Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Liên kết phát triển du lịch cụm phía Đông đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2016

Vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh Tiền Giang (cụm trưởng năm 2016) đã tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm và phương hướng hoạt động của 6 tháng cuối năm về việc liên kết phát triển du lịch trong cụm; đồng thời kết nạp thêm tỉnh Đồng Tháp vào cụm phía Đông ĐBSCL.
Quang cảnh Hội nghị
Nhân kỷ niệm 56 năm xây dựng và phát triển ngành du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2016), ngày mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Nghị định số 26/CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam thuộc Bộ Ngoại thương, đánh dấu cột móc quan trọng cho sự ra đời của ngành du lịch Việt Nam. Nhân dịp nầy Hiệp Hội Du lịch ĐBSCL kết hợp với Sở VHTTDL các tỉnh liên kết gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Long An và Đồng Tháp để sơ kết hoạt động những tháng đầu năm 2016 và Hiệp hội chính thức công bố quyết định kết nạp Đồng Tháp vào chung trong cụm phía Đông. Vậy ĐBSCL đã có 2 cụm (phía Đông và phía Tây duyên hải ĐBSCL) với 12 tỉnh, thành; còn một tỉnh  trong vùng, thời gian tới sẽ nhập vào cụm phía Tây để tạo sự liên kết phát triển du lịch cho cả vùng.

Chương trình hợp tác phát triển du lịch đã có kế hoạch hàng năm và có nhiều nổ lực trong việc liên kết, hợp tác với nhau. từng bước rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung các hoạt động cho phù hợp theo tình hình chung của cả nước. năm 2015 cụm phía Đông đã đón được 5,560 triệu lượt khách, trong đó 1,19 triệu lượt khách quốc tế. Tuy tương đồng về bản sắc văn hóa vùng Tây Nam bộ, đời sống sinh hoạt của dân cư và tiềm năng du lịch tuy có giống nhau nhưng mỗi địa phương đều xây dựng cho mình những sản phẩm du lịch mang nét đặc thù và có thế mạnh riêng; từ đó có thể liên kết khai thác thành sản phẩm đặc trưng của cụm với nhiều sản phẩm du lịch phong phú hơn.
Ông Lê Thanh Phong - Phó Chủ tịch Hiệp Hội DL ĐBSCL (đứng giữa) trao quyết định cho Lãnh đạo sở VHTTDL tỉnh Đồng Tháp về việc kết nạp thành viên mới của Cụm liên kết gồm (Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp)
Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2016 cũng đã nhận định rõ thế mạnh của từng tỉnh như: Tỉnh Tiền Giang du lịch miệt vườn, kết hợp với chợ nổi Cái Bè, các di tích như: Rạch Gầm - Xoài Mút, chiến thắng Ấp Bắc, Làng cổ Đông Hòa Hiệp,... Tỉnh Bến Tre tham quan các Cồn như Cồn Phụng (Đạo Dừa), cồn Qui, cồn Hưng Phong, làng nghề hoa kiểng - cây giống Cái Mơn - Chợ Lách, các di tích như Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản, Nguyễn Thị Định,... đặc biệt là chợ nổi Dừa kết hợp sông nước miệt vườn Xứ Dừa mà không trùng lắp nơi đâu. Tỉnh Trà Vinh với tham quan thắng cảnh Ao Bà Om, khai thác văn hóa Khmer với các ngôi chùa nổi tiếng của người Campuchia như chùa Ân, chùa Cò, chùa Hang,...; biển Ba Động, đền thờ Bác Hồ và nhiều lễ hội của dân tộc Khmer như Ok-Om-Bok, Chol Chnam Thmay,... Tỉnh Vĩnh Long cũng du lịch miệt vườn nhưng tại các cù lao như Bình Hòa Phước đã để lại nhiều dấu ấn cho loại hình du lịch homestay đối với khách ngoại quốc, các di tích Văn Thánh Miếu, đền thờ Phạm Hùng, đền thờ Võ Văn Kiệt gắn liền các làng nghề truyền thống như làng nghề sản xuất tào hủ ky,... Tỉnh Long An  trải nghiệm làng nổi Tân Lập, các di tích lịch sử như di tích Văn hóa lịch sử Nguyễn Trung Trực, khu căn cứ Tỉnh ủy Long An; khu du lịch HappyLand,... Tỉnh Đồng Tháp tham quan trải nghiệm vườn Quốc gia Tràm Chim - Tam Nông, khu lưu niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc, Làng hoa Sa Đéc, Khu sinh thái Gáo Giồng;... Đó là những sản phẩm đặc trưng từng địa phương đã tạo một tuyến du lịch đầy hấp dẫn và phong phú sản phẩm du lịch trong một cuộc hành trình trải nghiệm tại ĐBSCL mà Cụm phía Đông đã đại diện cho vùng sông nước miền Tây Nam của đất nước.

Cụm cũng đã tích cực tham gia các hoạt động do các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành tổ chức; đã thể hiện được tiếng nói chung. Thông qua nhiều hoạt động hợp tác như các diễn đàn hợp tác, các hội chợ, hội nghị, hội thảo xúc tiến du lịch đã tăng cường được sự gắn kết, thúc đẩy du lịch từng đại phương phát triển mà trọng tâm là du lịch cụm, vùng. Trong những năm qua, khi thực hiện liên kết, các tỉnh trong cụm đều xây dựng và triển khai thực hiện Qui hoạch và Đề án Phát triển du lịch đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

Các Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch (TT.TXTDL) các tỉnh và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch (TT.XTĐTTMDL) thường xuyên trao đổi học tập kinh nghiệm về công tác tuyên truyền, quảng bá trên hệ thống thông tin đại chúng; phối hợp tham gia gian hàng chung của Ngày hội du lịch TP.Hồ Chí Minh 2016 với kết quả giải nhất gian hàng đẹp của Năm địa phương - Một điểm đến; tham gia gian hàng chung tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Đà Nẵng lần I - 2016 được nhiều công ty lữ hành và nhiều nhà du lịch trong và ngoài nước quan tâm;  Tham gia lễ hội Văn hóa Du lịch Thương mại nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng Tây Ninh 2016; tham gia lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần V- 2016 tại Cần Thơ; tham gia khảo sát tuyến du lịch Campuchia - Thái Lan do Hiệp hội du lịch ĐBSCL tổ chức. ... 

Năm 2016 đã thực hiện được 10.000 ấn phẩm chung về giới thiệu du lịch của cụm như “Thông tin chung du lịch Năm địa phương - Một điểm đến” để giới thiệu đến du khách gần xa trong các kỳ tham gia hội chợ, hội thảo nhằm giới thiệu tour, tuyến, điểm du lịch hấp dẫn, sản phẩm đặc thù của từng địa phương trong cụm thành một tour liên hoàn, dài ngày để giữ chân khách khi đến vùng ĐBSCL, đặc biệt là đến với Cụm phía Đông duyên Hải. Đây là ấn phẩm chung thứ hai sau khi thực hiện 10.000 bản đồ du lịch chung vào cuối năm 2015. 

Với những bước đầu liên kết đã đem lại nhiều kết quả khả quan, và có chiều hướng ngày càng phát triển sau ba năm hoạt động của cụm; tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao và chỉ mới thể hiện ở quan điểm của các mối quan hệ từ cấp dưới đến cấp cao hơn; còn thiếu nhiều hành động cụ thể hóa để thực hiện, cũng như chưa mang tính chuyên nghiệp, còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ trong hợp tác thường xuyên. Các doanh nghiệp du lịch vẫn chưa liên kết mang tính bền vững, còn nhiều hạn chế, vẫn còn mang tính tự phát là chủ yếu. Nguồn kinh phí xúc tiến của từng tỉnh về quảng bá du lịch vẫn còn khác nhau và chênh lệch nhau nhiều giữa các tỉnh, thường là thấp dẫn đến nhiều khó khăn trong phối hợp hoạt động xúc tiến. Các ấn phẩm chung chưa nhiều để đáp ứng yêu cầu quảng bá tour, tuyến chung trong cụm; do Trung tâm chưa đồng nhất, có tỉnh là TT. TTXTDL có tỉnh TT.XTĐTTMDL dẫn đến sự thống nhất hoạt động chưa cao,...

Với những hạn chế mà hội nghị đã đưa ra cho thấy sự liên kết hết sức cần thiết nhưng hiệu quả đem lại chưa nhiều; thông tin sản phẩm còn yếu dẫn đến du khách chưa biết nhiều; Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cần có qui chế thông tin trên các truyền thông đại chúng; không nên đòi hỏi mãi cái mới mà năm nào cũng đặt ra, mà phải xây dựng sản phẩm đặc thù của ĐBSCL rồi sau đó là sản phẩm của từng tỉnh thì mới không trùng lắp,... Ông Nguyễn Ngọc Minh - Giám đốc sở VHTTDL Tiền Giang nhận định.

Ông Trần Duy Phương, Phó giám đốc thường trực sở VHTTDL Bến Tre phát biểu: Việc đánh giá về nguồn thu từ khách du lịch cần xem lại thống nhất cách đánh giá để từng tỉnh trong cụm có sự thống nhất chung; Trong sơ kết, tổng kết cần đánh giá mối liên kết, những việc đã liên kết, hiệu quả các mối liên kết, (trong đó, giữa các sở VHTTDL, giữa các Trung tâm, giữa các doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành ,...) để có biểu dương, khen thưởng hoặc rút kinh nghiệm,.. sắp tới Bến Tre sẽ theo dõi và xem xét khen thưởng các công ty lữ hành đã đưa khách với số lượng lớn về Bến Tre, nhằm khuyến khích phát triển hoạt động du lịch. Tỉnh Bến tre cũng đang xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho tỉnh như xây dựng mô hình homestay tại Bến tre nhằm phát triển du lịch cộng đồng kết hợp trải nghiệm quê hương Xứ Dừa.

Đại diện Sở VHTTDL các tỉnh cũng đề nghị cụm trưởng cần xây dựng kế hoạch phối hợp cho thời gian dài (3 hoặc 5 năm) để việc phân khúc thời gian thực hiện tốt hơn khi bàn giao cụm trưởng hằng năm; cần thực hiện tuyên truyền chéo để thông tin lẫn nhau, đồng thời cũng nắm được thông tin chung cho toàn cụm; cần nên xoay vòng để tổ chức sự kiện cho cụm nhằm thu hút khách du lịch về với ĐBSCL nói chung và từng địa phương nói riêng. Tỉnh Trà Vinh sẽ chuẩn bị nhận cụm trưởng vào năm 2017 sắp tới và sẽ tiếp tục thực hiện những công việc đã được rút kết kinh nghiệm thời gian qua. Hy vọng sự liên kết sẽ ngày càng bền vững và trở thành một sản phẩm du lịch đặc thù của Cụm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long./.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Triển khai Đề án phát triển du lịch huyện Thạnh Phú để chuẩn bị cho Hội thảo khoa học cấp tỉnh

Hội thảo được UBND tỉnh phê duyệt tổ chức ngày 27/9/2016 với chủ đề “Du lịch biển góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạnh Phú”; ngày 19/7/2016 Huyện Thạnh Phú mời các chuyên gia về Hội nghị để triển khai Đề án phát triển du lịch của huyện và tổ chức đi thực địa ở Khu du lịch địa phương tại hai xã Thạnh Phong và Thạnh Hải thuộc huyện Thạnh Phú do ông Đào Công Thương - PCT Ủy ban nhân dân huyện chủ trì, cùng lãnh đạo các phòng, ban của huyện.
GS,TS Vũ Gia Hiền (thứ 3 từ trái sang) cùng đoàn khảo sát thực địa tại xã Thạnh Phong
Khách mời Hội nghị có các nhà khoa học và chuyên gia du lịch như: GS Tiến sĩ Vũ Gia Hiền, trường Âu Việt; PGS Tiến sĩ Lê Mạnh Tân; Tiến sĩ Ngô Hoàng Đại Long - Trung tâm Nghiên cứu Biển - Đảo; Tiến sĩ Ngô Văn Bé - trường Đại Học Đồng Tháp cùng chuyên viên nghiên cứu khoa học của trường; Hiệu trưởng Lê Thành Công - trường CĐ Bến Tre cùng các phòng nghiên cứu khoa học của trường; Đại diện Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre.

Hội nghị chủ yếu là tìm hiểu thông tin về thực trạng và hướng phát triển du lịch cho huyện Thạnh Phú, nhất là tập trung cho sự phát triển khu du lịch địa phương đã được UBND tỉnh phê duyệt; ông Đào Công Thương đã gợi ý một số vấn đề tập trung nghiên cứu để giúp huyện nhà trong phát triển du lịch như: Tài nguyên du lịch biển, vùng ngập mặn, các làng nghề, đầy tiềm năng du lịch, tuy nhiên còn lúng túng trong việc bắt đầu đi vào thực hiện; việc phát triển sản phẩm để tạo ra sự nhận dạnh thương hiệu cho huyện cũng như nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế về giao tiếp, tính chuyên nghiệp chưa có; Mở rộng không gian du lịch địa phương, du lịch phát triển thì môi trường phải là sự nan giải khi khai thác du lịch; Các loại hình du lịch, trong đó du lịch tâm linh là rất cần thiết khi cải tạo và xây dựng miếu bà Chúa Xứ, lăng Ông Nam Hải, di tích lịch sử,...; Du lịch cộng đồng chỉ mới hình thành về tổ chức (Hợp tác xã du lịch Thạnh Phong) còn lúng túng trong việc khai thác và phát triển;...
Đoàn khảo sát tọa đàm tại nhà dân, nơi tham gia du lịch cộng đồng, du lịch homestay; nghe Đ/c chủ tịch xã Thạnh Phong báo cáo thực trạng du lich của xã
Với nhu cầu cấp thiết nhằm cụ thể hóa nghị quyết của Huyện Ủy nhiệm kỳ nầy đã đề ra, Huyện tổ chức cuộc thực địa để nhằm nắm bắt thực trạng phát triển du lịch và tiềm năng du lịch tại đây, giúp các chuyên gia, các nhà khoa học nắm bắt và tham gia viết bài cho kỷ yếu của Hội thảo sắp tới. Các nhà khoa học cũng đã đặt ra nhiều ý tưởng cho việc phát triển du lịch của huyện như: để phát triển du lịch biển sạch cần học tập theo Cần Giờ và Hà Tiên về việc lấn biển; Việc phát triển du lịch tâm linh là cải tạo những cái đã có là đương nhiên. Tuy nhiên, nên nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh dân gian mang tín ngưỡng trong sáng, lành mạnh như: xây dựng giếng nước ngọt có âm vọng thanh từ đáy giếng tạo sự linh thiêng cầu nguyện trong những đêm trăng rằm hay tại Bia tưởng niệm cuộc thảm sát tập thể 21 nạn nhân tại xã Thạnh Phong hoặc di tích Mồ chôn 21 người trúng bom NaPan tử vong tại xã Thạnh Hải xây dựng tượng bà mẹ Việt Nam Anh Hùng để ghi nhận công lao của những bà mẹ bám đất, bám biển, đến những đứa con hy sinh vào huyền thoại Con đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre. 

Qua cuộc khảo sát thực địa, các nhà khoa học cũng đã có nhiều ý tưởng hay cũng như sẽ có nhiều quan điểm trong việc phát triển du lịch tại huyện Thạnh Phú và sẽ thể hiện qua các bài viết trong kỷ yếu sắp tới; cũng như trong những tham luận tại Hội thảo vào 27/9/2016./.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Hội nhập và phát triển bền vững - Một quá trình dài của những kỳ MDEC (2007-2016) Ngành du lịch ngày càng được quan tâm và khởi sắc

Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức hàng năm là hoạt động liên kết giữa các bộ, ngành trung ương, UBND các tỉnh ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh nhằm hợp tác đề xuất cơ chế, chính sách phát triển kinh tế cho vùng và từng bước cũng có sự chú trọng đến du lịch là một ngành công nghiệp không khói đã được các tỉnh đưa vào nghị quyết để phát triển du lịch nhằm góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương.

Năm 2007, MDEC - TP.Hồ Chí Minh với chủ đề “Kinh tế ĐBSCL những tác động từ WTO” đã bước đầu cho việc nhìn nhận về việc hội nhập thương mại thế giới đối với ĐBSCL, các doanh nghiệp kinh doanh cần lưu ý đây là động lực và tiền đề cho việc phát triển kinh tế sau khi có sự tác động của hội nhập WTO.
Sân khấu hóa buổi khai mạc MDEC Hậu Giang - 2016
Năm 2008, MDEC - Cần Thơ với chủ đề “Vì sự phát triển hạ tầng giao thông”. Năm 2009, MDEC - An Giang với chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL trong thời kỳ mới”. Đến năm 2010, MDEC - Kiên Giang với chủ đề “Phát huy lợi thế sông, biển phát triển kinh tế bền vững”. Năm 2011, MDEC - Cà Mau với chủ đề “ĐBSCL liên kết phát triển bền vững”. Năm 2012, MDEC - Tiền Giang với chủ đề “ĐBSCL hướng tới nền nông nghiệp chất lượng và bền vững trong thời kỳ hội nhập”. Năm 2013 MDEC - Vĩnh Long với chủ đề “ĐBSCL hướng đến nền kinh tế xanh”. Năm 2014 MDEC Sóc Trăng với chủ đề “Tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL”. Để tạo điều kiện cho du lịch ĐBSCL phát triển, năm 2015 là năm du lịch quốc gia Phú Quốc - Kiên Giang, đồng thời để Cần Thơ đăng cai với chủ đề “Tuần lễ du lịch xanh” nhằm tập trung toàn bộ cho du lịch ĐBSCL phát triển. 
Gian hàng nhà dừa tỉnh Bến Tre trưng bày sản phẩm đặc thù của tỉnh tại MDEC-2016
Cần Thơ là một thành phố loại I trực thuộc Trung ương, cũng là thành phố lớn nhất ĐBSCL đã kết nối với các tỉnh trong vùng để phát triển du lịch. Tuần lễ du lịch xanh đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực sau đó; du lịch các vùng miền khác, các công ty lữ hành lớn trên toàn quốc và các công ty nước ngoài cũng quan tâm nhiều. Sau các sự kiện diễn ra của Tuần lễ du lịch xanh đã giúp các tỉnh trong khu vực ĐBSCL tạo ra thêm nhiều sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch, cũng như thu hút được nhiều khách hơn.

Năm 2016, tỉnh Hậu Giang đăng cai MDEC với chủ đề “ĐBSCL chủ động hội nhập và phát triển bền vững”; diễn ra từ ngày 11 đến 17/7/2016 tại thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang. Chuỗi hoạt động diễn ra với 7 sự kiện chính trong đó nội dung tập trung việc chủ động hội nhập và phát triển bền vững. Đây là một “sân chơi” lớn đang ở phía trước; nhiều Hội thảo, Hội nghị nhằm phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL; bàn thảo nhiều về vấn đề an sinh xã hội vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, diễn đàn lần nầy có các sự kiện kết hợp do các bộ, ngành, TP.HCM và tỉnh Hậu Giang tổ chức, trong đó có Hội thảo phát triển du lịch ĐBSCL do Tổng cục Du lịch chủ trì; Hội nghị xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch vùng ĐBSCL với TP.Hồ Chí Minh do BCĐ Tây Nam bộ và UBND TP.HCM tổ chức. Đây là cơ hội để các tỉnh, thành nội vùng mời gọi đầu tư cũng như các doanh nghiệp đầu tư gặp khó khăn sẽ kịp thời tháo gỡ nhằm tăng cường mối liên kết, thúc đẩy hợp tác xúc tiến ĐT-TM- DL giữa các tỉnh thành đã ký kết hợp tác cùng hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó phát triển xúc tiến du lịch đến năm 2020 trở thành kinh tế mũi nhọn của từng địa phương và cả nước.

Hội Nghị cũng đã khẳng định du lịch ĐBSCL có lợi thế rất lớn với hơn 700km bờ biển cùng hệ thống sông nước, kênh rạch, vườn cây, văn hóa các dân tộc, ... rất phù hợp với sinh thái sông nước miệt vườn và nhất là có hai sân bay quốc tế (Cần Thơ và Phú Quốc) đã thúc đẩy phát triển du lịch trong cả vùng ĐBSCL. 

Bến Tre cách Cần Thơ 100km đi trên quốc lộ 1A nối qua quốc lộ 60 rất thuận lợi trong việc lưu thông du lịch; đồng thời Bến Tre cũng là tỉnh có 65km bờ biển, có sông ngòi chằng chịt, có rừng Dừa bao la, phù hợp với sự nhận định của Hội nghị. Hiện Bến Tre đang liên kết phát triển du lịch với các tỉnh trong cụm phía Đông ĐBSCL gồm Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp. Mỗi địa phương có những sản phẩm du lịch đặc thù tạo thành một tour, tuyến du lịch phong phú, đa dạng sản phẩm, giúp du khách đến ĐBSCL không thể không về dăm ba ngày để tìm hiểu và trải nghiệm tại cụm phía Đông duyên hải (là một trong hai cụm của ĐBSCL). Trong tương lai không xa, sự kết nối du lịch giữa các tỉnh liên kết sẽ vang xa với thương hiệu “Sáu địa phương - Một điểm đến” trong đó Bến Tre với thương hiệu “Sinh thái - sông nước Xứ Dừa” và thương hiệu của các tỉnh bạn trong cụm cùng vang xa./.

Sản phẩm du lịch Xứ Dừa - Đa dạng và hấp dẫn

Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, được biết đến là cái nôi Đồng Khởi và cũng là quê hương của xứ Dừa. Nằm ở cuối nguồn sông Mekong nên Bến Tre sở hữu nhiều kênh rạch, vườn cây trái, hoa kiểng và những vườn dừa bạt ngàn. Tham quan du lịch tại tỉnh Bến Tre, quý vị được trãi nghiệm và hoạt động với nhiều loại hình du lịch sinh thái, lưu trú tại gia đình người dân địa phương, tận hưởng không khí trong lành của vùng sông nước yên bình và thơ mộng.
Buổi Chợ hoa xuân bên dòng sông Bến Tre
Bến Tre có nhiều tuyến du lịch để du khách lựa chọn như: Tuyến Mekong sinh thái sông nước (Long, Lân, Qui, Phụng), du thuyền trên sông Tiền, chèo xuồng, đi xe ngựa đường làng, ăn trái cây, nghe nhạc tài tử, tham quan vườn cây trái, lò kẹo dừa, khu du lịch Đạo Dừa;  Tuyến Mỏ Cày Nam - Cái Mơn, du thuyền tham quan chợ nổi buôn bán dừa, lò kẹo dừa, cơ sở chỉ xơ dừa, làng hoa kiểng-cây trái Cái Mơn…; Tuyến sinh thái sông nước 3 xã Mỹ Thạnh An - Nhơn Thạnh - Phú Nhuận, thành phố Bến Tre, du thuyền trên sông Bến Tre, tham quan lò gạch, các cơ sở chế biến dừa ven sông, lò kẹo dừa, vườn dừa dứa, làng nghề dệt chiếu, chèo xuồng…; Tour về nguồn Giồng Trôm - Ba Tri, viếng khu tưởng niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, sư biểu Võ Trường Toản và tiến sĩ đầu tiên ở Nam kỳ Phan Thanh Giản…; Tour du lịch sinh thái biển Thạnh Phú: Tham quan di tích Đồng khởi, nhà cổ Huỳnh Phủ, làng nghề làm nón, làm lu, rừng sinh thái ngập mặn, thưởng thức hải sản tươi sống, sinh hoạt cộng đồng dân cư miền biển…

Đến Bến Tre, du khách có cơ hội chọn nhiều điểm đến như du lịch Cồn Phụng và các vườn cây trái lân cận; Resort Forever Green Phú Túc, Châu Thành; điểm du lịch Phú An Khang xã Bình Phú, Thành phố Bến Tre; vườn hoa kiểng và cây trái Cái Mơn - Chợ Lách; vườn dừa Cồn Ốc - Hưng Phong. Các nhà hàng từng chinh phục thực khách khó tính với nhiều món ăn độc đáo Xứ dừa (Gỏi củ hủ dừa tôm-thịt; tép rang dừa; thịt kho nước dừa và cơm dừa) như: Nhà hàng Sông nước Miền tây; nhà hàng Cồn Phụng; nhà hàng Diễm Phượng; nhà hàng Nổi Bến Tre; nhà hàng sân vườn Phú An Khang. Dịch vụ lưu trú cả theo chuẩn khách sạn hay dạng homestay như: Khách sạn Riverside, 4 sao, Khách sạn 3 sao có: Việt Úc, Hàm Luông và Forever Green resort; khách sạn Hùng Vương. Homestay nhà dân được du khách ưa thích có Cái Cấm, Mỏ Cày Bắc; Năm Hiền, Chợ Lách; Duyên Quê, Hai Hồ, 3 Danh ở Nhơn Thạnh, TP Bến Tre.
Du thuyền liên tuyến có dịch vụ lưu trú trên sông
Bến Tre hiện có 16 di tích cấp quốc gia, 31 cấp tỉnh và lễ hội Nghinh Ông Bình Thắng vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cùng nhiều danh lam thắng cảnh đang được khai thác, phát huy một cách sống động trong hoạt động du lịch. Những địa phương có các khu di tích lịch sử văn hóa thường xuyên bảo quản sạch đẹp và tạo sản vật mang tính đặc trưng riêng phục vụ du lịch hiệu quả. Nhiều dự án du lịch tại những cồn trên sông Tiền, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên đang được mời gọi đầu tư cũng như tiếp tục thực hiện các dự án khu du lịch Mekong Pearl Cồn Phụng, khu du lịch cồn Phú Bình, sân chim Vàm Hồ - Ba Tri, khu du lịch sinh thái cồn Ốc…

Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc ở Giồng Trôm; làng hoa kiểng và cây giống Cái Mơn, Chợ Lách; làng nghề đan đát và nấu rượu Phú Lễ, Ba Tri; làng nghề thủ công mỹ nghệ từ cây dừa Mỏ Cày Nam và Châu Thành luôn hấp dẫn du khách đến trải nghiệm. Đặc sản Bến Tre phong phú và đa dạng: Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng sửa, kẹo dừa, rượu Phú Lễ, hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ từ cây dừa cùng nhiều loại trái cây nổi tiếng: Bưởi da xanh, dừa xiêm, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt.

Liên tuyến du lịch: Tuyến trục quan trọng nhất hiện nay của du lịch vùng ĐBSCL là trục từ TPHCM-Cần Thơ. Bến Tre là tâm điểm vùng du lịch phía đông ĐBSCL với các tuyến chính là: Tuyến TPHCM - Long An - Tiền Giang - Bến Tre - Vĩnh Long - Cần Thơ nối các tỉnh phía tây An Giang, Kiên Giang…(ngược lại) và tuyến TPHCM - Long An - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng nối các tỉnh phía nam Bạc Liêu, Cà Mau…(ngược lại).

Phương hướng phát triển du lịch bền vững, tới đây, ngành du lịch Bến Tre sẽ kêu gọi đầu tư thêm các cơ sở lưu trú và nhà hàng, cơ sở ăn uống mới tại TP Bến Tre và các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Chợ Lách đạt chuẩn phục vụ du khách cũng như tập trung phát điểm du lịch phục vụ thưởng ngoạn, trải nghiệm cảnh quan sông nước, vườn cây ăn trái, vườn dừa xen ca cao và bưởi da xanh;... Ngoài ra, TP.Bến Tre nghiên cứu phát triển cụm du lịch cộng đồng, tạo điểm nhấn từ các không gian dừa độc đáo, khu vui chơi giải trí theo tuyến ven sông từ cầu Mỹ hóa về cầu Bến Tre. Sớm đầu tư xây dựng bến tàu du lịch của tỉnh để hướng các công ty lữ hành thành Trung Tâm lữ hành mở rộng các tuyến du lịch sông nước về Giồng Trôm phát triển du lịch cộng đồng xã Hưng Phong (cồn Ốc) và các huyện Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và huyện Chợ Lách. Phấn đấu năm 2020 du lịch Xứ Dừa sẽ đón và phục vụ trên 1.700.000 lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt 1.890 tỉ đồng và sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh./.

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Đánh giá thực trạng để phát triển du lịch

Đó là việc cụ thể cần làm ngay tại các địa phương có tiềm năng du lịch cần phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Bến Tre là huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Chợ Lách và TP. Bến Tre để làm điểm nhấn cho du lịch toàn tỉnh.

Để triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ X về phát triển du lịch và tiếp tục thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII thông qua tại kỳ họp lần thứ XII. Đồng thời cụ thể hóa Đề án “Phát triển thương mại, dịch vụ và Du lịch tỉnh Bến tre đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”.

Ngày 11/7/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh có cuộc họp do ông Nguyễn Hữu Phước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Đến dự có đại diện UBND của huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Chợ Lách và TP. Bến Tre; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo phòng Quản lý Du lịch; lãnh đạo Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch cùng dự.
Quang cảnh cuộc họp, Ông Nguyễn Hữu Phước - PCT UBND tỉnh chủ trì (Người ngồi giữa)
Lãnh đạo tỉnh đề nghị các địa phương và ngành chủ quản báo cáo thực trạng và bàn sâu vào ba nội dung chính là “Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội thúc đẩy phát triển du lịch; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngành Du lịch và xây dựng các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù riêng có tại từng huyện và thành phố Bến Tre”.

Thực Trạng

Theo báo cáo thực trạng cho thấy những năm qua, nhất là khoảng thời gian từ năm 2010 trở lại đây du lịch có bước phát triển khá tốt, có chiều hướng khởi sắc cho du lịch xứ dừa từng bước đi theo sự phát triển du lịch chung của cả nước; các loại hình du lịch sinh thái sông nước miệt vườn Xứ Dừa là nét đặc thù chung của tỉnh; bên cạnh đó các loại hình du lịch khác như du lịch về nguồn, tham quan các khu văn hóa lịch sử cũng phong phú như: Khu di tích Nguyễn Đình Chiểu, Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, di tích Đồng Khởi,... đã thu hút du khách tham quan khá đông; loại hình du lịch trải nghiệm rừng ngập mặn kết hợp tham quan di tích lịch sử, làng nghề và văn hóa bản địa vùng biển cũng phát triển tốt.

Nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư xác định được vị trí, vai trò và xem việc phát triển du lịch là nhiệm vụ quan trọng để góp phần cho phát triển kinh tế xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội như cầu đường, điện, nước, viễn thông,... cũng được xây dựng tương đối đồng bộ đã tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư du lịch về Bến Tre, giúp nhà đầu tư tiếp cận được các vùng quy hoạch du lịch của tỉnh. Hằng năm đều có sản phẩm mới ra đời; cơ sở lưu trú đủ sức phục vụ du khách theo từng phân khúc; bước đầu 1 sao, 3 sao rồi 4 sao; những điểm du lịch từng bước chỉnh trang, tăng dần dịch vụ và có chất lượng; những tour, tuyến mới cũng được khai thác,...

Hoạt động thông tin, xúc tiến giới thiệu quảng bá thường xuyên đổi mới về hình thức và nội dung, giúp du khách gần xa biết nhiều đến Bến Tre và đã thu hút lượng khách về Bến Tre hằng năm tăng 13% so với cùng kỳ. Năm 2010 lượng khách chỉ có khoảng 500.000 lượt thì năm 2015 đã thu hút 1 triệu lượt, trong đó khách quốc tế chiếm 43%. Chương trình liên kết đã ký kết để phát triển du lịch với Hà Nội, TP.HCM, Bạc Liêu, Cần Thơ; các tỉnh liên kết trong cụm phía Đông đồng bằng sông Cữu Long gồm 6 tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Long An và Đồng Tháp cũng có chiều hướng phát triển tốt, đã liên kết những tour liên tỉnh và cũng đã tạo cho du khách quan tâm nhiều đến Bến Tre.

Tuy nhiên vẫn còn một số địa phương chưa được đầu tư nâng cấp về điện, nước, đường giao thông,... để du khách tiếp cận các điểm du lịch tốt, nhất là còn khó khăn trong dân sinh, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay; Sản phẩm du lịch còn mang nét chung, chưa bật lên đặc thù của từng huyện, từng địa phương để trở thành sản phẩm đặc thù chung của tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Những hạ tầng kỹ thuật du lịch được phân bổ hàng năm chưa đáp ứng với nhu cầu kinh phí dự án; một số dự án triển khai chậm; ... 

Tất cả những hạn chế đó là do lãnh đạo các cấp, các ngành chưa quan tâm đúng mức đến ngành du lịch; lúng túng trong việc xây dựng mô hình mang tính đặc thù của địa phương; Nguồn kinh phí phân bổ cho các dự án chưa đáp ứng theo tiến độ hàng năm; kinh phí hoạt động cho công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch quá hạn hẹp so với các tỉnh trong khu vực; chưa có doanh nghiệp lớn làm đầu đàn để hướng dẫn các doanh nghiệp nhỏ phát triển.

Mục tiêu phát triển

Ngành du lịch của tỉnh đến năm 2020 sẽ trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế trong phát triển du lịch như tài nguyên thiên nhiên, một nét riêng của sinh thái rừng Dừa hiện có, văn hóa lịch sử, các làng nghề truyền thống, đặc biệt là nghề khai thác dừa, các sản phẩm từ dừa làm đề tài chính cho việc xây dựng sản phẩm đặc thù của tỉnh. Tăng cường phát triển các loại hình du lịch sinh thái sông nước miệt vườn (cả ba vùng sinh thái: mặn, lợ và ngọt). Tham quan nghiên cứu văn hóa lịch sử (các di tích cấp quốc gia). Du lịch Tâm linh (các Đình; Chùa; tìm hiểu sự huyền bí của nhà thờ La Mã là một trong ba điểm hành hương của Công giáo Việt Nam; nhà thờ Cái Mơn là nhà thờ lớn nhất khu vực; Tòa thánh Tiên Thiên, tòa thánh Ban Chỉnh của đạo Cao Đài - Việt Nam,...). Du lịch vui chơi giải trí, thương mại, công vụ,... Chỉ tiêu tổng thu từ khách du lịch hàng năm tăng 22% so với cùng kỳ.
Nhà cổ tại TP. Bến Tre, dự kiến chuyển đổi công năng thành khách sạn cổ điển theo kiểu Pháp với qui mô 3 sao và nội thất 4 sao để phục vụ du khách trong chương trình phát triển du lịch cộng đồng tại Bến Tre
Để xây thương hiệu du lịch Bến Tre trước mắt phải tổ chức lại các loại hình dịch vụ du lịch nhằm nâng cao chuỗi giá trị theo hướng xã hội hóa phát triển du lịch, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, xây dựng sản phẩm đặc thù, chú trọng đến phát triển du lịch cộng đồng, tận dụng khai thác phát triển những cái đã có, nâng chất lượng sản phẩm dịch vụ tạo ra đa dạng hóa sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2020 đón và phục vụ 1.700.000 lượt khách, tăng bình quân 11%/năm, tổng thu từ khách du lịch đạt 1.890 tỉ đồng, tăng 22%/năm. 

Vận động xây dựng 7 cơ sở mới để nâng lên 74 cơ sở lưu trú với 1.600 phòng, (trong đó cải tạo công năng, nâng cấp trụ sở cũ Liên hiệp Phụ nữ tỉnh thành khách sạn cổ điển; 1 khách sạn 4 sao tại TP.Bến Tre và 4 khách sạn 2 sao tại các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Chợ Lách, nâng các nhà nghỉ đạt khá lên khách sạn đạt chuẩn); xây dựng 12 cơ sở ăn uống đạt chuẩn để nâng lên 92 cơ sở với 22.300 chỗ ngồi (trong đó TP Bến Tre 4 điểm đạt chuẩn ăn uống và Châu Thành, Chợ Lách, Bình Đại, Thạnh Phú mỗi huyện 2 cơ sở); phát triển 17 điểm du lịch nâng lên 84 điểm du lịch đạt chuẩn phục vụ khách (tập trung xây dựng sản phẩm du lịch thưởng ngoạn, trải nghiệm cảnh quan sông nước, vườn câu ăn trái, vườn dừa xen ca cao, vườn dừa xen bưởi da xanh;...

Để đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm đặc thù, tạo sự khác biệt giữa các tỉnh ĐBSCL mang tính độc đáo, nổi trội, phù hợp với nhu cầu thị trường khách; cần đảm bảo tính chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả và luôn cải tiến để thỏa mãn nhu cầu du khách. Ông Nguyễn Hữu Phước chỉ đạo các huyện và TP.Bến Tre cần nguyên cứu theo hướng phát triển du lịch cộng đồng thành cụm, tạo không gian dừa, nơi sinh hoạt, trò chơi giải trí, khai thác tuyến ven sông từ cầu Mỹ hóa về cầu Bến Tre (cầu BT 2 về cầu BT 1) thành cụm điểm du lịch; nguyên cứu bến tàu du lịch chung của tỉnh trên địa bàn thành phố; tập hợp các công ty lữ hành thành Trung Tâm lữ hành gắn kết với Trung tâm Xúc tiến Du lịch.  Huyện Giồng Trôm tập trung du lịch cộng đồng cho xã Hưng Phong (Cồn Ốc) đồng thời nghiên cứu phát triển du lịch tìm hiểu tâm linh tại Nhà thờ La Mã. Huyện Châu Thành mở thêm nhiều điểm tham quan, cần suy nghĩ phát triển du lịch tâm linh (Tòa thánh Tiên Thiên - Cao đài Việt Nam). Huyện Chợ Lách cần phát triển chọn nhà cổ kết hợp làng nghề cây giống, hoa kiểng và trái cây; hướng trước mắt, huyện tập trung xây dựng làng nghề hoa kiểng Cái Mơn có cổng chào; xây dựng các tuyến đường du lịch từ 3 đến 5m; trùng tu di tích Trương Vĩnh Ký,...

Ông Nguyễn Hữu Phước cũng nhấn mạnh cần lưu ý kỹ để xác định đối tượng khách là ai để phát triển du lịch cho đúng hướng ở từng địa phương. Trong phát triển du lịch, các địa phương cần xem xét vấn đề còn vướn mắc để tháo gở kịp thời; cần thiết lập trạm thông tin du lịch ở từng huyện; cần tuyên truyền quảng bá nhiều hơn, nhất là trên trang thông tin điện tử; quan tâm đến tuyên truyền trực quan; quản lý du lịch cần thường xuyên nhắc nhỡ doanh nghiệp niêm yết giá cả, cần thiết phân loại để quản lý. Đó là những vấn đề trước mắt mà những người quản lý du lịch cần quan tâm để cùng doanh nghiệp bắt tay vào xây dựng sản phẩm đặc thù từng địa phương không trùng lắp để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh trong khu vực ĐBSCL để du lịch Bến Tre có thương hiệu trong phát triển du lịch Việt Nam./.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Hội nghị xúc tiến giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh

Đó là Hội nghị xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 do Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với UBND Tp. Hồ Chí Minh; Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hậu Giang, các bộ, ngành Trung ương và các địa phương có liên quan tổ chức tại Khách sạn Rex - quận I - TP.HCM vào ngày 01/7/2016 theo sự chấp thuận của Phó Thủ tướng Chính phủ.
Gian hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng của Bến Tre tại Hội Nghị
Tỉnh Bến Tre tham dự có ông Nguyễn Hữu Lập - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu Tư,... tham dự.
Hội nghị nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, tăng cường tính liên kết giữa ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh. Bến Tre cũng đã đưa 4 dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh cùng danh mục dự án của vùng ĐBSCL như: 
1. Dự án "Khu du lịch gắn với di tích căn cứ cách mạng Lạc Địa"; qui mô 52ha; vốn đầu tư tùy vào năng lực nhà đầu tư; với mục tiêu tạo bước tiến lớn trong quá trình phát triển du lịch huyện Ba Tri, tạo mối liên kết với các điểm tham quan di tích hiện hữu của huyện nhằm quảng bá di tích lịch sử của huyện;
Ông Nguyễn Thành Phong - Phó Bí thư - Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh chủ trì Hội Nghị (thứ 3 tứ phải sang)
2. Dự án "Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre"; qui mô 630ha; tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng; với mục tiêu nhằm tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì dân, vì nước trên tuyến biển Đông huyền thoại, đồng thời tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, các đầu cầu xuất phát, tiếp nhận vũ khí,... nhằm giáo dục đạo đức về lòng yêu nước, yêu dân tộc, đoàn kết để phát triển du lịch kết hợp giữa về nguốn trải nghiệm và khám phá sinh thái rừng ngập mặn .
3. Dự án "Đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Giao Hòa”; qui mô 248,51ha; tổng vốn đầu tư 2.362,5 tỷ đồng;
4. Dự án "Đầu tư và kinh doanh hạ tầng Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”; qui mô 32ha; tổng vốn đầu tư 240 tỷ đồng./.

Quan tâm hơn về hoạt động loại hình du lịch homestay trên địa bàn Tp. Bến Tre để phát triển

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại công văn số 2129/UBND-VHXH ngày 05 tháng 5 năm 2016 về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh Ủy. Đầu tháng 7/2016 vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre (VHTTDL) tổ chức cuộc họp tại Văn phòng Sở nhằm trao đổi với TP.Bến Tre về thực trạng và giải pháp để phát triển loại hình du lịch homestay tại khu vực Nam thành phố Bến Tre gồm 3 xã: Mỹ Thạnh An, Nhơn Thạnh và Phú Nhuận để nhân rộng ra trên địa bàn thành thành phố nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

Chủ trì cuộc họp, ông Trần Duy Phương - Phó Giám đốc thường trực Sở VHTTDL cùng lãnh đạo phòng Quản lý Du lịch; Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre; phía thành phố Bến Tre có ông Nguyễn Văn Thương - Phó Chủ tịch UBND thành phố cùng đại diện lãnh đạo phòng Văn hóa Thông tin, phòng Quản lý Đô thị, phòng Kinh tế, phòng Tài nguyên Môi trường và Phó Chủ tịch UBND của ba xã Mỹ Thạnh An, Nhơn Thạnh và Phú Nhuận tham dự.
Quang cảnh buổi họp Giữa Sở VHTTDL và TP.Bến Tre
Cuộc họp nhằm báo cáo sơ bộ thực trạng tình hình phát triển du lịch trên địa bàn thành phố và hướng giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng trong thời gian tới. Ông Trần Duy Phương đề xuất một số việc cần có sự đồng thuận từ tỉnh, thành phố, các xã, phường và cả người dân trong việc xây dựng mô hình du lịch đặc thù nhằm tiến hành triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ X về phát triển du lịch; cũng đồng thời tiếp tục thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bến Tre giai đoạn 2011 - 2015 tầm nhìn 2020.

Cuộc họp cũng đưa ra nhiều ý kiến đề xuất trong việc hoạt động du lịch cần phải chọn phương tiện vận chuyển khách du lịch trong phạm vi đường nông thôn như cải tạo xe hoa lâm đẹp lên thành xe du lịch như xe Túc Túc của Thái Lan hay Campuchia đang sử dụng; hay sử dụng xe lam để làm xe đặc trưng cho Bến Tre hoặc dùng xe điện như những nơi du lịch khác của các tỉnh, thành bạn.

Cuộc họp cũng đề cập một số vấn đề mà Ủy ban nhân dân thành phố Bến Tre cần khảo sát thực trạng để xây dựng cầu tàu du lịch chung của tỉnh, tập hợp các công ty lữ hành về một điểm tập trung; bảng chỉ dẫn du khách tại ngã ba, ngã tư đường nông thôn; làm bản đồ du lịch liên ba xã trong khu vực; làm nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn ba xã, nơi mà có tập trung nhiều du khách; thống nhất với Cảnh sát giao thông thành phố hướng dẫn dùm cho xe khách có bản số lạ nhằm tạo ấn tượng tốt đối với khách du lịch đến địa phương; khảo sát hiện trạng những người đang làm du lịch và những người có tâm huyết sẽ làm du lịch để tổ chức đi học tập các mô hình du lịch đang phát triển tại miền Trung, miền Bắc và định hướng phát triển theo tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh trong giai đoạn phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bến Tre đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025./.

Nhìn thực tế để phát triển homestay tại Bến Tre

Loại hình du lịch homestay tại Bến Tre hiện nay đang trên đà phát triển sau khi loại hình du lịch tham quan sông nước miệt vườn Xứ Dừa đã thành công. Nhất là đối với du khách thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, v.v…; đặc biệt là khách nước ngoài đến Việt Nam và về miền Tây Nam Bộ; khi tham quan cần có sự trải nghiệm cuộc sống và văn hóa của người dân bản địa. Từ đó mà loại hình du lịch homestay xuất hiện dần từ những năm 2004 đến nay để giữ chân du khách dài ngày tại Bến Tre.

+ Thực Trạng

Du lịch Bến Tre mới bắt đầu phát triển từng bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, mỗi năm lượng khách tăng dần bình quân là 13%/năm; đến năm 2015 lượng khách đã đạt 1 triệu lượt, trong đó khách quốc tế chiếm 40%; đó là con số mà Bến Tre tự hào trong hiện tại. Những năm nối tiếp, du lịch Bến Tre phải phấn đấu như thế nào để thực hiện đúng theo tinh thần nghị quyết của Tỉnh ủy đã đề ra, cũng như thực hiện thành công đề án phát triển du lịch 2016-2020 tầm nhìn đến năm 2025. Mức phấn đấu đến năm 2020 phải đạt 1,7 triệu lượt khách và tổng thu từ khách du lịch phải trên 1.890 tỉ đồng; đây là con số mà những doanh nghiệp làm du lịch, những người làm du lịch, những người quản lý về du lịch trăn trở gì để cùng nhau thực hiện thành công nhất?.

Bến Tre hiện có 20 điểm homestay với 160 phòng, tập trung ở các huyện như Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm và thành phố Bến Tre. Có những homsetay đầu tư khang trang, tiện nghi trang bị đầy đủ để phục vụ du khách nghỉ và sinh hoạt cùng người dân như các homestay: Năm Hiền, Mai Thanh Vân, Jardindu MêKong Homestay, Đại Lộc, Duyên Quê, Du Thuyền Xoài, ... Đó là những ngôi nhà hiện có của người dân được chuyển đổi công năng và xây dựng thêm tạo không khí thoáng mát, cảnh quan sinh động, không khí trong lành gắn với miệt vườn xứ dừa và vườn cây ăn trái bao la, xum xuê, trĩu quả,... Trên địa bàn thành phố mà đại diện là ba xã Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh kỳ vọng sẽ phát triển tiếp tục và chỉnh chu tạo thành sản phẩm đặc trưng loại hình du lịch homestay của sông nước Xứ Dừa nhằm nhân rộng ra toàn tỉnh trong nay mai.
Mô hình homestay của Du lịch Hoa Dừa
Trên địa bàn ba xã Nam thành phố Bến Tre có 5 điểm homestay đang hoạt động như: Hai Hồ, Mười Nở, Hoa Dừa, Ba Danh, và Duyên Quê đã phục vụ khoảng 3.000 lượt khách/năm, chiếm 28% tổng số khách lưu trú tại các điểm homestay trên toàn tỉnh. Đây là nơi có lợi thế hơn các huyện khác bởi điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên sông nước miệt vườn, gần trung tâm Tp. Bến Tre, đường bộ và đường thủy thuận lợi, người dân địa phương còn giữ được bản sắc văn hóa Nam bộ gắn liền những làng nghề truyền thống,... từ đó tạo ra nhiều ưu thế để phát triển loại hình homestay.

Hiện tại loại hình homestay toàn tỉnh năm 2015 đã đón 11.000 lượt khách đến lưu trú tại nhà dân; giá cả những điểm nầy hợp lý, phù hợp với nhiều phân khúc thị trường khách, chỉ giao động từ 200.000 đến 500.000VNĐ đều tùy thuộc vào cơ sở và dịch vụ phục vụ,. Đó là xu hướng tốt cho việc phát triển bền vững loại hình du lịch nầy. Loại hình du lịch nầy cũng đã tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương; người dân được xuất khẩu tại chổ sản phẩm mình làm ra; đồng thời cũng góp phần gia tăng nguồn thu ngân sách địa phương. Cũng từ những loại hình du lịch cộng đồng nầy đã tạo cho người dân có nhiều kiến thức khi tiếp xúc với du khách, tạo được ý thức cho người dân trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn văn hóa bản địa và phát triển từng bước gắn với việc xây dựng xã văn hóa nông thôn mới ở từng địa phương.

Với những thuận lợi và lợi ích ban đầu có nhiều chiều hướng cho việc phát triển bền vững của loại hình du lịch homestay gắn với sinh thái, sông nước miệt vườn của quê hương Xứ Dừa đã lấy đó làm nét đặc trưng thương hiệu du lịch Bến Tre. Tuy nhiên ta không nên tự hào ngần ấy mà sẽ dậm chân tại chỗ rồi dẫn đến tuột hậu, mà tất cả cộng đồng phải cùng chung trách nhiệm để nhìn lại thời gian phát triển đã qua, đồng thời hoạch định phương hướng phát triển từ nay và sắp tới.
Mô hình nghỉ nhà dân tại xã Nhơn Thạnh
+ Nhìn lại:

Thời gian qua do nhu cầu du khách, các lữ hành đã xây dựng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu hiện tại. Những điểm làm du lịch chưa có chuẩn bị cơ sở vật chất cũng như chưa trang bị cho mình đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, còn quá ư đơn giản, dịch vụ bổ sung cho khách chưa nhiều, đội ngũ phục vụ chưa qua đào tạo, trình độ ngoại ngữ yếu, thậm chí không có kinh nghiệm tiếp đón khách quốc tế để tạo sự đồng cảm nhằm thu hút nhiều du khách nhiều hơn; đặc biệt là những điểm tự phát chưa khai thác hết tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn cũng như một số vấn đề xã hội bị ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường phát triển du lịch.

Các homestay tự phát chạy theo xu hướng tức thời, phát triển nhanh nên dẫn đến sự mất nét đặc sắc, thức ăn chưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như chưa đáp ứng đúng yêu cầu của khách quốc tế. Nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn để phục vụ khách du lịch; đó là vào câu nói của ông bà ta thường "bạo phát, bạo tàn" chạy theo thời vụ mà không nghĩ việc bền vững. Khi vốn đầu tư từ những hộ dân bỏ ra mà không có chương trình kế hoạch nên dẫn đến việc chưa có homestay nào đúng với nghĩa homestay đạt chuẩn để phục vụ khách du lịch.

Một vấn đề hết sức lưu ý của những nhà làm du lịch homestay là vì lợi ích kinh tế hiện tại, bắt chước phong cách, lối sống phương Tây dẫn đến cuộc sống bị xáo trộn bởi không lập trường không vững để giữ bản sắc văn hóa địa phương,  phát sinh nhiều tệ nạn liên quan đến khách du lịch, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường thiên nhiên cũng như môi trường du lịch... Điều mà hộ gia đình còn bấp bênh, không chủ động được khi đã tham gia cùng các công ty lữ hành để xây dựng điểm đến là nổi lo không có khách đến, không tiếp cận được với các hoạt động marketing hay tìm kiếm nguồn du khách. Từ đó vẫn phải phụ thuộc vào các công ty lữ hành ép giá; bên cạnh đó sự cạnh tranh của các điểm với nhau tự hạ giá dịch vụ để lôi kéo khách du lịch đã dẫn đến dịch vụ giảm chất lượng, các dịch vụ nghèo nàn, đơn điệu, trùng lấp,... làm ảnh hưởng rất lớn đến việc "phát triển du lịch bền vững".

Một chú ý nữa không kém để góp phần cho loại hình du lịch homestay phát triển là hệ thống đường bộ đến các điểm du lịch còn khó khăn; cầu tàu lên xuống không an toàn cho du khách tại các điểm tham quan, điểm dừng chân; chưa có cầu tàu chung nơi nhận đón khách. Vậy nhà đầu tư du lịch, công ty lữ hành và nhà quản lý du lịch địa phương từ xã, huyện, tỉnh cần phải nhìn nhận sự hụt hẩn ấy  trong việc phát triển loại hình du lịch homestay nầy.

+ Định hướng:

Với sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre đã mời chuyên gia khảo sát thực trạng tình hình phát triển du lịch Bến Tre; khảo sát tham quan mô hình xây dựng homestay kiểu mới của Việt Nam mà một số nhà chuyên gia đang có đề án xây dựng mô hình du lịch sinh thái kết hợp loại hình du lịch homestay tại Bến Tre, nhằm hướng dẫn thực hiện cho từng hộ gia đình theo qui chuẩn phục vụ khách du lịch; thiết lập bộ tiêu chí cho các homestay về nhân viên phục vụ, ăn, nghỉ, vệ sinh, tham quan,...; thiết lập bộ qui chuẩn về các điểm vệ tinh; hướng dẫn cộng đồng xây dựng điểm đến, xây dựng website; .... nhằm phát triển du lịch homestay đúng hướng, đúng nghĩa với du lịch cộng đồng, đạt chuẩn, đạt hiệu quả và nhân rộng ra toàn tỉnh từ nay đến năm 2020 theo đề án phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn đến 2025./.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Thư chúc mừng Ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Nhân dịp kỷ niệm 56 năm Ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam (9/7/1960 – 9/7/2016), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã có thư chúc mừng gửi các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Du lịch Việt Nam. Dự án EU-ESRT trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư. 

THƯ CHÚC MỪNG

Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2016

Nhân dịp 56 năm ngày Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ký Nghị định số 26/CP về việc thành lập Công ty Du lịch Việt Nam, khai sinh ngành Du lịch Việt Nam (9/7/1960 – 9/7/2016), thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tôi gửi tới các thế hệ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động ngành Du lịch Việt Nam lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Trên chặng đường 56 năm hình thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quan tâm sâu sắc, kịp thời của Nhà nước và Chính phủ cùng với sự góp sức của các thế hệ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động, ngành Du lịch Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Vượt qua nhều khó khăn, thách thức, Du lịch Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong quá trình thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa dân tộc; quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam thân thiện, mến khách, yêu chuộng hòa bình đến với bạn bè quốc tế.

Tôi tin tưởng rằng, với truyền thống vẻ vang, tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng, sự năng động, sáng tạo và bản lĩnh vững vàng, lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động ngành Du lịch Việt Nam tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, phấn đấu vượt các mục tiêu tăng trưởng bền vững, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã chung của đất nước và viết tiếp những trang sử đáng tự hào trên chặng đường phát triển và hội nhập.

Chúc các thế hệ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động ngành Du lịch Việt Nam sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Nguyễn Ngọc Thiện

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng
(Ảnh: Tạp chí Du lịch)
Nguồn: http://www.esrt.vn/

Trải nghiệm ẩm thực Việt Nam



Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận



Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Xúc tiến du lịch Bến Tre và Cụm liên kết phía Đông ĐBSCL tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Đà Nẵng 2016

Hội chợ Du lịch quốc tế Đà Nẵng 2016 (BMTM Danang 2016) diễn ra từ ngày 24/6 đến 26/6/2016 do Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng tổ chức, là sự kiện du lịch mang tầm quốc tế và cũng là hội chợ chuyên nghiệp về du lịch nghỉ dưỡng biển và các hoạt động phụ trợ lần đầu tiên tại Việt Nam.

Hội chợ Du lịch quốc tế Đà Nẵng 2016 là một sự kiện quan trọng của ngành nhằm kích cầu thị trường du lịch, thúc đẩy du khách quốc tế vào Việt Nam, đồng thời tạo môi trường hợp tác hiệu quả cho các Doanh nghiệp Du lịch, thảo luận và tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư qua đó góp phần phát triển nền kinh tế du lịch Việt Nam bền vững, vươn xa đến hội nhập thị trường thế giới, đặc biệt là các thị trường trọng điểm và thị trường mới nổi. Sự kiện này thu hút nhiều đơn vị lữ hành thuộc các tỉnh Miền Trung, thị trường trọng điểm tập kết khách du lịch quốc tế tại 2 sân bay quốc tế là Đà Nẵng và Cam Ranh (Khánh Hòa); đặc biệt với khoảng 7.000 khách thương mại trong nước và quốc tế, nhiều phóng viên báo chí trong nước và quốc tế liên hệ làm việc với các đối tác tham gia hội chợ, tìm kiếm sản phẩm du lịch mới và hàng ngàn du khách đến tham quan hơn 170 gian hàng trong nước và quốc tế gồm 58 gian hàng từ 31 tỉnh, thành phố trong nước; 13 gian hàng từ 4 hãng hàng không; 58 gian hàng khách sạn, khu nghỉ dưỡng; 25 gian hàng lữ hành và các gian hàng ẩm thực, lưu niệm. 
Cổng vào Hội chợ du lịch quốc tế Đà Nẵng 2016 (Ảnh TTXTDL Long An)
Trong khuôn khổ hội chợ còn có nhiều hoạt động phụ trợ như hội thảo nghỉ dưỡng biển; giải golf hữu nghị; hội thảo giới thiệu thị trường khách du lịch Nhật Bản, Hàn Quốc; các chương trình khuyến mại, kích cầu bán tour giảm giá, vé máy bay giá rẻ, dịch vụ du lịch, tham quan; các hoạt động trình diễn ẩm thực; triển lãm ảnh đẹp, trò chơi trúng thưởng, các chuyến du lịch khảo sát liên kết các địa phương thuộc con đường di sản miền Trung như Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế - Quảng Trị - Quảng Bình…...

Xác định Hội chợ Du lịch quốc tế Đà Nẵng 2016 là cơ hội quảng bá, xúc tiến du lịch, đưa hình ảnh du lịch xứ dừa - Bến Tre, các thông tin và dịch vụ du lịch của tỉnh và của các doanh nghiệp kinh doanhh dịch vụ du lịch đến với các tổ chức, các cá nhân tại khu vực Miền Trung, Miền Bắc và quốc tế nên Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre đã phối hợp cùng 4 Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch các tỉnh liên kết, theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch của 5 tỉnh Bến Tre - Tiền Giang - Vĩnh Long - Trà Vinh và Long An tham gia 02 gian hàng với thương hiệu "Năm địa phương - Một điểm đến" của cụm du lịch duyên hải phía Đông đồng bằng sông Cửu Long. Đây là gian hàng thiết kế mô hình mới, hình ảnh đặc trưng của từng tỉnh, theo chủ trương liên kết, hợp tác trong bối cảnh phát triển du lịch bền vững hiện nay, cùng hợp tác và tạo nên sức mạnh thu hút du khách đến với vùng sông nước miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long từ thị trường năng động Miền Trung.
Gian hàng du lịch cụm liên kết Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Trà Vinh và Vĩnh Long
Gian hàng liên kết du lịch 5 tỉnh Bến Tre - Tiền Giang - Vĩnh Long - Trà Vinh và Long An đã trưng bày, giới thiệu nhiều ấn phẩm, bản đồ, đĩa DVD của từng địa phương và của cả cụm liên kết 5 tỉnh,... và đặc sản, hàng hóa truyền thống như bưởi da xanh, kẹo dừa, bánh tráng, bánh phồng sửa dừa và hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa của tỉnh Bến Tre; gạo nàng thơm Chợ Đào, đậu phộng, rượu Long An; thanh long, sầu riêng, khóm Tiền Giang tạo nên gian hàng nổi bật trong hội chợ về một hình ảnh chung của năm tỉnh thơ mộng, bình yên, hiền hòa bên bờ sông MeKông tạo nên hình ảnh mới lạ của mô hình liên kết 5 địa phương 1 điểm đến. Trong thời gian 3 ngày hội chợ diễn ra, gian hàng liên kết du lịch 5 tỉnh Bến Tre - Tiền Giang - Vĩnh Long - Trà Vinh và Long An đón và giới thiệu cho nhiều hảng lữ hành khu vực miền Trung và Miền Bắc, phóng viên báo chí và hàng trăm du khách đến tìm hiểu và tham quan, thu nhận nhiều thông tin về du lịch và đặc sản Bến Tre và các tỉnh trong cụm liên kết. Ngoài ra, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre đã phối hợp với các đơn vị lữ hành tìm hiểu và khảo sát các tuyến điểm du lịch tại Thành phố Đà Nẵng, phố cổ Hội An, đặc biệt là các mô hình hoạt động làm nông dân, trồng rau, cấy lúa, đạp xe, bơi thuyền thúng của du khách nước ngoài và các  điểm ngủ nhà dân (homestay) tại Hội An đang thu hút du khách dể chọn lọc và áp dụng cho thực trạng tỉnh nhà.

Với quy mô và chất lượng mang tầm quốc tế của Hội chợ Du lịch Quốc tế Đà Nẵng 2016 và các hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh Bến Tre nói riêng và của cụm liên kết du lịch 5 tỉnh phía đông đồng bằng sông Cửu Long nói chung hứa hẹn sẽ là một cơ hội hợp tác và phát triển du lịch một cách hiệu quả giữa các Doanh nghiệp Du lịch trong tỉnh, cụm liên kết, vùng ĐBSCL và cả nước./.