Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Du lịch xứ dừa Bến Tre trong những ngày xuân


Sự hội nhập và phát triển du lịch những năm gần đây, nhất là thực hiện Chỉ thị số: 09/CT-TU, ngày 18/01/2012 của Tỉnh Ủy về việc phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012-2015 và Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015.

Xin giới thiệu sơ nét về quê hương xứ dừa để quí khách gần xa chọn điểm đến du lịch trong những ngày xuân nhé:

Bến Tre là tỉnh đồng bằng nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông với 65 km đường bờ biển và được 4 con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bồi đắp, chia lãnh thổ tỉnh ra thành 3 cù lao lớn: Cù lao An Hoá (gồm Châu Thành, Bình Đại); Cù lao Bảo (gồm Thành phố Bến Tre và 2 huyện Giồng Trôm, Ba Tri); Cù lao Minh (Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú). Khi cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông được đưa vào sử dụng, Bến Tre không còn là tỉnh lẽ mà trở thành một tỉnh gắn liền với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, kể cả thuận tiện về đường bộ lẫn đường thủy. Là tỉnh thuộc đồng bằng như các tỉnh lân cận, nhưng Bến Tre còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những rừng dừa, vườn cây trái rộng lớn; trước đây đến Bến Tre phải qua phà, sông cách trở nên các nhà đầu tư về nông nghiệp cũng như công nghiệp chưa đến đầu tư, khai thác; đây là cơ hội cho ngành công nghiệp không khói phát triển, là cơ hội cho các nhà nghiên cứu đầu tư du lịch sinh thái miệt vườn vùng sông nước Bến Tre.

Bến Tre có hệ thống sông nước, kênh rạch chằng chịt tạo ra tiềm năng du lịch sinh thái phong phú, mang đậm tính Nam bộ, có 33.000ha vườn cây ăn trái xum xuê và là nơi sản xuất các loại cây giống để cung cấp cho cả nước và các nước lân cận. Dừa là loại cây đặc trưng, với những rừng dừa bao phủ ba dãy cù lao, với 53.000ha, chiếm 1/4 tổng diện tích dừa trong cả nước.

Với hệ thống di tích lịch sử văn hóa khá đa dạng và phong phú, nhiều danh nhân sống mãi trong lịch sử như: Cụ Nguyễn Đình Chiểu, Cụ Phan Văn Trị, Cụ Phan Thanh Giản, Cụ Võ Trường Toản, Lãnh Binh Thăng, Lãnh Quang Quan (Tán Kế), Cụ Trương Vĩnh Ký, Trung tướng Đồng Văn  Cống, Nữ tướng Nguyễn Thị Định, Phó HĐBT Huỳnh Tấn Phát…, tạo nên một quần thể tham quan gắn liền với du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch về nguồn hay du lịch vui chơi giải trí.

Chọn Bến Tre là điểm đến trong những ngày xuân, du khách sẽ trãi nhiệm và khám phá  những điểm du lịch tiêu biểu như: Cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền, gắn liền với gần 40 điểm tham quan, phục vụ dịch vụ cho khách du lịch; đến đây du khách có thể đi xuồng máy dọc  bốn cồn “Long, Lân, Qui, Phụng”, thăm các cơ sở sản xuất kẹo dừa, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây, vỏ, gáo trái dừa... lên xe ngựa chạy cọc cạch theo đường làng nắm cảnh làng quê, thăm vườn cây ăn trái, dừng chân ngồi nghỉ trong những ngôi nhà lợp lá dừa để uống trà với mật ong và thưởng thức trái cây miền nhiệt đới, nghe nhạc đờn ca tài tử, du khách sẽ được tham gia tát mương bắt cá, lao động cùng người dân và thưởng thức đặc sản tại chỗ cùng bà con nông dân nơi đây.

Cồn Ốc thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, có nhiều vườn dừa và vườn cây ăn quả. Một vùng sông nước êm đềm với khí hậu mát dịu và nhiều làng nghề truyền thống địa phương; đến đây du khách sẽ tiềm hiểu thêm về giống dừa Bến Tre trên hai mươi loại dừa, đặc biệt là dừa dứa, quí khách sẽ sảng khoái khi ngụm vào cảm thấy mát diệu làm sao và thơm mùi lá của cây dứa.

Về Ba Tri, trong tour tham quan nầy, du khách sẽ tham quan khu di tích Nguyễn Đình Chiểu, một số di tích có kiến trúc cổ như Đình Bình Hòa, Đình Phú Lễ; khu tưởng niệm của Nữ tướng Nguyễn Thị Định, khu di tích cụ Võ Trường Toản,… và một số làng nghề như bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc đã có hàng trăm năm nay. Sân chim Vàm Hồ nằm tại xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, là nơi trú ngụ của trên 500.000 con cò, vạc và các loài chim thú hoang dại. Tại đây, tỉnh Bến Tre đang đầu tư xây dựng dự án "Điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng" với diện tích 8 ha và sẽ đưa vào sử dụng trong thời gian sắp tới.
Ảnh tư liệu Vàm Hồ (ảnh Nguyễn Dừa)
Về Vườn cây ăn trái Cái Mơn nổi tiếng với sầu riêng, măng cục, chôm chôm xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách. Ðến đây mùa nào trái cây ấy, lúc nào cũng có các loại trái cây để ăn. Làng nghề hoa kiểng, cây giống Cái Mơn hàng năm còn cung ứng cho thị trường hàng chục triệu cây giống các loại như sầu riêng, măng cụt, xoài cát, nhãn tiêu, bòn bon và các loại cây có múi. Du khách vừa trải nghiệm qua các làng nghề cây giống, được thưởng thức bánh xèo hến và ốc gạo, đây là loại ốc được nhân dân và chính quyền xã Vĩnh Bình bảo tồn và nuôi dưỡng. Trong tour tham quan nầy du khách sẽ ghé tham quan Các di tích lịch sử cách mạng như: Căn cứ Y4 – Khu ủy Sài Gòn – Gia Định, Nhà truyền thống Đồng khởi – Định Thủy, Nhà bia Trương Vĩnh Ký; bên cạnh đó quý khách sẽ tham quan nhà thờ lớn nhất Bến Tre là nhà thờ Cái Mơn tại xã Vĩnh Thành.

Làng nghề hoa kiểng, cây giống ở huyện Chợ Lách
Nhà bia Trương Vĩnh Ký
Quí khách còn ở lại Thành phố Bến Tre, Vùng ven Thành phố hay còn gọi là Nam Thành phố mà người dân nơi đây thường hay gọi, gồm các xã: Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh. Nơi đây có nhiều sông, rạch chằng chịt và cảnh quan thiên nhiên rất hữu tình. Đây là đặc thù của nhiều điểm đến trên vùng đất ba dãi cù lao xứ dừa. Nhiều điểm du lịch sinh thái miệt vườn đã trở nên tour du lịch “sông nước, miệt vườn Nam thành phố”, thu hút ngày càng đông du khách trong, ngoài nước đến đây khám phá, trải nghiệm; Quý khách sẽ tham quan nhiều nghề truyền thống nơi đây như: làm gạch, dệt chiếu, khai thác dừa, làm kẹo dừa, mức dừa,… và sẽ thưởng thức nhiều món ăn đặc sản nơi đây; gắn liền với cảnh sông Bến Tre, quí khách sẽ nhắm nhìn Nhà Bảo tàng tỉnh, Khách sạn Hàm Luông, KS Việt Út, KS Hùng Vương, Chợ Bến Tre, nhất là nhắm nhìn cây cầu Bến Tre thật là đẹp theo một kiến trúc tân tân làm sao ấy.

Để có dịp nghỉ dưỡng và tham quan cây trái, sông nước miết vườn, Du khách đừng quên tham quan và nghỉ dưỡng một tour về Phú Túc, Tân Phú - Châu Thành:

- Du lịch Hàm Luông tại ấp Hàm Luông, xã Tân Phú, huyện Châu Thành; Du khách sẽ trải nghiệm qua những vườn cây trái trĩu quả, thưởng thức trái cây tươi tại vườn, khu du lịch nằm cạnh bờ sông Hàm Luông thật hữu tình và thơ mộng, có hồ bơi, nghà nghỉ, nhà hàng phục vụ đầy đủ cho du khách nghỉ dưỡng trong những ngày xuân.

- Khu Forever Green Resort tại ấp Phú Khương, xã Phú Túc, huyện Châu Thành với 60 phòng nghỉ độc lập tầm 4 sao, có Quỳnh hoa viên với vườn phong cảnh, vườn lan, vườn rau xanh, ao cá, nhà hàng, nhà hát caraoke, phòng họp,…tất cả được thiết kế theo phong cách Nhật Bản; Quý khách sẽ tận hưởng một mùa xuân đầy ấn tượng tại khu Resort hấp dẫn và lạ mắt nầy.

Tham gia Hội chợ triển lãm Thương mại – Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2012

Nhận được thư mời tham gia Hội chợ triển lãm Thương mại – Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2012 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh. Được sự cho phép của Sở VHTTDL Bến Tre, Trung tâm TTXTDL Bến Tre có tham gia 02 gian hàng tại Hội chợ với mục đích chủ yếu: Quảng bá các dịch vụ du lịch, tour, tuyến và điểm tham quan của tỉnh Bến Tre; Trưng bày các sản phẩm và giới thiệu tiềm năng kinh tế, du lịch của Bến Tre; Mở rộng giao lưu, liên kết trong du lịch, kinh tế với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và trong nước …

Hội chợ triển lãm tại Trà Vinh diễn ra từ ngày 24 đến ngày 28 tháng 11 năm 2012, với sự tham gia của 20 tỉnh – thành, 150 doanh nghiệp với 300 gian hàng, riêng tỉnh Bến Tre tham gia 10 gian hàng, trong đó có 02 gian hàng của Trung tâm TTXTDL và được Ban tổ chức đã tặng giấy khen và đánh giá cao trong tinh thần hợp tác xúc tiến du lịch giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Gian hàng được trang trí bắt mắt, giới thiệu các ấn phẩm về du lịch: đĩa DVD Du lịch xứ dừa, Cẩm nang du lịch , Bản đồ Du lịch về du lịch Bến Tre và cùng các ấn phẩm của các công ty lữ hành, khách sạn của tỉnh (như: Công ty TNHH Du lịch Hàm Luông, Công ty CP du lịch Bến Tre, Công ty Du lịch Miền Tây, Khách sạn Việt – Úc, Khách sạn Hoa Dừa, Cồn Phụng …), gian hàng trưng bày các hàng hóa, sản phẩm đặc trưng được chế biến từ dừa của tỉnh Bến Tre như kẹo dừa, bánh phồng hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa, mặt nạ mỹ phẩm dừa, các sản phẩm được làm từ trái cacao, trái cây đặc sản (dừa xiêm, dừa dứa, bưởi da xanh, cacao …), và một số loại cây giống tiêu biểu của tỉnh… thu hút được lượng khách tham quan trên 10.000 lượt, với chủ đề: “Bến Tre ba đảo dừa xanh”, “Bến Tre cây lành trái ngọt” .

Hiệu quả của việc quảng bá nhằm thông tin du lịch xứ dừa đến du khách gần xa, thu hút ngày càng nhiều du khách đến Bến Tre và  biết được những sản phẩm du lịch đặc trưng của Bến Tre: du lịch sông nước - miệt vườn, vườn cây ăn trái, hoa kiểng, di tích lịch sử - văn hóa./.
Gian hàng Trung tâm TTXTDL tham gia hội chợ triển lãm (ảnh LL)

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Khảo sát xúc tiến quảng bá, học tập, trao đổi kinh nghiệm


Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre (Trung tâm TTXTDL) được Ban Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở VHTTDL) cho phép khảo sát nghiên cứu mô hình du lịch sinh thái núi, biển và làng nghề truyền thống, trao đổi học tập kinh nghiệm trong công tác xúc tiến du lịch, tuyến, điểm du lịch tại các tỉnh miền Trung: Đắk Lắk, Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận từ ngày 15/11/2012 đến ngày 20/11/2012.

Thành phần đoàn khảo sát có Ông Trần Duy Phương, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Bến Tre làm trưởng đoàn; Ông Lê Văn Luông, Giám đốc Trung tâm TTXTD; Ông Đỗ Minh Triết,  Trưởng Phòng Nghiệp vụ Du lịch cùng cán bộ lãnh đạo các phòng, ban của Sở và Cty TNHH TM, DV & Du lịch Cồn Phụng;

Đoàn đến TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắt Lắk tham quan khu du lịch thác Drây Nu, tham quan khu du lịch rừng nguyên sinh, khu du lịch sinh thái Buôn Đôn, sau đó làm việc với Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư và Du lịch Đắk Lắk,

Ông Huỳnh Ngọc Dương – Phó Giám đốc Sở VHTTDL và các Phòng ban của Sở cùng Trung tâm XTTMĐT&DL Đắk Lắk trao đổi kinh nghiệm giữa hai tỉnh về phát triển du lịch. Sau đó làm việc và trao đổi thông tin du lịch với Ban Giám đốc Khách sạn Biệt Điện, Trung tâm du lịch Buôn Đôn.

Qua khảo sát và trao đổi kinh nghiệm du lịch miền cao nguyên, đoàn đã về vùng du lịch biển Nha Trang, làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm TTXTDL Khánh Hòa. Bà Phan Thanh Trúc – Phó Giám đốc Sở VHTTDL cùng các Phòng ban của Sở, Ban Giám đốc Công ty TNHH MTV Du lịch Khánh Hòa, Phòng Dịch vụ Du lịch Sannest Khánh Hòa. Đoàn tiếp tục tham quan Tour 4 đảo – Vinpearl, tham quan khu du lịch sinh thái suối khoáng nóng Tháp Bà.

Về Ninh Thuận, làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Trung tâm TTXTDL Ninh Thuận; sau đó tham quan làng nghề dệt thổ cẩm, làng gốm Bàu Trúc truyền thống dân tộc Chăm, tham quan làng nho.

- Ông Phan Quốc Anh – Giám đốc Sở VHTTDL Ninh Thuận. 
- Ông Hồ Sỹ Sơn - Phó Giám đốc Sở và Phòng ban của Sở cùng Trung tâm TTXTDL Ninh Thuận tiếp đoàn, làm việc và trao đổi thông tin du lịch tại Ninh Thuận, Giám đốc khách sạn Sài Gòn – Ninh Chữ cũng đến dự.

Qua chuyến khảo sát TT.TTXTDL Bến tre đã rút ra được những vấn đề cần nghiên cứu và học tập kinh nghiệm từ các tỉnh bạn như:
a. Công tác quản lý nhà nước về du lịch:
Xem chương trình hoạt động du lịch là chương trình trọng điểm của tỉnh đảng bộ, góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung; Việc đánh giá khách du lịch trên cơ sở lượt khách chứ không trên cơ sở lần trở lại; đánh giá trên 2 chỉ tiêu chính là chỉ tiêu khách lưu trú và khách tham quan, giải trí;

Tàu thuyền, xe, các phương tiện vận chuyển khách du lịch khác như xe ngựa, xuồng chèo ... cần có đề án Khoa học Công nghệ để lập mẫu và chọn mẫu nhằm thay đổi tạo sự mỹ quan, đồng bộ, tạo sự đặc thù cho từng địa phương;

Khách Quốc tế đến các khu du lịch biển, đã có hệ thống kiểm soát từ Hải quan, chỉ có khách xâm nhập đảo hoặc các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn giáp biển mới trình qua Biên phòng hoặc Bộ Quốc phòng, đây là việc cần xem xét để tạo cho khách quốc tế đến từng địa phương dễ dàng.

b. Công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch:
Công tác xúc tiến bằng những lần tổ chức Festival, hội chợ, triển lãm, hội thảo,... là hiệu quả nhất, đồng thời kế hoạch xúc tiến phải lập kế hoạch hàng năm để phối hợp tham gia.

Quảng bá, giới thiệu qua những lần xúc tiến ở nước ngoài, xúc tiến trên truyền thông đại chúng như truyền hình, báo, mạng...

Cần xây dựng các trạm thông tin du lịch tại các điểm tập trung, khu mua sắm, bến xe, bến cảng... trong tỉnh để cung cấp các thông tin cần biết cho du khách.

Thực hiện chương trình hành động ngành du lịch, đề án phát triển du lịch, công tác xúc tiến du lịch năm 2013, giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020; xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.

Hàng năm, tổ chức bình chọn điểm đạt chuẩn du lịch, điểm đến và công bố rộng rải trên các kênh thông tin giúp các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu.

c. Công tác tổ chức đón khách:
Phối hợp ký kết hợp tác giữa các vùng, miền, trong khu vực, tạo điều kiện cho các lữ hành nối tour, tạo tuyến kết nối giữa Cao nguyên và Đồng bằng sông Cửu long để đón khách từng nơi đến với nhau ngày càng đông;

Xây dựng sản phẩm đặc thù của địa phương, đào tạo đội ngũ phục vụ khách du lịch có trình độ chuyên nghiệp nhằm phục vụ tốt du khách , từ đó sẽ thu hút khách đến và đón khách quay lại.

Chú trọng công tác tổ chức đoàn Famtrip để đón các tổ chức và cơ quan ngoài tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh du lịch quảng bá, bản sản phẩm du lịch của mình cho các đơn vị lữ hành của các nơi./.
Du lịch Biển Nha Trang
Buổi làm việc tại TP. Buôn Ma Thuột

Triển khai Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL


Để đảm bảo an toàn cho khách du lịch (DL) trên các phương tiện thủy nội địa; vừa qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở VHTTDL) phối hợp với Sở Giao thông - Vận Tải (Sở GTVT) tổ chức hội nghị triển khai Thông tư liên tịch số 22/TTLT-BGTVT-BVHTTDL, ngày 26/6/2012 của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch “Quy định về đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa”.

Ông Trần Duy Phương, Phó Giám đốc Sở VHTTDL chủ trì hội nghị; thành phần tham dự gồm có: ông Phan Văn Láng - đại diện Sở GTVT, cùng phòng Nghiệp vụ DL, Thanh tra Sở VHTTDL, Thanh tra Sở GTVT, phòng VHTT các huyện, Thành phố cùng các doanh nghiệp lữ hành có phương tiện vận chuyển khách DL bằng tàu, thuyền DL, xuồng chèo, Hợp tác xã thủy bộ Châu Thành.

Theo thống kê hiện nay toàn tỉnh có 78 tàu DL với 1918 chỗ ngồi gồm tàu lưu trú khách DL, tàu thuyền vận chuyển khách DL, tàu thuyền có hoạt động karaoke, hát với nhau nghe, đò chèo,… trong đó tàu đóng mới, tàu cải tạo nâng cấp thành tàu DL,… đều có đăng ký và có giấy chứng nhận đăng kiểm, có tiện nghi cứu hộ, có chứng chỉ chuyên môn… tuy nhiên vẫn còn một số ít không có nội qui, phao cứu sinh, thiếu đèn hành trình, đèn mạng, còi, neo và bình chữa cháy; máy nổ còn nhiều tiếng ồn, thiếu chứng chỉ chuyên môn, nhất là nhân viên phục vụ đa phần thiếu trình độ ngoại ngữ…

Qua triển khai các quy định của Thông tư, qua trao đổi của các đại biểu dự hội nghị; chủ trì hội nghị có những kết luận:
  • Nhân viên phục vụ trên tàu, thuyền DL phải có chứng chỉ bơi;
  • Sở VHTTDL và Sở GTVT sẽ tổ chức tập huấn cho thuyền viên phục vụ trên tàu DL khi có hướng dẫn của Tổng cục du lịch;
  • Về phương tiện cũng như việc đăng ký mở bến, về trách nhiệm thuyền trưởng, thuyền viên thì các doanh nghiệp, các chủ phương tiện nghiên cứu kỹ các văn bản để thực hiện, trong đó cần nghiên cứu Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010, Thông tư số 20/20111/TT-BGTVT ngày 31/3/2011, về vận tải hành khách theo hợp đồng tuyến, vé hành khách, bán vé, lập danh sách hành khách, bến, nội qui nhà chờ, biểu đồ tuyến hành khách, có đầy đủ định biên thuyền viên, có số danh bạ thuyền viên và nhân viên phục vụ;
  • Khảo sát bổ sung số lượng thuyền chèo và cano vào danh mục phương tiện vận chuyển khách DL để ngành quản lý;
  • Thanh tra Sở VHTTDL và Thanh tra Sở GTVT tiến hành thanh, kiểm tra các phương tiện vận chuyển DL thủy nội địa và bến đò DL trên địa bàn tỉnh Bến Tre khi Thông tư có hiệu lực thi hành./.
Hội nghị triển khai Thông tư liên tịch số 22/TTLT-BGTVT-BVHTTDL

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Tuyến du lịch Đồng bằng sông Cửu Long - Núi Tà Lơn (Campuchia)


Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre đã cử đoàn khảo sát thực hiện tuyến du lịch tại tỉnh Kampot - Campuchia và các hòn đảo xanh tại tỉnh Kiên Giang - Việt Nam; Đoàn gồm có 05 đồng chí, trong đó có đ/c Phó Giám đốc Sở phụ trách du lịch làm trưởng đoàn cùng cán bộ công chức viên chức của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch và phòng Nghiệp vụ Du lịch.

Đoàn đến Hà Tiên – Kiên Giang nhập vào đoàn khảo sát Đồng bằng Sông Cửu Long gồm các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Bạc Liêu, An Giang, đại diện du lịch Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo - Đài Cần Thơ và HTV7 – Năng động du lịch Việt. Tổng cộng có 60 người cùng đi.

Trong chuyến khảo sát từ ngày 26 đến 28/10/2012, đoàn bắt đầu khởi hành từ Hà Tiên – Kiên Giang, làm thủ tục xuất cảnh qua cửa khẩu Quốc Tế Hà Tiên, đi đến tỉnh Kampot,  lên núi Tà Lơn đến khu du lịch Borkor;  tại khách sạn Thansur - Cao nguyên Bokor; có độ cao 1050m so với mặt biển, có một khí hậu mát mẽ với nhiệt độ 18 – 20 độ C thật là dễ chịu làm sao, với khung cảnh đẹp của rừng núi hòa với những công trình hiện đại thật là tuyệt, một khu du lịch hấp dẫn, có thể nói tuyến này tương tự như tuyến Nha Trang – Đà Lạt của Việt Nam.

Tại đây, Đoàn gặp gỡ ông Beurich Gerd – Tổng giám đốc tập đoàn Thansur Bokor Highland Resort, Kampot – Campuchia, trao đổi thông tin cho các bên về dịch vụ, sản phẩm du lịch, giá cả và kế hoạch trao đổi khách, phương tiện đưa, đón du khách,... Công trình khách sạn Thansur hiện nay đã được xây dựng đưa vào hoạt động khoảng 600 phòng và nhiều dịch vụ khác như Nhà hàng, Casino, .... dự kiến tiếp tục của khách sạn sẽ lên đến trên 5.000 phòng (Theo báo cáo của chủ đầu tư Khu du lịch).

Làm việc và trao đổi thông tin du lịch với Giám đốc Dương Phúc Lợi Heidence, Công ty TNHH Du lịch Sokha – Sihanouk ville Travel - Campuchia. Đoàn tham quan khu du lịch Bokor, tiếp tục tham quan chùa cổ, pháo đài xưa Sihanouk, tượng Bà Pênh – Bokor ,... ; thật là hấp dẫn khi có những điểm tham quan gắn liền trên đỉnh núi Tà Lơn hùng vỹ như thế; xuống núi tiếp tục hành trình tham quan Thành phố biển Kép, nơi đây với một bãi biển đẹp, dài, sạch đã thu hút du khách thập phương đến thưởng ngoạn và tấm biển, thưởng thức hải sản,... . Thật là lý thú cho khách du lịch khi đi một tour du lịch rừng núi gắn liền du lịch biển Campuchia thế này.

Về Hà Tiên, đến khu du lịch Mũi nai (Kiên Giang) – gặp gỡ trao đổi thông tin du lịch với Trung tâm Du lịch Lữ hành Phương Nam và Khu du lịch sinh thái Núi Đèn – Hà Tiên; tiếp tục tham quan Quần Đảo Hải Tặc –  Ba hòn Đầm  - Kiên Lương và kết thúc tour, chia tay các lữ hành trở về Bến Tre.

Qua chuyến khảo sát Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến tre đã thu thập nhiều thông tin, gặp gỡ làm quen nhiều đối tác là các đơn vị lữ hành khu vực đồng bằng sông Cửu Long và phía bạn làm du lịch Campuchia cùng các báo đài cụm phía Nam.

Tuyến tham quan cao nguyên Bokor và thành phố biển Kép của tỉnh Campot – Campuchia gắn liền với tour tham quan quần đảo Hải Tặc, thập cảnh nổi tiếng tại Hà Tiên...; đây là tuyến du lịch hấp dẫn, thú vị cho khách du lịch mà các lữ hành Bến Tre nói riêng và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long cần quan tâm nối tour, tạo tuyến để liên kết đưa khách du lịch tham quan, nghỉ dưỡng giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.
Lê Luông
Khách Sạn Thansur
Bải biển TP Kép

Lễ khởi công xây dựng Dự án Khách sạn Dừa – Coconut Hotel (4 sao)

Vào lúc 14 giờ ngày 30/10/2012, Công ty Cổ phần du lịch Hoàng Lam đã tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình dự án Khách sạn Dừa - Coconut Hotel tại 70B, đường Nguyễn Văn Tư, phường 7, Tp. Bến Tre (bến phà Hàm Luông cũ).
 Đến dự buổi lễ có đ/c Trương Vĩnh Trọng, nguyên Phó Thủ Tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Đ/c Võ Thành Hạo, Phó Bí Thư Tỉnh ủy; Đ/c Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; các đ/c nguyên là lãnh đạo Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các ban ngành tỉnh và lãnh đạo các huyện: Thạnh Phú, Mỏ Cày Bắc, …

Dự án Khách sạn Dừa được xây dựng theo tiêu chuẩn “4 sao”, khu vực thực hiện dự án có tổng diện tích là 10.800m2 và diện tích xây dựng khách sạn là 1.474m2, với qui mô 108 phòng, có khu hồ bơi, khu hội nghị, khuôn viên cây xanh cùng một số công trình dịch vụ khác phục vụ cho du lịch; Công trình này do công ty Cổ phần Du lịch Hoàng Lam (Hoang Lam tourist Joint stosk company) làm chủ đầu tư.

Ông Đoàn Đức Hòa, Tổng giám đốc công ty Đầu tư - Miền Tây (Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Lam) phát biểu về mục tiêu xây dựng nhằm thu hút khách du lịch, giới thiệu sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, đồng thời giới thiệu hình ảnh Đất và Người Bến Tre,… sau đó ông đã tuyên bố khởi công xây dựng công trình; công trình do công ty Hoa Đất (construction) thi công, đại diện lãnh đạo công ty phát biểu hứa hẹn thực hiện đúng qui trình xây dựng, đúng thời gian thi công công trình và sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng vào tháng 12/2013.
Ông Trần Anh Tuấn, thay mặt lãnh đạo tỉnh phát biểu về ý nghĩa và chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre; sau khi cầu Rạch Miễu hoàn thành năm 2009 đến nay, ngành du lịch có nhiều tiềm năng và cũng là thời cơ cho du lịch phát triển bền vững, bên cạnh đó cũng có nhiều nhà đầu tư đến Bến Tre khảo sát và tham gia đầu tư dự án du lịch, góp phần rất lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà
Lê Luông - TTXTDL

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Chùa Vạn Phước - Điểm Du Lịch Tiềm Năng

Huyện Bình Đại là một huyện ven biển thuộc tỉnh Bến Tre, có địa hình gần như xung quanh là sông nước; đông giáp biển Đông, bắc giáp cửa sông Tiền, nam giáp cửa sông Ba Lai, tây giáp sông An Hóa.

Huyện Bình Đại rất có tiềm năng du lịch về biển như bãi biển Thừa Đức đang được khai thác; bãi biển Thới Thuận đang kêu gọi đầu tư; hệ thống hạ tầng đang được đầu tư xây dựng, mười cây cầu nằm trên trục lộ 883 trên địa phận Bình Đại đang thi công, hệ thống lộ và điện, nước cũng được đầu tư tiếp theo; thời gian ngắn là hạ tầng du lịch Bình Đại sẽ hoàn thiện đồng bộ; bên cạnh là hệ thống đường sông thuận lợi từ các nơi đi đến như: Bến Tre, Tiền Giang, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Giờ, Vũng Tàu, Trà Vinh…

Một vùng đất xứ biển, xung quanh là cây ngập mặn và những vuông tôm công nghiệp, lại có ngôi chùa khang trang được xây dựng nơi đầm lầy đầy cây dại; đó là Chùa Vạn Phước do Đại đức Thích Phước Chí trụ trì, chùa được hình thành từ năm 2000 tại ấp Bình Chiến, thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, ngôi chùa tràn ngập ánh đạo vàng làm lộng lẫy một góc trời Đông duyên hải Bình Đại với khuôn viên rộng 8 ha, cách Thị Trấn Bình Đại 2 km trên đường ra biển, đã góp phần trong việc thu hút khách du lịch đến với vùng đất biển này.
Kiến trúc tổng quan chùa gồm cổng Tam quan với cặp rồng vàng chầu, khu chánh điện, khu vực tượng Bồ tát Quán Thế Âm, khu vực tượng Đức Phật Thích Ca ngồi dưới gốc bồ đề, nhà làm việc, phòng khách, phòng thuốc Nam từ thiện, bảng công đức và bàn thờ Tổ quốc với chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, … Đặc biệt có  tượng phật Di Lặc cao 12,45m, nặng khoảng 99 tấn do điêu khắc gia Thụy Lam tạo tác hoàn thành ngày 29/01/2010. Tất cả những kiến trúc trên được phối hợp hài hòa với các khuôn viên trong sân chùa làm bắt mắt cho du khách đã đến tham quan.
Hiện nay chùa đã hoàn thành 95% và đã được quý Phật tử bốn phương hội tụ về quy ngưỡng, chiêm bái Phật; bên cạnh đó khách du lịch từ các tỉnh, nhất là từ Tp. Hồ Chí Minh đến tham quan du lịch khá đông, có đoàn lên đến vài trăm du khách.

Lê Luông TTXTDL

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Khảo sát học tập mô hình du lịch để áp dụng thực hiện dự án "Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển"

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch  đã xây dựng kế hoạch khảo sát học tập mô hình xây dựng di tích và khai thác du lịch tại huyện Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) để áp dụng thực hiện dự án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre”, theo công văn chỉ đạo số: 4396/UBND-VHXH ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre.

Ngày 03 - 04/10/2012 đoàn khảo sát gồm 22 đ/c: Ông Trương Văn Nghĩa (phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo), ông Trần Ngọc Tam (GĐ Sở VHTTDL, Phó trưởng BCĐ), ông Đỗ Minh Đức (Ủy viên thường trực HĐND tỉnh), ông Trương Duy Hải (GĐ Sở KH-ĐT), ông Bùi Văn Lâm (Bí thư huyện Thạnh Phú), ông Nguyễn Minh Cảnh (Chủ tịch huyện Thạnh Phú) cùng đại diện các Sở, Ban ngành tỉnh như Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch, Trung tâm Tin học UBND tỉnh, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Bến Tre, Ban quản lý dự án ngành xây dựng và Bí thư, Chủ tịch xã Thạnh Phong - Thạnh Hải huyện Thạnh Phú.

Lúc 09 giờ cùng ngày, đoàn khảo sát được Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và các ngành huyện có liên quan tiếp đoàn tại Văn phòng UBND huyện Cần Giờ; sau hơn một giờ làm việc, đoàn được nghe đ/c Chánh VP UBND huyện báo cáo tổng quan về kinh tế - xã hội của huyện và Đại diện Trường Đại học Kiến Trúc Tp. Hô Chí Minh báo các đề cương “Tái hiện, bảo tồn và tôn tạo di tích lịch Sử Rừng Sát”.

Sau cuộc trao đổi kinh nghiệm về kinh tế - xã hội của địa phương, sự hình thành di tích Rừng Sát, sự đầu tư, phát triển, sự quản lý và khai thác du lịch…; Đoàn khởi hành tham quan thực tế một số điểm du lịch tại huyện Cần Giờ; đầu tiên đoàn khảo sát bãi biển Cần Giờ, nơi mà vào mùa hè hay những ngày cuối tuần, du khách từ Tp. HCM và các tỉnh đến để tắm biển, thưởng thức hải sản; đoàn đến tham quan di tích Rừng Sát, nơi đã tái hiện lên cảnh sinh hoạt và chiến đấu của lực lượng Đặc Công cách mạng, nơi hình thành điểm du lịch vừa là du lịch sinh thái vừa là du lịch văn hóa lịch sử cách mạng, đã thu hút lượng du khách đến tham quan trên 700 nghìn lượt/năm; sau đó đoàn tiếp tục tham quan mô hình sinh thái biển Cần Giờ như:  Hòn Ngọc Phương Nam, tại đây, một bãi biển rộng và có bãi cát rất xa bờ, các loại hình phục vụ nơi đây như nhà nghỉ ngoài bãi biển, bãi tắm nhân tạo trên bờ gồm bãi tắm nước biển và bãi tắm cát, bên cạnh đó có hồ bơi nước ngọt, kèm theo dịch vụ ăn uống, giải trí khác;
Rừng sát
Đoàn tiếp tục đến nơi mà có rừng ngập mặn đa phần là cây đước và có sông, rạch chằng chịt giống như vùng Thạnh Phong – Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre; không ai nghĩ rằng trong rừng sâu cách đường lộ chính bên ngoài trên 20 km, cách huyện Cần Giờ trên 50km lại có điểm du lịch sinh thái ấn tượng như vậy, nào là khu giải trí đứng trên bè câu cá sấu, leo lên tháp cao ngắm nhìn rừng đước và sông ngòi xung quanh, đi xuồng chèo xem dơi trú ngụ trên ngọn cây đước hai bên bờ rạch, câu cua biển …, phương tiện vào rừng cũng lý thú là di chuyển bằng ca nô (nhỏ, lớn phù hợp theo số lượng khách) hoặc đường bộ nhưng chỉ dử dụng ôtô nhỏ hoặc mô tô; 
Vàm sát
Qua chuyến khảo sát học tập kinh nghiệm mô hình xây dựng di tích và khai thác du lịch tại huyện Cần Giờ, đoàn đã khái quát và so sánh được sự giống nhau giữa rừng đước ngập mặn huyện Cần Giờ và rừng đước ngập mặn huyện Thạnh Phú để tiến hành thực hiện dự án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre”;

Dự án thành công theo các hình thức du lịch về nguồn, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí,… nơi đây thu hút du khách đến Bến Tre nói chung, đến Thạnh Phú nói riêng sẽ càng ngày càng nhiều hơn vì điều kiện về hạ tầng xong, cầu Cổ Chiên xong thì sẽ thuận về đường bộ hơn Cần Giờ và đường thủy cũng thuận tiện nối tour, tạo tuyến của các nhà lữ hành du lịch giữa các tỉnh ven biển. Đó là sự phát triển du lịch bền vững nhằm thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch kinh tế chung của tỉnh nhà và cũng góp phần bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử, môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên rừng ngập mặn, nâng cao đời sống nhân dân,… Tổng kinh phí dự án 1.500 tỉ đồng, Bến tre được Trung ương cấp vốn 400 tỉ đồng để tiến hành thực hiện giai đoạn  một;  Do vậy, chủ trương của tỉnh luôn mở rộng vòng tay kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tham gia đầu tư các hạng mục của dự án để được đưa vào khai thác trong thời gian sớm nhất./.
Lê Luông
 (TTTTXTDL Bến Tre)

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Khám phá du lịch Bến Tre qua các loại hình di tích

Như chúng ta đã biết, hiện nay nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách rất đa dạng và phong phú. Có thể nói đi du lịch là để khám phá, để trải nghiệm, để kết bạn, để thư giãn và để tận hưởng tất cả những gì mà tiền nhân cũng như thiên nhiên ban tặng.

Bên cạnh loại hình du lịch sinh thái, dã ngoại, về nguồn, ... thì nhu cầu đi du lịch để bổ sung kiến thức về văn hóa, lịch sử, tâm linh tín ngưỡng dân gian thông qua các loại hình di tích đã và đang ngày càng có sức thu hút đối với du khách. Đây là tiềm năng du lịch hấp dẫn, đầy hứa hẹn, cần khai thác và phát huy xứng tầm với thế mạnh vốn có của nó.

Đối với Bến Tre, tuy là vùng đất mới, nhưng từ lâu đã được nhiều người biết đến là một trong những vùng đất giàu truyền thống văn hóa, cách mạng; là vùng đất "Địa linh nhân kiệt". Vì thế, Bến Tre cũng có hệ thống di tích khá phong phú, đa dạng về loại hình, chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa vật thể, phi vật thể và cũng phản ánh truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng và những nét đặc trưng… của vùng đất xứ dừa Bến Tre.

Hiện tại, Bến Tre có 22 di tích được xếp hạng, trong đó có 14 di tích được công nhận cấp Quốc gia và 08 di tích cấp tỉnh. Ngoài di tích, Bến Tre còn có hệ thống đình, chùa, miếu, nhà cổ, bia, tượng, đền thờ liệt sĩ, ... rất phong phú và đa dạng lối kiến trúc xây dựng. Những năm qua hệ thống các loại hình này cũng đã thu hút du khách thập phương, góp phần rất lớn vào sự phát triển du lịch tỉnh nhà.

Về di tích, ta hiểu nó là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất. Mỗi di tích có ý nghĩa về mặt văn hóa - lịch sử và khi đầy đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự: Di tích cấp tỉnh, di tích cấp Quốc gia và di tích Quốc gia đặc biệt. Theo phân loại, Bến Tre hiện có các loại hình di tích sau:

Về di tích lịch sử - văn hóa: là những công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Và di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí như:

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước. Các di tích loại này, Bến Tre có:
Di tích lịch sử Đồng Khởi Bến Tre, xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam;
Di tích lịch sử chùa Tuyên Linh, xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam;
Di tích địa điểm Nhà ông Nguyễn Văn Cung và Ngã ba cây da đôi, xã Tân Xuân, huyện Ba Tri;
Di tích căn cứ Quân khu ủy Sài Gòn - Gia Định, xã Tân Phú Tây, Mỏ Cày Bắc;
Di tích Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam, xã Thạnh Phong,  Thạnh Phú;
Di tích ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác, xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm;
Di tích các chứng tích về cuộc thảm sát 286 người vô tội do thực dân Pháp tiến hành năm 1947, xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm;
Di tích Đình Tân Hưng và mộ ông Huỳnh Văn Thiệu, xã Châu Hưng, huyện Bình Đại;
Di tích Đình Tân Ngãi, xã Thạnh Ngãi, huyện Mỏ Cày Bắc;
Di tích cuộc thảm sát 129 người dân vô tội của Mỹ - Ngụy, xã Tân Thanh Tây, huyện Mỏ Cày Bắc;
Di tích các trận đánh tại ngã tư Thạnh Tân, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại;
Di tích Đình Rắn, xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam;
Ngôi nhà Bảo Tàng Bến Tre, Phường 3, Tp. Bến Tre...

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu này tại Bến Tre hiện có:
Di tích Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu, xã An Đức, huyện Ba Tri;
Di tích Mộ và đền thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm;
Di tích Mộ Võ Trường Toản, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri;
Khu mộ Phan Thanh Giản - vị tiến sĩ đầu tiên của Nam kỳ lục tỉnh, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri;
Đền thờ nhà thơ Phan Văn Trị, xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm;
Khu lưu niệm Đốc binh Phan Ngọc Tòng, xã An Hiệp, huyện Ba Tri;
Miếu thờ và mộ Lê Quang Quan (Tán Kế), xã Mỹ Thạnh, huyện Ba Tri;
Nhà bia Trương Vĩnh Ký, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách;
Khu tưởng niệm Nguyễn Thị Định, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm;
Đền thờ trung tướng Đồng Văn Cống, xã Tân Hào, huyện Giồng Trôm;

Về di tích kiến trúc nghệ thuật: là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Loại hình di tích này Bến Tre còn hiện hữu:
Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Phú Lễ, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri;
Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Bình Hòa, xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm;
Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Tân Thạch, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành;
Di tích nhà cổ Huỳnh Phủ (Hương Liêm) và khu mộ, xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú;
Đình Phú Tự và cổ thụ Bạch Mai, xã Phú Hưng, Tp. Bến Tre;
Kiến trúc nghệ thuật của khu du lịch Cồn Phụng (còn gọi là khu Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam), xã Tân Thạch, huyện Châu Thành...

Bên cạnh các loại hình kiến trúc trên, Bến Tre còn phong phú với hệ thống kiến trúc của các cơ sở tín ngưỡng - thờ tự của các tôn giáo như: Chùa cổ Hội Tôn, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành; Nhà thờ cổ Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách; Nhà thờ Cái Bông, xã An Phú Trung, huyện Ba Tri; Đình An Hội và chùa Viên Minh, phường 2, Tp. Bến Tre; chùa Viên Giác, phường 5, Tp. Bến Tre; Tòa thánh Cao đài Ban chỉnh, phường 6, Tp. Bến Tre; Kiến trúc Tòa thánh Cao đài Tiên Thiên, xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành; Lăng thờ cá Ông tại xã Bình Thắng, huyện Bình Đại và xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú…

Ngoài ra, hệ thống bia, tượng… ở các huyện của Bến Tre cũng rất phong phú, đa dạng. Riêng tại trung tâm Tp. Bến Tre có các công trình kiến trúc văn hóa tiêu biểu như: Công viên Tượng Đài Đồng Khởi; công viên tượng đài Trần Văn Ơn; công viên tượng đài "Chiến thắng trên sông" hay còn gọi là công viên Hùng Vương...

Về di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh): Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí như: Cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ tiêu biểu; hay khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.

Căn cứ vào các tiêu chí vế danh lam thắng cảnh, thì Bến Tre chưa có thắng cảnh nổi tiếng như các địa phương khác, song Bến Tre cũng có những địa danh, những cảnh đẹp thiên nhiên, là những di sản văn hóa miệt vườn trên ba dải cù lao xứ dừa, được nhiều du khách biết đến như: Hồ Trúc Giang tại thành phố Bến Tre; hệ thống các cồn nổi trên sông như: cảnh quan thiên nhiên Cồn Phụng, Cồn Qui trên sông Tiền thuộc huyện Châu Thành, Bến Tre; Cồn Ốc trên sông Hàm Luông, huyện Giồng Trôm; Cồn Phú Đa trên sông Cổ Chiên thuộc huyện Chợ Lách...; hệ sinh thái rừng ngặp mặn huyện Bình Đại, huyện Thạnh Phú; biển phù sa Thừa Đức, huyện Bình Đại và biển Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú.... Đặc biệt, Bến Tre còn có vườn chim Vàm Hồ nằm bên hữu ngạn sông Ba Lai thuộc xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri; làng nghề cây giống, hoa kiểng Cái Mơn, xã Vĩnh Thành và những vườn cây ăn trái nổi tiếng cả nước ở Chợ Lách, Bến Tre...

Có thể nói, các loại hình di tích hiện hữu trên vùng đất Bến Tre, nhất là các di tích lịch sử - văn hóa là những nguồn sử liệu trực tiếp, cho ta thông tin quan trọng để khôi phục những trang sử vẻ vang của dân tộc. Đặc biệt, nó là những tài sản tinh thần hết sức quý giá, là niềm tự hào được Đảng bộ và nhân dân Bến Tre giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị, để phục vụ cuộc sống cộng đồng. Những năm qua, Bến Tre đã chú trọng nâng cao nhận thức của cộng đồng, của toàn xã hội trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; luôn đề cao các yếu tố xanh, sạch, đẹp, văn minh, lịch sự, an toàn và mến khách lên hàng đầu, để nối kết hình thành nên các tour, tuyến du lịch đến các di tích tiêu biểu; nối kết tham quan các di tích với các tour, tuyến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, dã ngoại và về nguồn.
Di tích lịch sử - văn hóa gắn với danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (ảnh Ngọc Thạch)

Di tích lịch sử - văn hóa gắn với sự kiện lịch sử Đồng Khởi Bến Tre (ảnh TTr)
Kiến trúc tôn giáo - Tòa thánh Cao đài Ban chỉnh (ảnh TTr)
Kiến trúc văn hóa “Tượng đài Đồng khởi Bến Tre” (ảnh TTr)

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Du ngoạn vùng ven thành phố Bến Tre

Vùng ven hay phía Nam, bờ Nam, vùng Nam thành phố Bến Tre mà người dân nơi đây thường hay gọi, gồm các xã: Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh. Nơi đây có nhiều sông, rạch chằng chịt và cảnh quan thiên nhiên rất hữu tình. Đây là đặc thù của nhiều điểm đến trên vùng đất ba dãi cù lao xứ dừa. Có lẽ vậy, mà những năm gần đây phía bờ Nam thành phố Bến Tre đã hình thành nhiều điểm du lịch sinh thái miệt vườn và trở nên tour du lịch “sông nước, miệt vườn Nam thành phố”, thu hút ngày càng đông du khách trong, ngoài nước đến đây khám phá, trải nghiệm.
Công viên phía Nam thành phố Bến Tre
Có lẽ trong nhịp sống ồn ào, tất bật, hối hả, vội vàng của thời văn minh - hiện đại ngày nay, hình như ai cũng muốn mình có được những ngày nghỉ ngơi yên ả, để thư giãn hay những chuyến đi tham quan, tìm hiểu, bổ sung thêm kiến thức cho mình về đặc thù của từng vùng, miền trên đất nước ta....Và điều có thể khắng định đó là được tận hưởng không khí trong lành, thoáng mát ở những địa phương còn giữ được môi trường sinh thái, tự nhiên. Có lẽ vậy, mà sông nước, miệt vườn của xứ dừa Bến Tre những năm gần đây đã trở thành những điểm đến hấp dẫn, thu hút khá đông du khách.

Nhận xét của giới lữ hành chuyên nghiệp tỉnh nhà Bến Tre và Tp. Hồ Chí Minh, thì tour sông nước - miệt vườn vùng Nam thành phố Bến Tre rất lý tưởng. Tour này dân dã, bình dân, dễ chịu và giới hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp gọi đây là tour "liên hiệp quốc", tour này đông nhất là du khách đến từ các nước, trong đó có cả khách Việt Nam, nhất là du khách của các thành phố lớn của nước ta.
Bến tàu du lịch Hùng Vương
Hành trình của tour này chỉ trong vòng 6 giờ đồng hồ,  bắt đầu lúc 10 giờ sáng mỗi ngày. Điểm khởi hành từ bến tàu du lịch Hùng Vương nằm bên bờ sông Bến Tre (đối viện Khách sạn – nhà hàng Hùng Vương). Du thuyền rời bến di chuyển theo hướng cầu Bến Tre 1, cây cầu vừa bắt qua sông Bến Tre với kiến trúc xây dựng hiện đại rất đẹp. Từ đây, du khách sẽ bắt đầu cảm nhận sự thoải mái, phấn khởi, hấp dẫn và mãn nhãn với cảnh đẹp tự nhiên ven hai bên bờ sông Bến Tre

Ngắm nhìn về phía trái theo hướng du thuyền đi, lần lượt du khách bắt gặp ngôi nhà "Bảo tàng Bến Tre" được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp; rồi du thuyền lướt qua Khách sạn Việt - Úc, một khách sạn ba sao được xây dựng mang dáng vấp Châu Âu rất sang trọng và lý tưởng nhất là được nằm bên bờ sông Bến Tre. Du thuyền qua chợ Bến Tre (thuộc Phường 3); Trung tâm Thương Mại Bến Tre (thuộc Phường 2) và những dãy phố xá, cũng như những hoạt động nhộn nhịp của người dân xứ dừa ven sông; rồi du thuyền qua Chợ đầu mối nông thủy sản Bến Tre (thuộc Phường 8), chợ xã Phú Hưng và một số cơ sở sản xuất, cũng như không gian cảnh quan ven sông Bến Tre.
Bảo tàng tỉnh Bến Tre
Khách sạn Việt - Úc
Chợ Bến Tre
Trung tâm Thương mại Bến Tre
Chợ đầu mối Nông Thủy sản Bến Tre
Một số cơ sở sản xuất ven sông
Phía bên phải là công viên bờ Nam thành phố Bến Tre (thuộc xã Mỹ Thạnh An), chạy dài song song cùng với công viên Hùng Vương, du khách sẽ bắt gặp những sinh hoạt thường nhật của người dân vùng sông nước như: đăng lưới bắt tôm, cá dưới những rặng bần hay ở những thảm lụt bình nằm nép mình bên bờ sông .... Trên sông tàu thuyền lớn, nhỏ qua lại dập dìu, làm nên thanh âm sôi động, những đợt sóng bồng bềnh …, tất cả hòa quyện, góp phần tạo nên sự nhộn nhịp trên sông Bến Tre.
Du khách tham quan lò gạch nằm ven sông Bến Tre
Điểm dừng chân đầu tiên của du khách ghé vào tham quan lò gạch nằm ven sông Bến Tre, thuộc địa phận xã Phú Hưng, để du khách khám phá, tìm hiểu từ nguyên vật liệu đến từng công đoạn làm ra những viên gạch ống, gạch thẻ dùng trong xây dựng.... Trở lại du thuyền và xa dần địa phận thành phố Bến Tre, nhìn hai bên bờ sông Bến Tre bạt ngạt rừng cây dừa nước và những hàng bần xanh ngắt.

Du thuyền đến và qua vàm kênh chẹt sậy, nhìn về bên trái là điểm du lịch sinh thái "Du thuyền Xoài" thuộc địa phận thuộc xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm vừa mới được hình thành trên đất Bến Tre. Điểm du lịch này là nơi dừng chân của những tour du lịch theo tuyến từ Tp. Hồ Chí Minh đến xứ dừa Bến Tre và sau đó đi qua các tỉnh Miền Tây với những chiếc du thuyền khá ngộ nghĩnh, xinh xắn, được thiết kế theo lối kiến trúc vừa cổ kính, vừa hiện đại. Trên du thuyền được trang bị đầy đủ tiện nghi như mỗi phòng khách sạn trên bờ, để du khách nghỉ qua đêm hành trình đến tận các tỉnh ĐBSCL.
Điểm du lịch sinh thái "Du thuyền Xoài"
Cảnh quan xung quanh điểm du lịch “Du thuyền Xoài” là những hàng dừa nghiêng mình soi bóng bên dòng sông và những thảm cỏ xanh, mịn, xen lẫn những bồn hoa trang trí rất bắt mắt. Dưới  rặng dừa là những thum nhà lá để du khách dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn, giao lưu đàn ca tài tử và thưởng thức các món ẩm thực. Tổng thể về không gian hòa vào môi trường thiên nhiên ven sông, đã tạo cho điểm "Du thuyền Xoài" một phong cảnh hài hòa, hấp dẫn, lý tưởng của một điểm đến, một điểm dừng chân tuyệt vời của vùng sông nước xứ dừa. Tại điểm "Du thuyền Xoài" cũng có cơ sở lưu trú và những "homestay" (nghỉ đêm tại nhà dân) ở xã Mỹ Thạnh, để phục vụ du khách có nhu cầu nghỉ qua đêm tại đây.

Du thuyền đi tiếp một đổi, rồi rẽ vào một nhánh sông nhỏ (có tên gọi là sông Cái Sơn lớn), từ đầu vàm sông đến sâu vào bên trong, không gian cũng như cảnh vật hai bên bờ con sông này rất đẹp, toàn là cây dừa nước mọc dày đặc, thỉnh thoảng đôi, ba cây bần chen lẫn vào giữa đám dừa nước, như làm dáng, khoe sắc, điểm tô thêm một màu xanh cây lá khác. Ngắm nhìn trên bờ ngút ngàn những hàng dừa, bờ dừa, vườn dừa xanh và những vườn cây trái. Tất cả hòa quyện vào nhau, tạo thành một không gian xanh yên ả, để du khách khám phá, trải nghiệm, thư giãn, hít thở khí trời trong lành, mát dịu, dễ chịu của môi trường sinh thái tự nhiên, cũng như thỏa sức tận hưởng những gì mà thiên nhiên đã ban tặng “môi trường xanh” cho xứ sở này.
Điều lý thú là du khách sẽ bắt gặp những hình ảnh người dân vùng sông nước xứ dừa bắt tép, tôm, cá..., mà hình thức dân gian thường gọi là: đóng đáy, làm rập, đặt dớn, 12 cửa ngục, đăng lưới, ghe chày, câu cá, lặn bắt cá, tôm …. Nếu du khách đi vào đợt những con nước rong (lối rằm hoặc nước 30), khi thủy triều xuống, sẽ nhìn thấy người dân len lỏi trong những hàng dừa nước ven sông, rạch, bắt cá bống dừa trú ẩn trong những bụp dừa nước.
Đánh bắt cá
\Tiếp tục chuyến hành trình, du thuyền đưa du khách ghé vào tham quan cơ sở làm dừa, xem lột dừa, đập dừa lấy nước, cạy cơm dừa...; thưởng thức mứt dừa, kẹo chuối, kẹo dừa, rượu dừa..., rồi du thuyền đến chợ Nhơn Thạnh, du khách lên bờ tản bộ trên con đường làng toàn là dừa và cây ăn trái; đi trên chiếc cầu dừa, tham quan làng nghề dệt chiếu.... Kỳ thú nhất là du khách sẽ tham gia hành trình với những chiếc xe đạp, hay đi trên những chiếc xe lôi máy ngắm cảnh đường làng dừa, vườn cây ăn trái, mô hình trồng lúa hay những khu vườn, ruộng lên liếp trồng rau màu và sinh hoạt đời thường của người dân nơi đây.
Lột dừa
Đập dừa lấy nước
Bào cơm dừa
Du khách đạp xe trên đường làng
Sẽ không gì thú vị bằng, du khách được đi xuồng chèo trên con rạch nhỏ, vừa thư giãn, vừa trải lòng mình ngắm dòng chảy của thủy triều, khoát tay xuống dòng nước mát đầy phù sa, lòng sẽ cảm thấy mát rượi, dễ chịu vô cùng. Hay những cái vẫy tay chào du khách, những nụ cười thân thiện, niềm nở, mến khách, đôn hậu, hiền hòa, chất phác của người dân nơi đây, sẽ làm du khách hài lòng khó quên.

Ngoài tham quan, khám phá, tận hưởng những gì thiên nhiên ban tặng, tại các điểm đến vùng Nam thành phố Bến Tre, du khách có thể tham gia làm kẹo dừa, kẹo chuối; chiêm ngưỡng, chọn lựa những món quà lưu niệm, là những món hàng thủ công mỹ nghệ làm từ nguyên liệu dừa. Những món quà này chắc chắn vô cùng có ý nghĩa khi làm quà cho người thân, bè bạn. Ấn tượng nhất là du khách sẽ được thưởng thức sản vật là dừa xiêm, dừa dứa thứ thiệt, nguyên chất, được hái tại vườn và những trái cây của miệt vườn Bến Tre như: bưởi da xanh, nhãn, mận An Phước, chôm chôm nhãn, chuối cao, dừa xiêm dứa...; uống trà mật ong; nghe hát và giao lưu đờn ca tài tử.
Du khách tham quan làm kẹo dừa, kẹo chuối
Về ẩm thực du khách có thể tùy chọn từ món ăn dân dã miệt vườn đến cao cấp, sang trọng…. Hiện nay, tại các điểm du lịch sinh thái tại Tp. Bến Tre có các món ăn rất thu hút du khách như: cá tai tượng chiên xù với bánh tráng cuốn rau sống; chả giò; cháo gà ta thả vườn với gỏi bắp chuối, cây chuối; tôm luộc nước dừa; cơm trắng ăn với canh chua cá ngát, cá bông lau; tép rang dừa, cá rô, cá lóc, cá kèo khô tộ; gỏi củ hủ dừa hay các món gỏi khác.... Ngoài ra, còn nhiều món ăn hấp dẫn khác theo nhu cầu của du khách ....

Đến thành phố Bến Tre, ngoài việc khám phá, trải nghiệm tour sông nước - miệt vườn tại các xã phía Nam thành phố Bến Tre, du khách còn được chiêm ngưỡng hệ thống các công trình kiến trúc văn hóa - lịch sử như: “Tượng đài Đồng Khởi”; “Tượng đài Trần Văn Ơn”; Bảo tàng Bến Tre; “Tượng đài Chiến thắng trên sông” và còn gọi là tượng đài “Cởi sóng Hàm Luông nhận chìm hạm Mỹ” (hay công viên Hùng Vương, công viên “Hoàng Lam”); kiến trúc Đình An Hội, Đình Phú Tự và cây Bạch Mai cổ thụ; kiến trúc của các tôn giáo như: Chùa Viên Minh, chùa Viên Giác, Cao Đài Ban chỉnh Nguyễn Ngọc Tương, Nhà thờ Bến Tre; hay ngắm cảnh hồ Trúc Giang, đường Hùng Vương với hàng cây xanh thẳng tấp luôn tỏa bóng mát, nằm bên bờ sông Bến Tre…

Những cảnh đẹp thiên nhiên của vùng sông nước – miệt vườn của xứ sở rừng dừa xanh bạt ngàn, du khách sẽ thoải mái tận hưởng, thư giãn trong môi trường không khí mát mẻ trong lành, thoáng mát và sẽ luôn âm vang, đọng mãi  trong lòng du khách với xứ dừa Bến Tre qua những câu hát: “Mỗi lúc đi xa dừa ơi! ta nhớ lắm nghen. Vườn trái, trái  xum xuê, biển khơi tôm cá đầy ghe.... Nhớ con sông dài Hàm Luông Bến Tre quen ghé. Lại nhớ tóc ai dài còn mang dáng đứng Bến Tre”./.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Tập huấn kiến thức du lịch tại huyện Thạnh Phú và Chợ Lách

Nằm trong kế hoạch phân kỳ thực hiện "Đề án phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2015” được UBND tỉnh phê duyệt ngày 03/02/2012 và dự án "Nâng cao chất lượng điểm du lịch Bến Tre” được UBND tỉnh phê duyệt ngày 11/7/2011. Đồng thời, từng bước bổ sung kiến thức về du lịch, đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh nhà theo đề án, dự án về du lịch đã đề ra. Từ ngày 14/8 - 23/8/2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hỗ trợ huyện Thạnh Phú và Chợ Lách tổ chức 02 lớp tập huấn kiến thức du lịch cho đối tượng là cán bộ lãnh đạo quản lý VHXH của các xã, thị trấn của hai huyện. Tham dự lớp tập huấn còn có đại diện các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, nhà trọ, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các điểm du lịch sinh thái… tại các xã, thị trấn của hai huyện Thạnh Phú và Chợ Lách.

Thầy Nguyễn Văn Trọng đang giảng bài về
chuyên đề "Kỹ năng giao tiếp" tại huyện Thạnh Phú
Tại huyện Thạnh Phú lớp tập huấn khai giảng vào sáng 14/8/2012, tổng kết vào chiều ngày 16/9/2012 và có trên 30 học viên tham dự, trong đó có 02 học viên của Khu du lịch biển Ba Động, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh gửi dự tập huấn. Lớp tại Chợ Lách tổ chức từ ngày 21/8/2012 đến 23/9/2012 và có trên 50 học viên tham dự.

Do mỗi huyện có hệ sinh thái riêng, Thạnh Phú là huyện biển, là vùng nước mặn; Chợ Lách là vùng nước ngọt quanh năm. Cả hai huyện đều là vùng sông nước, có nhiều kênh rạch chằng chịt, nên Ban tổ chức lớp đã xây dựng các chuyên đề tập huấn xác với đặc thù của hai huyện. Ngoài các văn bản quản lý Nhà nước về du lịch, những qui định về vận chuyển khách du lịch bằng đường bộ, đường thủy ..., nội dung tập huấn còn cụ thể về kế hoạch phát triển tuyến, điểm du lịch của hai huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt trong "Đề án phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2015”. Bên cạnh đó, lớp tập huấn còn trang bị kiến thức về giao tiếp trong du lịch, hướng dẫn, thuyết minh điểm đến và khu di tích.

Theo chương trình mỗi lớp tập huấn được Ban tổ chức hướng dẫn đi thực tế tại các điểm đến tại địa phương mình. Đối với huyện Thạnh Phú chưa phát triển nhiều về du lịch, nhưng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch trong tương lai. Hiện tại huyện Thạnh Phú có 02 Di tích cấp quốc gia đó là: Di tích đường mòn Hồ Chí Minh trên biển; Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà cổ Huỳnh Phủ (Hương Liêm) và khu mộ. Và các điểm khác có thể đưa du khách đến tham quan như: Lăng thờ cá Ông tại xã Thạnh Hải; làng nghề đúc lu Hòa Lợi; làng nghề bó chổi Mỹ An; nghề chằm nón lá Mỹ Hưng và đặc sản bánh dừa Giồng Luông.... Đặc biệt, tại huyện Thạnh Phú đang có dự án "Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường mòn Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre" ở Cồn Bửng, xã Thạnh Hải, đã được Đảng và Nhà nước phê duyệt. Sau khi quần thể dự án này hoàn thành, kết hợp với hệ sinh thái rừng ngập mặn và biển phù sa Thạnh Hải, nơi đây sẽ thu hút rất đông du khách đến đây thám quan, khám phá. Vì thực tế hiện có của Thạnh Phú, các báo cáo viên đã tập trung định hướng, hướng dẫn các địa phương xây dựng điểm đến, phát triển dịch vụ phục vụ khách đến tham quan.
Tổng kết Lớp tập huấn kiến thức du lịch năm 2012 tại huyện Thạnh Phú

Đối với huyện Chợ Lách, là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, quanh năm nước và nơi đây đã có vườn cây trái ngọt sum suê và sản xuất cây giống, hoa kiểng nổi tiếng cả nước. Vì vậy, Chợ Lách có nhiều tiềm năng phát triển phong phú các sản phẩm du lịch. Các hãng lữ hành của tỉnh nhà và thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tổ chức các đoàn khảo sát xây dựng điểm đến, thiết kế tour, tuyến trên vùng này. Hiện tại Chợ Lách cũng đã và đang phát triển các điểm du lịch sinh thái, sông nước, miệt vườn ở khu bảo tồn sản vật ốc gạo cồn Phú Đa, Phú Bình của xã Vĩnh Bình; các điểm du lịch sinh thái, miệt vườn, làng nghề cây giống, hoa kiểng ở xã Vĩnh Thành, Hưng Khánh Trung, Vĩnh Bình, Phú Phụng .... Có thể nói hệ thống di sản văn hóa phi vật thể miệt vườn của Chợ Lách hiện có, đã góp phần rất lớn và làm phong phú, đa dạng cho việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của miệt vườn, sông nước xứ dừa Bến Tre.
Học viên trên du thuyền đi thực tế tại lớp tập huấn kiến thức du lịch - huyện Chợ Lách
Học viên tham quan vườn nuôi ong mật - Chợ Lách
Tổng kết lớp tập huấn kiến thức du lịch tại huyện Chợ Lách
Tại huyện Chợ Lách Ban tổ chức lớp đã đưa học viên đi tour thực tế bằng du thuyền du ngoạn qua kênh Sụp, kênh Bốn Sồ, ra sông Cổ Chiên, đến cồn Phú Đa, Phú Bình..., rồi tản bộ trong vườn cây ăn trái, tham quan vườn nuôi ong mật, thưởng thức trà mật ong tại vườn; giao lưu đàn ca tài tử và thú vị là được thưởng thức các món ẩm thực dân dã miệt vườn, là sản phẩm thiên nhiên thứ thiệt tại vùng sông nước Chợ Lách. Chuyến đi thực tế trên du thuyền, các học viên được thực tập hướng dẫn, giới thiệu về đất và con người của quê hương. Tất cả học viên đã phấn khởi, hào hứng giao lưu ca hát, hát karaoke, kể chuyện tiếu lâm, tham gia các trò chơi rất sôi động... và mạnh dạn nói lên những cảm nhận, cũng như những đề xuất, kiến nghị với các cấp về quản lý và phát triển du lịch ở vùng đất giàu tiềm năng về văn hóa - du lịch của Chợ Lách hiện tại và tương lai. Lớp tập huấn đã tổng kết và trao giấy chứng nhận tại điểm du lịch vườn sinh thái Ba Ngói - cồn Phú Đa, xã Vĩnh Bình.
Với những kiến thức các báo cáo viên có kinh nghiệm trong hoạt động du lịch đã truyền đạt và những tài liệu Ban tổ chức cung cấp cho lớp tập huấn, hy vọng học viên của hai lớp sẽ góp sức, cùng các cấp, các ngành, cùng với sự đồng hành của các doanh nghiệp, các cơ sở hoạt động du lịch ở các địa phương trong tỉnh cùng thực hiện tốt Chỉ thị 09-CT/TU của Tỉnh ủy “Về phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012 – 2015". Đồng thời, chung sức, chung tay xây dựng, phát triển và làm nên thương hiệu "Du lịch xứ dừa" trên quê hương Bến Tre - quê hương Đồng Khởi mang một sắc thái độc đáo, riêng biệt, ngày càng uy tín, chất lượng, bền vững.

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Bến Tre tổ chức tập huấn kiến thức du lịch năm 2012

Thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 18/01/2012 của Tỉnh ủy “Về phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012 – 2015”;  Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2012 của UBND tỉnh “Về phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2015” và Quyết định số: 1518/QĐ-UBND ngày 11/7/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt “Dự án nâng cao chất lượng điểm du lịch Bến Tre”.

Thời gian qua Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch đã phối hợp Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật tỉnh và Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, Thành phố đã tổ chức các lớp tập huấn kiến thức du lịch năm 2012 tại các huyện, thành phố cho nhiều đối tượng, kết quả đến nay: Tại huyện Ba Tri khai giảng lớp tập huấn về kiến thức du lịch vào ngày 30/5/2012 có 70 học viên gồm cán bộ quản lý nhà nước cấp Trưởng, Phó các phòng của huyện và Bí thư, chủ tịch các xã trên địa bàn huyện. Ngày 18/7/2012 khai giảng lớp tập huấn nguồn nhân lực du lịch tại Khu du lịch sinh thái Lan Vương, xã Phú Nhuận, thành phố Bến Tre có 60 học viên; ngày 07/8/2012 khai giảng tại Trung tâm Văn hóa huyện Châu Thành có 51 học viên; ngày 14/8/2012 khai giảng tại Trung tâm Văn hóa huyện Thạnh Phú có 30 học viên. Dự kiến trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở lớp tập huấn nguồn nhân lực du lịch tại những huyện còn lại như: Ngày 21/8/2012 khai giảng tại huyện Chợ Lách; ngày 29/8/2012 khai giảng tại huyện Giồng Trôm; ngày 05/9/2012 khai giảng tại huyện Ba Tri; ngày 12/9/2012 khai giảng tại huyện Bình Đại; và những ngày cuối tháng 09/2012 sẽ khai giảng tại huyện Mỏ Cày Nam và huyện Mỏ Cày Bắc.

Mục đích của lớp tập huấn nhằm từng bước nâng cao kiến thức du lịch cho lực lượng quản lý nhà nước về du lịch cấp huyện, thành phố; cán bộ văn hóa các xã, phường; các chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch; các lực lượng lao động tham gia ở doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh các loại hình du lịch như cơ sở lưu trú du lịch, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch đường bộ, đường thủy; kinh doanh khu du lịch, điểm du lịch; kinh doanh ăn uống, kinh doanh các dịch vụ phục vụ khách du lịch; các cá nhân có dự kiến đầu tư kinh doanh sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch… Nội dung tập huấn gồm: Các văn bản qui phạm pháp luật về du lịch; Tổng quan du lịch Việt Nam và du lịch Bến Tre; kỹ năng trong nghiệp vụ du lịch “Kỹ năng thuyết minh điểm và khu du lịch”, “Kỹ năng giao tiếp”… cuối khóa tập huấn học viên được cấp chứng chỉ đã học xong chương trình “Lớp tập huấn nguồn nhân lực du lịch” do Trường Trung học VHNT tỉnh cấp.

Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch sẽ tiếp tục mở những lớp phục vụ bàn cho những đối tượng kinh doanh ăn uống phục vụ khách du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện Châu Thành và Thành phố Bến Tre (Điểm du lịch Lan Vương và Cồn Phụng) vào tháng 10/2012; những kiến thức được truyền đạt sẽ góp phần cho công tác quản lý nhà nước ở từng địa phương nhận thức các khái niệm trong lĩnh vực du lịch và lực lượng kinh doanh du lịch sẽ nắm bắt được thông tin, kiến thức để từng bước nâng cao chất lượng và bền vững, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay do Du lịch là ngành công nghiệp không khói, sẽ là mũi nhọn trong việc góp phần xây dựng kinh tế - xã hội trong tình hình hiện nay./.
Tổng kết Lớp tập huấn nguồn nhân lực du lịch ở Tp. Bến Tre

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Học viên Lớp tập huấn nguồn nhân lực du lịch năm 2012 đi thực tế tại các điểm du lịch sinh thái – sông nước Châu Thành – Bến Tre

Nằm trong chương trình “Dự án nâng cao chất lượng điểm du lịch Bến Tre” được UBND tỉnh phê duyệt,  ngày 07/8/2012 – 09/8/2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Châu Thành tổ chức lớp tập huấn nguồn nhân lực du lịch năm 2012 tại huyện Châu Thành.

Tham dự lớp tập huấn có trên 50 học viên là cán bộ VHXH của các xã, thị trấn và các Doanh nghiệp Du lịch, cơ sở hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Châu Thành. Lớp tập huấn được các báo cáo viên là những người đã trực tiếp điều hành và hoạt động trên lĩnh vực hoạt động du lịch của tỉnh trong nhiều năm qua tham gia giảng dạy.

Ngoài các nội dung văn bản quản lý Nhà nước về du lịch; những thông tin về “Tổng quan du lịch Việt Nam”, “Du lịch Bến Tre”; Kỹ năng thuyết minh điểm đến và khu du lịch; Kỹ năng giao tiếp du lịch.... Trong chương trình học Ban Tổ chức lớp còn thiết kế tour đưa học viên đi thực tế bằng du thuyền trên sông Tiền đến Cồn Phụng, Cồn Quy...; hướng dẫn học viên đến các điểm du lịch sinh thái của Châu Thành nằm ven sông Tiền. Sau đó dừng chân tại điểm du lịch Quê Dừa tham quan các công đoạn làm kẹo dừa truyền thống, hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa, thưởng thức trà mật ong, trái cây miệt vườn của quê hương và giao lưu đàn ca tài tử. Học viên còn được hòa mình trải nghiệm trên những chiếc xe ngựa ngắm cảnh đường làng quê Châu Thành, rồi trở lại du thuyền sang điểm du lịch sinh thái Cồn Quy hòa vào với các đoàn du khách ngoài tỉnh, tham quan vườn cây trái, tìm hiểu việc nuôi ong lấy mật tại vườn, chứng kiến những giờ phút du khách hóa thân làm nông dân tát mương bắt cá.... Và sau đó tại điểm du lịch Cồn Quy Ban Tổ chức lớp tổng kết, trao giấy chứng nhận, kết thúc lớp tập huấn.
Những kiến thức được truyền đạt trong lớp tập huấn, sẽ góp phần nâng cao công tác quản lý Nhà nước về du lịch tại các địa phương, đồng thời giúp cho các cơ sở kinh doanh, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Châu Thành thực hiện tốt các qui định của Nhà nước về hoạt động du lịch, nhất là góp phần trong toàn tỉnh thực hiện tốt Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 18/01/2012 của Tỉnh ủy “Về phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012 – 2015" và Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2012 của UBND tỉnh “Về phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2015”.