nguyễn Dừa)
Về Vườn cây ăn trái Cái Mơn nổi tiếng với sầu riêng, măng cục, chôm chôm xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách. Ðến đây mùa nào trái cây ấy, lúc nào cũng có các loại trái cây để ăn. Làng nghề hoa kiểng, cây giống Cái Mơn hàng năm còn cung ứng cho thị trường hàng chục triệu cây giống các loại như sầu riêng, măng cụt, xoài cát, nhãn tiêu, bòn bon và các loại cây có múi. Du khách vừa trải nghiệm qua các làng nghề cây giống, được thưởng thức bánh xèo hến và ốc gạo, đây là loại ốc được nhân dân và chính quyền xã Vĩnh Bình bảo tồn và nuôi dưỡng. Trong tour tham quan nầy du khách sẽ ghé tham quan Các di tích lịch sử cách mạng như: Căn cứ Y4 – Khu ủy Sài Gòn – Gia Định, Nhà truyền thống Đồng khởi – Định Thủy, Nhà bia Trương Vĩnh Ký; bên cạnh đó quý khách sẽ tham quan nhà thờ lớn nhất Bến Tre là nhà thờ Cái Mơn tại xã Vĩnh Thành.

Làng nghề hoa kiểng, cây giống ở huyện Chợ Lách
Nhà bia Trương Vĩnh Ký
Quí khách còn ở lại Thành phố Bến Tre, Vùng ven Thành phố hay còn gọi là Nam Thành phố mà người dân nơi đây thường hay gọi, gồm các xã: Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh. Nơi đây có nhiều sông, rạch chằng chịt và cảnh quan thiên nhiên rất hữu tình. Đây là đặc thù của nhiều điểm đến trên vùng đất ba dãi cù lao xứ dừa. Nhiều điểm du lịch sinh thái miệt vườn đã trở nên tour du lịch “sông nước, miệt vườn Nam thành phố”, thu hút ngày càng đông du khách trong, ngoài nước đến đây khám phá, trải nghiệm; Quý khách sẽ tham quan nhiều nghề truyền thống nơi đây như: làm gạch, dệt chiếu, khai thác dừa, làm kẹo dừa, mức dừa,… và sẽ thưởng thức nhiều món ăn đặc sản nơi đây; gắn liền với cảnh sông Bến Tre, quí khách sẽ nhắm nhìn Nhà Bảo tàng tỉnh, Khách sạn Hàm Luông, KS Việt Út, KS Hùng Vương, Chợ Bến Tre, nhất là nhắm nhìn cây cầu Bến Tre thật là đẹp theo một kiến trúc tân tân làm sao ấy.

Để có dịp nghỉ dưỡng và tham quan cây trái, sông nước miết vườn, Du khách đừng quên tham quan và nghỉ dưỡng một tour về Phú Túc, Tân Phú - Châu Thành:

- Du lịch Hàm Luông tại ấp Hàm Luông, xã Tân Phú, huyện Châu Thành; Du khách sẽ trải nghiệm qua những vườn cây trái trĩu quả, thưởng thức trái cây tươi tại vườn, khu du lịch nằm cạnh bờ sông Hàm Luông thật hữu tình và thơ mộng, có hồ bơi, nghà nghỉ, nhà hàng phục vụ đầy đủ cho du khách nghỉ dưỡng trong những ngày xuân.

- Khu Forever Green Resort tại ấp Phú Khương, xã Phú Túc, huyện Châu Thành với 60 phòng nghỉ độc lập tầm 4 sao, có Quỳnh hoa viên với vườn phong cảnh, vườn lan, vườn rau xanh, ao cá, nhà hàng, nhà hát caraoke, phòng họp,…tất cả được thiết kế theo phong cách Nhật Bản; Quý khách sẽ tận hưởng một mùa xuân đầy ấn tượng tại khu Resort hấp dẫn và lạ mắt nầy.

Tham gia Hội chợ triển lãm Thương mại – Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2012

Nhận được thư mời tham gia Hội chợ triển lãm Thương mại – Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2012 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh. Được sự cho phép của Sở VHTTDL Bến Tre, Trung tâm TTXTDL Bến Tre có tham gia 02 gian hàng tại Hội chợ với mục đích chủ yếu: Quảng bá các dịch vụ du lịch, tour, tuyến và điểm tham quan của tỉnh Bến Tre; Trưng bày các sản phẩm và giới thiệu tiềm năng kinh tế, du lịch của Bến Tre; Mở rộng giao lưu, liên kết trong du lịch, kinh tế với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và trong nước …

Hội chợ triển lãm tại Trà Vinh diễn ra từ ngày 24 đến ngày 28 tháng 11 năm 2012, với sự tham gia của 20 tỉnh – thành, 150 doanh nghiệp với 300 gian hàng, riêng tỉnh Bến Tre tham gia 10 gian hàng, trong đó có 02 gian hàng của Trung tâm TTXTDL và được Ban tổ chức đã tặng giấy khen và đánh giá cao trong tinh thần hợp tác xúc tiến du lịch giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Gian hàng được trang trí bắt mắt, giới thiệu các ấn phẩm về du lịch: đĩa DVD Du lịch xứ dừa, Cẩm nang du lịch , Bản đồ Du lịch về du lịch Bến Tre và cùng các ấn phẩm của các công ty lữ hành, khách sạn của tỉnh (như: Công ty TNHH Du lịch Hàm Luông, Công ty CP du lịch Bến Tre, Công ty Du lịch Miền Tây, Khách sạn Việt – Úc, Khách sạn Hoa Dừa, Cồn Phụng …), gian hàng trưng bày các hàng hóa, sản phẩm đặc trưng được chế biến từ dừa của tỉnh Bến Tre như kẹo dừa, bánh phồng hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa, mặt nạ mỹ phẩm dừa, các sản phẩm được làm từ trái cacao, trái cây đặc sản (dừa xiêm, dừa dứa, bưởi da xanh, cacao …), và một số loại cây giống tiêu biểu của tỉnh… thu hút được lượng khách tham quan trên 10.000 lượt, với chủ đề: “Bến Tre ba đảo dừa xanh”, “Bến Tre cây lành trái ngọt” .

Hiệu quả của việc quảng bá nhằm thông tin du lịch xứ dừa đến du khách gần xa, thu hút ngày càng nhiều du khách đến Bến Tre và  biết được những sản phẩm du lịch đặc trưng của Bến Tre: du lịch sông nước - miệt vườn, vườn cây ăn trái, hoa kiểng, di tích lịch sử - văn hóa./.
Gian hàng Trung tâm TTXTDL tham gia hội chợ triển lãm (ảnh LL)

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Khảo sát xúc tiến quảng bá, học tập, trao đổi kinh nghiệm


Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre (Trung tâm TTXTDL) được Ban Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở VHTTDL) cho phép khảo sát nghiên cứu mô hình du lịch sinh thái núi, biển và làng nghề truyền thống, trao đổi học tập kinh nghiệm trong công tác xúc tiến du lịch, tuyến, điểm du lịch tại các tỉnh miền Trung: Đắk Lắk, Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận từ ngày 15/11/2012 đến ngày 20/11/2012.

Thành phần đoàn khảo sát có Ông Trần Duy Phương, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Bến Tre làm trưởng đoàn; Ông Lê Văn Luông, Giám đốc Trung tâm TTXTD; Ông Đỗ Minh Triết,  Trưởng Phòng Nghiệp vụ Du lịch cùng cán bộ lãnh đạo các phòng, ban của Sở và Cty TNHH TM, DV & Du lịch Cồn Phụng;

Đoàn đến TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắt Lắk tham quan khu du lịch thác Drây Nu, tham quan khu du lịch rừng nguyên sinh, khu du lịch sinh thái Buôn Đôn, sau đó làm việc với Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư và Du lịch Đắk Lắk,

Ông Huỳnh Ngọc Dương – Phó Giám đốc Sở VHTTDL và các Phòng ban của Sở cùng Trung tâm XTTMĐT&DL Đắk Lắk trao đổi kinh nghiệm giữa hai tỉnh về phát triển du lịch. Sau đó làm việc và trao đổi thông tin du lịch với Ban Giám đốc Khách sạn Biệt Điện, Trung tâm du lịch Buôn Đôn.

Qua khảo sát và trao đổi kinh nghiệm du lịch miền cao nguyên, đoàn đã về vùng du lịch biển Nha Trang, làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm TTXTDL Khánh Hòa. Bà Phan Thanh Trúc – Phó Giám đốc Sở VHTTDL cùng các Phòng ban của Sở, Ban Giám đốc Công ty TNHH MTV Du lịch Khánh Hòa, Phòng Dịch vụ Du lịch Sannest Khánh Hòa. Đoàn tiếp tục tham quan Tour 4 đảo – Vinpearl, tham quan khu du lịch sinh thái suối khoáng nóng Tháp Bà.

Về Ninh Thuận, làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Trung tâm TTXTDL Ninh Thuận; sau đó tham quan làng nghề dệt thổ cẩm, làng gốm Bàu Trúc truyền thống dân tộc Chăm, tham quan làng nho.

- Ông Phan Quốc Anh – Giám đốc Sở VHTTDL Ninh Thuận. 
- Ông Hồ Sỹ Sơn - Phó Giám đốc Sở và Phòng ban của Sở cùng Trung tâm TTXTDL Ninh Thuận tiếp đoàn, làm việc và trao đổi thông tin du lịch tại Ninh Thuận, Giám đốc khách sạn Sài Gòn – Ninh Chữ cũng đến dự.

Qua chuyến khảo sát TT.TTXTDL Bến tre đã rút ra được những vấn đề cần nghiên cứu và học tập kinh nghiệm từ các tỉnh bạn như:
a. Công tác quản lý nhà nước về du lịch:
Xem chương trình hoạt động du lịch là chương trình trọng điểm của tỉnh đảng bộ, góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung; Việc đánh giá khách du lịch trên cơ sở lượt khách chứ không trên cơ sở lần trở lại; đánh giá trên 2 chỉ tiêu chính là chỉ tiêu khách lưu trú và khách tham quan, giải trí;

Tàu thuyền, xe, các phương tiện vận chuyển khách du lịch khác như xe ngựa, xuồng chèo ... cần có đề án Khoa học Công nghệ để lập mẫu và chọn mẫu nhằm thay đổi tạo sự mỹ quan, đồng bộ, tạo sự đặc thù cho từng địa phương;

Khách Quốc tế đến các khu du lịch biển, đã có hệ thống kiểm soát từ Hải quan, chỉ có khách xâm nhập đảo hoặc các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn giáp biển mới trình qua Biên phòng hoặc Bộ Quốc phòng, đây là việc cần xem xét để tạo cho khách quốc tế đến từng địa phương dễ dàng.

b. Công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch:
Công tác xúc tiến bằng những lần tổ chức Festival, hội chợ, triển lãm, hội thảo,... là hiệu quả nhất, đồng thời kế hoạch xúc tiến phải lập kế hoạch hàng năm để phối hợp tham gia.

Quảng bá, giới thiệu qua những lần xúc tiến ở nước ngoài, xúc tiến trên truyền thông đại chúng như truyền hình, báo, mạng...

Cần xây dựng các trạm thông tin du lịch tại các điểm tập trung, khu mua sắm, bến xe, bến cảng... trong tỉnh để cung cấp các thông tin cần biết cho du khách.

Thực hiện chương trình hành động ngành du lịch, đề án phát triển du lịch, công tác xúc tiến du lịch năm 2013, giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020; xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.

Hàng năm, tổ chức bình chọn điểm đạt chuẩn du lịch, điểm đến và công bố rộng rải trên các kênh thông tin giúp các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu.

c. Công tác tổ chức đón khách:
Phối hợp ký kết hợp tác giữa các vùng, miền, trong khu vực, tạo điều kiện cho các lữ hành nối tour, tạo tuyến kết nối giữa Cao nguyên và Đồng bằng sông Cửu long để đón khách từng nơi đến với nhau ngày càng đông;

Xây dựng sản phẩm đặc thù của địa phương, đào tạo đội ngũ phục vụ khách du lịch có trình độ chuyên nghiệp nhằm phục vụ tốt du khách , từ đó sẽ thu hút khách đến và đón khách quay lại.

Chú trọng công tác tổ chức đoàn Famtrip để đón các tổ chức và cơ quan ngoài tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh du lịch quảng bá, bản sản phẩm du lịch của mình cho các đơn vị lữ hành của các nơi./.
Du lịch Biển Nha Trang
Buổi làm việc tại TP. Buôn Ma Thuột

Triển khai Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL


Để đảm bảo an toàn cho khách du lịch (DL) trên các phương tiện thủy nội địa; vừa qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở VHTTDL) phối hợp với Sở Giao thông - Vận Tải (Sở GTVT) tổ chức hội nghị triển khai Thông tư liên tịch số 22/TTLT-BGTVT-BVHTTDL, ngày 26/6/2012 của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch “Quy định về đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa”.

Ông Trần Duy Phương, Phó Giám đốc Sở VHTTDL chủ trì hội nghị; thành phần tham dự gồm có: ông Phan Văn Láng - đại diện Sở GTVT, cùng phòng Nghiệp vụ DL, Thanh tra Sở VHTTDL, Thanh tra Sở GTVT, phòng VHTT các huyện, Thành phố cùng các doanh nghiệp lữ hành có phương tiện vận chuyển khách DL bằng tàu, thuyền DL, xuồng chèo, Hợp tác xã thủy bộ Châu Thành.

Theo thống kê hiện nay toàn tỉnh có 78 tàu DL với 1918 chỗ ngồi gồm tàu lưu trú khách DL, tàu thuyền vận chuyển khách DL, tàu thuyền có hoạt động karaoke, hát với nhau nghe, đò chèo,… trong đó tàu đóng mới, tàu cải tạo nâng cấp thành tàu DL,… đều có đăng ký và có giấy chứng nhận đăng kiểm, có tiện nghi cứu hộ, có chứng chỉ chuyên môn… tuy nhiên vẫn còn một số ít không có nội qui, phao cứu sinh, thiếu đèn hành trình, đèn mạng, còi, neo và bình chữa cháy; máy nổ còn nhiều tiếng ồn, thiếu chứng chỉ chuyên môn, nhất là nhân viên phục vụ đa phần thiếu trình độ ngoại ngữ…

Qua triển khai các quy định của Thông tư, qua trao đổi của các đại biểu dự hội nghị; chủ trì hội nghị có những kết luận:
  • Nhân viên phục vụ trên tàu, thuyền DL phải có chứng chỉ bơi;
  • Sở VHTTDL và Sở GTVT sẽ tổ chức tập huấn cho thuyền viên phục vụ trên tàu DL khi có hướng dẫn của Tổng cục du lịch;
  • Về phương tiện cũng như việc đăng ký mở bến, về trách nhiệm thuyền trưởng, thuyền viên thì các doanh nghiệp, các chủ phương tiện nghiên cứu kỹ các văn bản để thực hiện, trong đó cần nghiên cứu Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010, Thông tư số 20/20111/TT-BGTVT ngày 31/3/2011, về vận tải hành khách theo hợp đồng tuyến, vé hành khách, bán vé, lập danh sách hành khách, bến, nội qui nhà chờ, biểu đồ tuyến hành khách, có đầy đủ định biên thuyền viên, có số danh bạ thuyền viên và nhân viên phục vụ;
  • Khảo sát bổ sung số lượng thuyền chèo và cano vào danh mục phương tiện vận chuyển khách DL để ngành quản lý;
  • Thanh tra Sở VHTTDL và Thanh tra Sở GTVT tiến hành thanh, kiểm tra các phương tiện vận chuyển DL thủy nội địa và bến đò DL trên địa bàn tỉnh Bến Tre khi Thông tư có hiệu lực thi hành./.
Hội nghị triển khai Thông tư liên tịch số 22/TTLT-BGTVT-BVHTTDL