Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Hội nghị Tổng kết chương trình liên kết phát triển du lịch Cụm phía Đông ĐBSCL - Chương trình hợp tác giữa Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh trong Cụm phía Đông ĐBSCL

Ngày 22 tháng 12 năm 2016, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh Tiền Giang (Cụm trưởng năm 2016) tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động liên kết giữa các tỉnh trong Cụm phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và ký kết hợp tác giữa TP.Hồ Chí Minh với các tỉnh tại tỉnh Tiền Giang với sự tham dự của lãnh đạo Hiệp hội Du lịch (HHDL) ĐBSCL; Sở VHTTDL các tỉnh, thành trong Ban điều phối phát triển du lịch như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, Đồng Tháp và lãnh đạo Sở Du lịch TP.HCM.
Quang cảnh Hội nghị
Tham dự Hội nghị có Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch Tiền Giang;  Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Du lịch - Đầu tư Đồng Tháp; Trung tâm Phát triển Du lịch Đồng Tháp; HHDL tỉnh Tiền Giang, HHDL tỉnh Vĩnh Long; Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Long An; các trường đào tạo du lịch từ TP.HCM và các doanh nghiệp du lịch tỉnh Tiền Giang.

Hội nghị đã báo cáo Tổng kết chương trình liên kết phát triển du lịch cụm phía Đông ĐBSCL nhằm rút ra những kinh nghiệm từ những thành quả năm qua và rút kinh nghiệm những hạn chế còn vướng mắc trong chương trình hợp tác. Trong những năm qua Cụm cũng đã xây dựng và triển khai Quy hoạch, Đề án "Phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030" để các tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy xây dựng Nghị quyết, Đề án phát triển du lịch cho từng địa phương; thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý và định hướng cho các doanh nghiệp du lịch ký kết hợp tác, liên kết phát triển nhằm khai thác tour, tuyến để bổ sung sản phẩm du lịch cho từng địa phương, cũng như tăng cường xây dựng sản phẩm du lịch liên Tỉnh, liên Cụm, liên Vùng.

 Các Trung tâm Xúc tiến triển khai thực hiện chương trình có nhiều kết quả mang lại cho sự phát triển du lịch Cụm; hợp tác trong quảng bá, xúc tiến nhằm hạn chế kinh phí cho từng đại phương và tạo được qui mô trong công tác xúc tiến tại các kỳ hội thảo, hội chợ triển lãm lớn, đã gây được sự chú ký của các hãng lữ hành và khách du lịch trong và ngoài nước biết đến.
Ông Trần Việt Phường - Chủ tịch HHDL ĐBSCL (bìa phải) chứng kiến Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang trao cờ luân lưu và bàn giao cụm trưởng cho Sở VHTTDL tỉnh Trà Vinh
Hội nghị nầy, Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang trao cờ luân lưu và bàn giao cụm trưởng cho Sở VHTTDL tỉnh Trà Vinh; chương trình điều phối Cụm liên kết phát triển du lịch của 6 tỉnh phía Đông ĐBSCL năm 2017 cũng được thông qua; Sở Du lịch TP.HCM báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hợp tác giữa TP.Hồ Chí Minh với các tỉnh trong Cụm phía Đông ĐBSCL giai đoạn 2009-2015 và phương hướng giai đoạn 2016-2020 để tiếp tục ký kết giữa các Sở.

Ông Trần Việt Phường, Giám đốc Sở VHTTDL TP.Cần Thơ - Chủ tịch HHDL ĐBSCL đánh giá năm 2016 mặt dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, về tài chính, về điều kiện,... , tuy nhiên Cụm không ngừng phát triển, thể hiện qua số lượng khách đến, số lượng khách lưu trú, cũng như tổng thu nhập từ khách du lịch của Cụm, đặc biệt là năm qua có 2 đơn vị được công nhận điểm du lịch tiêu biểu, nâng tổng số toàn cụm là 9 đơn vị tiêu biểu của ĐBSCL. Công tác xúc tiến quảng bá được chú trọng, danh nghĩa chung được quan tâm nhiều, đã thể hiện đượcc sự đoàn kết, tạo nên được sức mạnh và giảm chi phí trong xúc tiến, quảng bá.
Ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM với các tỉnh trong cụm phía Đông ĐBSCL
Cụm đã đưa ra phương hướng hoạt động năm 2017 sát với tình hình thực tế, đáp ứng được yêu cầu trong thời gian tới; tuy nhiên Cụm cần lưu ý một số vấn đề trọng tâm sau:
  • Việc phối hợp thực hiện tốt quy hoạch phát triển du lịch vùng ĐBSCL theo quyết định số 2227/QĐ-CP của Chính phủ phê duyệt, trong đó có 5 khu du lịch và 7 điểm du lịch cấp Quốc gia cần tham mưu tốt cho UBND các tỉnh, thành, Tổng cục Du lịch và Bộ VHTTDL xây dựng đề án, cơ chế chính sách để triển khai thực hiện.
  • Công tác tuyên truyền, quảng bá, giáo dục cần thường xuyên, đa dạng và sâu rộng để vận động các ngành, các cấp, đặc biệt là nhân dân nhằm có sự cởi mở chân tình trong phát triển du lịch, cũng như đối với khách du lịch.
  • Việc tháo gỡ khó khăn, trở ngại của doanh nghiệp trong phát triển du lịch, phải thường xuyên lắng nghe tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp ổn định, duy trì hoạt động và vận động sử dụng sản phẩm, dịch vụ du lịch giữa các hội viên với nhau, tạo sự gần gủi, thân thiện, gắn bó nhau hơn.
  • Việc xây dựng bộ máy tổ chức, trong Cụm có hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang đã thành lập HHDL địa phương; các tỉnh còn lại cần xây dựng thành lập HHDL nhằm góp phần giảm nhẹ đi công việc của nhà nước trong quản lý du lịch.

Để xây dựng sản phẩm du lịch cho Cụm, cho Vùng trong những năm tiếp theo, cụm trưởng mỗi năm luân phiên cần xác định chủ đề xây dựng kế hoạch từng năm để thực hiện, đem lại hiệu quả thiết thực, không dàn trải, manh mún không hiệu quả./.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Đại hội Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long lần III (2016-2021)

Ngày 17 tháng 12 năm 2016, tại TP.Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (MDTA) tổ chức Đại hội lần III nhiệm kỳ 2016-2021 với sự tham gia của đại diện lãnh đạo: Ban Chỉ Đạo Tây Nam bộ; Hiệp hội Du lịch Việt Nam; Ủy ban nhân dân TP.Cần Thơ; Sở Du Lịch TP.Hà Nội và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 13 tỉnh, thành ĐBSCL cùng các Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch trong vùng; Hiệp hội du lịch các địa phương và gần 80 thành viên Hiệp hội đến dự.
Quang cảnh Đại hội Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (MDTA) lần III nhiệm kỳ 2016-2021
Nhân dịp nầy đơn vị Công ty TNHH Du lịch Hàm Luông đã được trao quyết định công nhận "Điểm lưu trú tiêu biểu ĐBSCL" của Hiệp hội Du lịch; đây là điểm lưu trú tiêu biểu thứ hai của khu vực ĐBSCL, sau Khách sạn Cao Văn Lầu tại Bạc Liêu.

Hiệp hội đã bầu ra ban chấp hành mới nhiệm kỳ 2016-2021 là 35 doanh nghiệp thành viên. Hiện Hiệp hội có 96 hội viên, dự kiến nhiệm kỳ 3 sẽ thu hút thêm 28 hội viện, nâng tổng số lên 124 hội viên. Ông Trần Việt Phường - TUV TP.Cần Thơ - Giám đốc Sở VHTTDL tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch Hiệp hội nhiệm kỳ nầy.

Nhiệm kỳ qua, Hiệp hội đã nổ lực vượt qua nhiều khó khăn, tích cực tìm kiếm cơ hội, giải pháp để cùng các địa phương và doanh nghiệp hội viên trong vùng ĐBSCL xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch, đánh thức tiềm năng và lợi thế du lịch của vùng. Tuy nhiên với tiềm năng và lợi thế hiện tại thì nhu cầu phát triển và lực lượng hội viên vẫn chưa xứng tầm.
Các cá nhân được HHDL ĐBSCL khen thưởng về thành tích tích cực trong nhiệm kỳ lần II
Ban chấp hành mới tăng hơn so với nhiệm kỳ II là 10 thành viên, kỳ vọng trong nhiệm kỳ mới 2016 - 2021, MDTA sẽ nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn nữa, phát huy vai trò cầu nối và để cùng các địa phương, doanh nghiệp hội viên chung tay nhau xây dựng sản phẩm trong phát triển du lịch, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của đông đảo doanh nghiệp hội viên và mong muốn của toàn vùng với thương hiệu "Thế giới sông nước MêKông" là điểm đến lý tưởng và giá trị.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Trải nghiệm văn hóa làng nghề ven sông Xứ Dừa

Bến Tre - vùng đồng bằng phù sa sông Cửu Long - là xứ sở bạc ngàn của những cây dừa với nhiều làng nghề truyền thống như chế biến thực phẩm, đồ dùng gia dụng và vật phẩm lưu niệm từ cây dừa trở thành nét đặc trưng của địa phương. Ngoài ra, quê hương xứ dừa còn được mệnh danh là vương quốc hoa kiểng và cây giống Cái Mơn - Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách; nó không những góp phần vào việc giữ gìn nét đẹp truyền thống của quê hương, tăng thu nhập cho người dân, mà còn tô điểm bức tranh du lịch sông nước miệt vườn xứ dừa này. 

Dừa là loại cây đặc trưng gắn liền cùng cuộc sống người dân nơi đây, những rừng dừa bao phủ ba dải cù lao với hơn 60.000ha (1/3 diện tích dừa của cả nước). Bến Tre sở hữu 45 làng nghề được công nhận, trong đó có 27 làng nghề nông nghiệp (ươn ghép cây giống và hoa kiểng…) và 18 làng nghề tiểu thủ công nghiệp của 30.500 cơ sở và hộ dân; các làng nghề này đa số đều nằm bên những dòng sông hiền hòa, thơ mộng. Nhiều làng nghề đã và đang được củng cố, thu hút khách hàng và khách du lịch như: Làng nghề thủ công mỹ nghệ từ cây dừa ở Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm, thành phố Bến Tre; làng nghề dệt chiếu Nhơn Thạnh (thành phố Bến Tre), An Hiệp (huyện Châu Thành); làng nghề hoa kiểng, cây giống Vĩnh Thành (Cái Mơn) và các xã của huyện Chợ Lách; làng nghề đúc lu Hòa Lợi, làng nghề bó chổi cọng dừa ở xã Mỹ An, làng nghề đan đát Phước Tuy và tiểu thủ công nghiệp Phú Lễ (Ba Tri); làng nghề cá khô ở An Thủy (Ba Tri), Bình Thắng (Bình Đại) và làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc suốt dọc tỉnh lộ 775 từ huyện Giồng Trôm đến Ba Tri … 
Làng nghề dừa bên dòng sông Thơm - Mỏ Cày Nam
Sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã giúp cho nông dân thu về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm (chiếm khoảng 26% giá trị sản xuất công nghiệp) và thu hút trên 20.000 lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Với sự đa dạng về ngành nghề, các sản phẩm đã được bán trên khắp cả nước và còn xuất khẩu ra nước ngoài, được khách hàng, du khách rất ưa chuộng…
Một điều hết sức thuận lợi là mỗi làng nghề làm ra một loại sản phẩm đặc trưng theo mô hình mỗi làng một sản phẩm và đa số đều nằm trên các trục đường giao thông thủy, bộ theo các tuyến du lịch nên du khách rất dễ tham quan và trải nghiệm. Thời gian qua, ngành Du lịch đã nghiên cứu, tận dụng mọi cơ hội, thiết kế các tour, tuyến một cách hợp lý để phát triển du lịch, thu hút du khách bằng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đặc trưng của địa phương mình. 

Thông qua việc du khách trãi nghiệm, tìm hiểu sản vật xứ dừa đã quảng bá sản phẩm các làng nghề thủ công truyền thống rất hiệu quả. Do đó, việc phát triển làng nghề gắn kết du lịch sông nước xứ dừa này là xu hướng tất yếu của Bến Tre trong kế hoạch phát triển du lịch tổng thể vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian qua, du lịch Bến Tre thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế đến từ nhiều quốc gia khác nhau, họ thích tham gia loại hình du lịch sinh thái, chạy xe đạp vòng quanh các tuyến đường ở nông thôn để tìm hiểu chợ nông thôn, du ngoạn trên sông, rạch bằng ghe máy hay xuồng chèo, tận mắt chứng kiến người dân xứ dừa lao động, sinh hoạt hàng ngày của mình. Các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh được khuyến khích và tạo mọi điều kiện để họ khảo sát và xây dựng các chương trình du lịch, cung cấp cho việc đưa du khách trải nghiệm những nét độc đáo của làng nghề ở Bến Tre. 

Trong quá trình gắn kết du lịch sông nước miệt vườn xứ dừa với phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp, Bến Tre đã hình thành 6 tuyến điểm tham quan trên 3 dãi cù lao của tỉnh:

- Tham quan du lịch sinh thái sông nước 8 xã ven sông Tiền: Du thuyền trên sông, chèo xuồng trong rạch dừa nước, đi xe ngựa đường làng, thưởng thức trái cây và trãi nghiệm làng nghề chế tác hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dừa và làm kẹo dừa đặc sản Bến Tre.

- Tham quan du lịch sinh thái sông nước 3 xã phía nam thành phố Bến Tre qua nhiều vườn bưởi da xanh, vườn dừa dứa kết hợp tham quan làng nghề chế biến chỉ xơ dừa, làm gạch, dệt chiếu, làm đũa dừa…
Một số cơ sở làm gạch ven sông Bến Tre
- Tham quan du lịch về nguồn: Viếng mộ và đền thờ cụ Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản với các làng nghề đan đát Phước Tuy, tiểu thủ công nghiệp Phú Lễ ở Ba Tri cũng như dâng hương nữ tướng Nguyễn Thị Định kết hợp trãi nghiệm các làng nghề truyền thống bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc và làng nghề làm giỏ cọng dừa vùng quê sông nước Cồn Ốc - Hưng Phong.

- Tham quan du lịch sinh thái sông nước, vườn cây trái Cái Mơn - Chợ Lách kết hợp tham quan các làng nghề ươm ghép cây giống - hoa kiểng, làm giỏ và chậu hoa…

- Tham quan du lịch sinh thái sông Thơm, Mỏ Cày Nam. Trãi nghiệm làng nghề và chợ dừa trên sông cùng hàng chục cơ sở chế biến chỉ xơ dừa, than gáo dừa, đất sạch từ mụn dừa, dầu dừa và cơm dừa nạo sấy và kẹo dừa Mỏ cày…

- Tham quan du lịch sinh thái rừng ngập mặn, bơi xuồng và chài bắt tôm, cua, cá trong vuông nuôi tự nhiên; di tích lịch sử cách mạng đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam trên biển Thạnh Phong và Thạnh Hải kết hợp làng nghề đúc lu Hòa Lợi, làng nghề bó chổi cọng dừa Mỹ An và bánh dừa Giồng Luông thuộc huyện Thạnh Phú.

Mỗi một làng nghề là một nét văn hóa địa phương, bản sắc văn hóa của vùng miền. Một điều chắc chắn là ngành du lịch càng phát triển thì càng tạo thêm cơ hội đầu tư cho các làng nghề, tạo việc làm cho người dân; tạo cơ hội xuất khẩu sản phẩm thủ công truyền thống; tạo cơ hội giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa của khách du lịch nước ngoài; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ; kích thích phát triển cơ sở hạ tầng thông qua hoạt động du lịch; bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống quý báu của làng nghề./.

Tổng kết công tác hợp tác phát triển du lịch năm 2016 Cụm phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

Để chuẩn bị cho ban điều phối giữa sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của các tỉnh cụm phía đông ĐBSCL (Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, và Đồng Tháp) tổng kết công tác phối hợp quản lý nhà nước về du lịch; các hoạt động xúc tiến du lịch năm 2016 và bàn giao cụm trưởng năm 2017 giữa Tiền Giang và Trà Vinh vào ngày 16/12/2016 sắp tới được thành công trong liên kết.

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch tỉnh Tiền Giang (cụm trưởng 2016) có cuộc họp mặt cuối năm vào ngày 2/12/2016 tại tỉnh Tiền Giang với sự tham dự của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre (TTXTDL) (cụm trưởng 2014); Trung tâm TTXTDL Vĩnh Long (cụm trưởng 2015); Trung tâm TTXTDL Trà Vinh (dự kiến cụm trưởng 2017); Trung tâm TTXTDL Long An và Trung tâm Xúc tiến Thương Mại - Đầu tư và Du lịch tỉnh Đồng Tháp (đơn vị vừa kết nạp vào tháng 6/2016).
Quang cảnh buổi họp mặt cuối năm 2016 tại Tiền Giang
Các Trung tâm Xúc tiến đã báo cáo tổng kết kết quả hợp tác xúc tiến năm qua có nhiều thiết thực để rút kinh nghiệm nhằm từng bước đưa thương hiệu du lịch Cụm phía đông của Vùng ĐBSCL đến du khách trong và ngoài nước biết đến. Những năm qua cụm lien kết với thương hiệu “Năm địa phương - Một điểm đến”, năm 2017 sẽ là “Sáu địa phương - Môt điểm đến”.

Trong năm 2016, những vệc liên kết nổi bật trong hợp tác tham gia gian hàng chung tại các sự kiện lớn trong nước: Ngày hội Du lịch Tp.Hồ Chí Minh 2016; Hội chợ du lịch Thế giới ITE Tp Hồ Chí Minh lần thứ 12; Hội chợ Du lịch quốc tế Đà Nẵng lần I tại Đà Nẵng và hội chợ Thương Mại Du lịch OC Om Boc Sóc Trăng. Ngoài ra đã thực hiện được 10.000 bản đồ du lịch chung và 15.000 tập gấp giới thiệu tour, tuyến, điểm du lịch "Năm địa phương - Một điểm đến" để xúc tiến trong năm. Công tác liên kết đào tạo nghiệp vụ du lịch giữa Bến Tre, Trà Vinh và Tiền Giang đã có phối hợp tổ chức và gởi học viên tham gia tốt. Công tác hỗ trợ thông tin để giới thiệu quảng bá du lịch các điạ phương trong Cụm cũng được các tỉnh cùng nhau đưa thông tin lên các trang thông tin điện tử của từng tỉnh để du khách gần xa thuận tiện truy cập và được nhiều người xem. Đặc biệt là Bến Tre đã tổ chức chuyến khảo sát kết nối sản phẩm cho các doanh nghiệp trong tỉnh tiếp cận doanh nghiệp tỉnh bạn để tìm hiểu sản phẩm du lịch của tỉnh bạn và đồng thời cũng mời TTXTDL các tỉnh tạo điều kiện tổ chức chuyến khảo sát cho doanh nghiệp trong tỉnh đến tìm hiểu sản phẩm du lịch Bến Tre trong thời gian tới để kết nối.

Các Trung tâm cũng đề xuất trong năm 2017 ngoài những công tác hợp tác thường niên đã làm được sẽ tiếp tục duy trì, cần tìm ra một slogan mới cho cụm, thực hiện video clip quảng bá du lịch sáu tỉnh liên kết; tổ chức đoàn famtrip với các lữ hành, nhà báo từ Hà Nội, miền Trung và TP. Hồ Chí Minh đến khảo sát sản phẩm du lịch của “Sáu địa phương - Một điểm đến” và tiếp tục làm thêm ấn phẩm chung cũng như cần trao đổi thông tin quảng bá nhiều hơn để thương hiệu của Cụm liên kết vươn xa với nhiều sản phẩm phong phú đặc sắc mang tính đặc thù của từng địa phương trong Cụm./.