Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Hội nghị Tổng kết chương trình liên kết phát triển du lịch Cụm phía Đông ĐBSCL - Chương trình hợp tác giữa Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh trong Cụm phía Đông ĐBSCL

Ngày 22 tháng 12 năm 2016, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh Tiền Giang (Cụm trưởng năm 2016) tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động liên kết giữa các tỉnh trong Cụm phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và ký kết hợp tác giữa TP.Hồ Chí Minh với các tỉnh tại tỉnh Tiền Giang với sự tham dự của lãnh đạo Hiệp hội Du lịch (HHDL) ĐBSCL; Sở VHTTDL các tỉnh, thành trong Ban điều phối phát triển du lịch như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, Đồng Tháp và lãnh đạo Sở Du lịch TP.HCM.
Quang cảnh Hội nghị
Tham dự Hội nghị có Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch Tiền Giang;  Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Du lịch - Đầu tư Đồng Tháp; Trung tâm Phát triển Du lịch Đồng Tháp; HHDL tỉnh Tiền Giang, HHDL tỉnh Vĩnh Long; Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Long An; các trường đào tạo du lịch từ TP.HCM và các doanh nghiệp du lịch tỉnh Tiền Giang.

Hội nghị đã báo cáo Tổng kết chương trình liên kết phát triển du lịch cụm phía Đông ĐBSCL nhằm rút ra những kinh nghiệm từ những thành quả năm qua và rút kinh nghiệm những hạn chế còn vướng mắc trong chương trình hợp tác. Trong những năm qua Cụm cũng đã xây dựng và triển khai Quy hoạch, Đề án "Phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030" để các tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy xây dựng Nghị quyết, Đề án phát triển du lịch cho từng địa phương; thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý và định hướng cho các doanh nghiệp du lịch ký kết hợp tác, liên kết phát triển nhằm khai thác tour, tuyến để bổ sung sản phẩm du lịch cho từng địa phương, cũng như tăng cường xây dựng sản phẩm du lịch liên Tỉnh, liên Cụm, liên Vùng.

 Các Trung tâm Xúc tiến triển khai thực hiện chương trình có nhiều kết quả mang lại cho sự phát triển du lịch Cụm; hợp tác trong quảng bá, xúc tiến nhằm hạn chế kinh phí cho từng đại phương và tạo được qui mô trong công tác xúc tiến tại các kỳ hội thảo, hội chợ triển lãm lớn, đã gây được sự chú ký của các hãng lữ hành và khách du lịch trong và ngoài nước biết đến.
Ông Trần Việt Phường - Chủ tịch HHDL ĐBSCL (bìa phải) chứng kiến Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang trao cờ luân lưu và bàn giao cụm trưởng cho Sở VHTTDL tỉnh Trà Vinh
Hội nghị nầy, Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang trao cờ luân lưu và bàn giao cụm trưởng cho Sở VHTTDL tỉnh Trà Vinh; chương trình điều phối Cụm liên kết phát triển du lịch của 6 tỉnh phía Đông ĐBSCL năm 2017 cũng được thông qua; Sở Du lịch TP.HCM báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hợp tác giữa TP.Hồ Chí Minh với các tỉnh trong Cụm phía Đông ĐBSCL giai đoạn 2009-2015 và phương hướng giai đoạn 2016-2020 để tiếp tục ký kết giữa các Sở.

Ông Trần Việt Phường, Giám đốc Sở VHTTDL TP.Cần Thơ - Chủ tịch HHDL ĐBSCL đánh giá năm 2016 mặt dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, về tài chính, về điều kiện,... , tuy nhiên Cụm không ngừng phát triển, thể hiện qua số lượng khách đến, số lượng khách lưu trú, cũng như tổng thu nhập từ khách du lịch của Cụm, đặc biệt là năm qua có 2 đơn vị được công nhận điểm du lịch tiêu biểu, nâng tổng số toàn cụm là 9 đơn vị tiêu biểu của ĐBSCL. Công tác xúc tiến quảng bá được chú trọng, danh nghĩa chung được quan tâm nhiều, đã thể hiện đượcc sự đoàn kết, tạo nên được sức mạnh và giảm chi phí trong xúc tiến, quảng bá.
Ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM với các tỉnh trong cụm phía Đông ĐBSCL
Cụm đã đưa ra phương hướng hoạt động năm 2017 sát với tình hình thực tế, đáp ứng được yêu cầu trong thời gian tới; tuy nhiên Cụm cần lưu ý một số vấn đề trọng tâm sau:
  • Việc phối hợp thực hiện tốt quy hoạch phát triển du lịch vùng ĐBSCL theo quyết định số 2227/QĐ-CP của Chính phủ phê duyệt, trong đó có 5 khu du lịch và 7 điểm du lịch cấp Quốc gia cần tham mưu tốt cho UBND các tỉnh, thành, Tổng cục Du lịch và Bộ VHTTDL xây dựng đề án, cơ chế chính sách để triển khai thực hiện.
  • Công tác tuyên truyền, quảng bá, giáo dục cần thường xuyên, đa dạng và sâu rộng để vận động các ngành, các cấp, đặc biệt là nhân dân nhằm có sự cởi mở chân tình trong phát triển du lịch, cũng như đối với khách du lịch.
  • Việc tháo gỡ khó khăn, trở ngại của doanh nghiệp trong phát triển du lịch, phải thường xuyên lắng nghe tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp ổn định, duy trì hoạt động và vận động sử dụng sản phẩm, dịch vụ du lịch giữa các hội viên với nhau, tạo sự gần gủi, thân thiện, gắn bó nhau hơn.
  • Việc xây dựng bộ máy tổ chức, trong Cụm có hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang đã thành lập HHDL địa phương; các tỉnh còn lại cần xây dựng thành lập HHDL nhằm góp phần giảm nhẹ đi công việc của nhà nước trong quản lý du lịch.

Để xây dựng sản phẩm du lịch cho Cụm, cho Vùng trong những năm tiếp theo, cụm trưởng mỗi năm luân phiên cần xác định chủ đề xây dựng kế hoạch từng năm để thực hiện, đem lại hiệu quả thiết thực, không dàn trải, manh mún không hiệu quả./.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Đại hội Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long lần III (2016-2021)

Ngày 17 tháng 12 năm 2016, tại TP.Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (MDTA) tổ chức Đại hội lần III nhiệm kỳ 2016-2021 với sự tham gia của đại diện lãnh đạo: Ban Chỉ Đạo Tây Nam bộ; Hiệp hội Du lịch Việt Nam; Ủy ban nhân dân TP.Cần Thơ; Sở Du Lịch TP.Hà Nội và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 13 tỉnh, thành ĐBSCL cùng các Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch trong vùng; Hiệp hội du lịch các địa phương và gần 80 thành viên Hiệp hội đến dự.
Quang cảnh Đại hội Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (MDTA) lần III nhiệm kỳ 2016-2021
Nhân dịp nầy đơn vị Công ty TNHH Du lịch Hàm Luông đã được trao quyết định công nhận "Điểm lưu trú tiêu biểu ĐBSCL" của Hiệp hội Du lịch; đây là điểm lưu trú tiêu biểu thứ hai của khu vực ĐBSCL, sau Khách sạn Cao Văn Lầu tại Bạc Liêu.

Hiệp hội đã bầu ra ban chấp hành mới nhiệm kỳ 2016-2021 là 35 doanh nghiệp thành viên. Hiện Hiệp hội có 96 hội viên, dự kiến nhiệm kỳ 3 sẽ thu hút thêm 28 hội viện, nâng tổng số lên 124 hội viên. Ông Trần Việt Phường - TUV TP.Cần Thơ - Giám đốc Sở VHTTDL tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch Hiệp hội nhiệm kỳ nầy.

Nhiệm kỳ qua, Hiệp hội đã nổ lực vượt qua nhiều khó khăn, tích cực tìm kiếm cơ hội, giải pháp để cùng các địa phương và doanh nghiệp hội viên trong vùng ĐBSCL xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch, đánh thức tiềm năng và lợi thế du lịch của vùng. Tuy nhiên với tiềm năng và lợi thế hiện tại thì nhu cầu phát triển và lực lượng hội viên vẫn chưa xứng tầm.
Các cá nhân được HHDL ĐBSCL khen thưởng về thành tích tích cực trong nhiệm kỳ lần II
Ban chấp hành mới tăng hơn so với nhiệm kỳ II là 10 thành viên, kỳ vọng trong nhiệm kỳ mới 2016 - 2021, MDTA sẽ nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn nữa, phát huy vai trò cầu nối và để cùng các địa phương, doanh nghiệp hội viên chung tay nhau xây dựng sản phẩm trong phát triển du lịch, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của đông đảo doanh nghiệp hội viên và mong muốn của toàn vùng với thương hiệu "Thế giới sông nước MêKông" là điểm đến lý tưởng và giá trị.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Trải nghiệm văn hóa làng nghề ven sông Xứ Dừa

Bến Tre - vùng đồng bằng phù sa sông Cửu Long - là xứ sở bạc ngàn của những cây dừa với nhiều làng nghề truyền thống như chế biến thực phẩm, đồ dùng gia dụng và vật phẩm lưu niệm từ cây dừa trở thành nét đặc trưng của địa phương. Ngoài ra, quê hương xứ dừa còn được mệnh danh là vương quốc hoa kiểng và cây giống Cái Mơn - Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách; nó không những góp phần vào việc giữ gìn nét đẹp truyền thống của quê hương, tăng thu nhập cho người dân, mà còn tô điểm bức tranh du lịch sông nước miệt vườn xứ dừa này. 

Dừa là loại cây đặc trưng gắn liền cùng cuộc sống người dân nơi đây, những rừng dừa bao phủ ba dải cù lao với hơn 60.000ha (1/3 diện tích dừa của cả nước). Bến Tre sở hữu 45 làng nghề được công nhận, trong đó có 27 làng nghề nông nghiệp (ươn ghép cây giống và hoa kiểng…) và 18 làng nghề tiểu thủ công nghiệp của 30.500 cơ sở và hộ dân; các làng nghề này đa số đều nằm bên những dòng sông hiền hòa, thơ mộng. Nhiều làng nghề đã và đang được củng cố, thu hút khách hàng và khách du lịch như: Làng nghề thủ công mỹ nghệ từ cây dừa ở Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm, thành phố Bến Tre; làng nghề dệt chiếu Nhơn Thạnh (thành phố Bến Tre), An Hiệp (huyện Châu Thành); làng nghề hoa kiểng, cây giống Vĩnh Thành (Cái Mơn) và các xã của huyện Chợ Lách; làng nghề đúc lu Hòa Lợi, làng nghề bó chổi cọng dừa ở xã Mỹ An, làng nghề đan đát Phước Tuy và tiểu thủ công nghiệp Phú Lễ (Ba Tri); làng nghề cá khô ở An Thủy (Ba Tri), Bình Thắng (Bình Đại) và làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc suốt dọc tỉnh lộ 775 từ huyện Giồng Trôm đến Ba Tri … 
Làng nghề dừa bên dòng sông Thơm - Mỏ Cày Nam
Sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã giúp cho nông dân thu về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm (chiếm khoảng 26% giá trị sản xuất công nghiệp) và thu hút trên 20.000 lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Với sự đa dạng về ngành nghề, các sản phẩm đã được bán trên khắp cả nước và còn xuất khẩu ra nước ngoài, được khách hàng, du khách rất ưa chuộng…
Một điều hết sức thuận lợi là mỗi làng nghề làm ra một loại sản phẩm đặc trưng theo mô hình mỗi làng một sản phẩm và đa số đều nằm trên các trục đường giao thông thủy, bộ theo các tuyến du lịch nên du khách rất dễ tham quan và trải nghiệm. Thời gian qua, ngành Du lịch đã nghiên cứu, tận dụng mọi cơ hội, thiết kế các tour, tuyến một cách hợp lý để phát triển du lịch, thu hút du khách bằng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đặc trưng của địa phương mình. 

Thông qua việc du khách trãi nghiệm, tìm hiểu sản vật xứ dừa đã quảng bá sản phẩm các làng nghề thủ công truyền thống rất hiệu quả. Do đó, việc phát triển làng nghề gắn kết du lịch sông nước xứ dừa này là xu hướng tất yếu của Bến Tre trong kế hoạch phát triển du lịch tổng thể vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian qua, du lịch Bến Tre thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế đến từ nhiều quốc gia khác nhau, họ thích tham gia loại hình du lịch sinh thái, chạy xe đạp vòng quanh các tuyến đường ở nông thôn để tìm hiểu chợ nông thôn, du ngoạn trên sông, rạch bằng ghe máy hay xuồng chèo, tận mắt chứng kiến người dân xứ dừa lao động, sinh hoạt hàng ngày của mình. Các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh được khuyến khích và tạo mọi điều kiện để họ khảo sát và xây dựng các chương trình du lịch, cung cấp cho việc đưa du khách trải nghiệm những nét độc đáo của làng nghề ở Bến Tre. 

Trong quá trình gắn kết du lịch sông nước miệt vườn xứ dừa với phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp, Bến Tre đã hình thành 6 tuyến điểm tham quan trên 3 dãi cù lao của tỉnh:

- Tham quan du lịch sinh thái sông nước 8 xã ven sông Tiền: Du thuyền trên sông, chèo xuồng trong rạch dừa nước, đi xe ngựa đường làng, thưởng thức trái cây và trãi nghiệm làng nghề chế tác hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dừa và làm kẹo dừa đặc sản Bến Tre.

- Tham quan du lịch sinh thái sông nước 3 xã phía nam thành phố Bến Tre qua nhiều vườn bưởi da xanh, vườn dừa dứa kết hợp tham quan làng nghề chế biến chỉ xơ dừa, làm gạch, dệt chiếu, làm đũa dừa…
Một số cơ sở làm gạch ven sông Bến Tre
- Tham quan du lịch về nguồn: Viếng mộ và đền thờ cụ Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản với các làng nghề đan đát Phước Tuy, tiểu thủ công nghiệp Phú Lễ ở Ba Tri cũng như dâng hương nữ tướng Nguyễn Thị Định kết hợp trãi nghiệm các làng nghề truyền thống bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc và làng nghề làm giỏ cọng dừa vùng quê sông nước Cồn Ốc - Hưng Phong.

- Tham quan du lịch sinh thái sông nước, vườn cây trái Cái Mơn - Chợ Lách kết hợp tham quan các làng nghề ươm ghép cây giống - hoa kiểng, làm giỏ và chậu hoa…

- Tham quan du lịch sinh thái sông Thơm, Mỏ Cày Nam. Trãi nghiệm làng nghề và chợ dừa trên sông cùng hàng chục cơ sở chế biến chỉ xơ dừa, than gáo dừa, đất sạch từ mụn dừa, dầu dừa và cơm dừa nạo sấy và kẹo dừa Mỏ cày…

- Tham quan du lịch sinh thái rừng ngập mặn, bơi xuồng và chài bắt tôm, cua, cá trong vuông nuôi tự nhiên; di tích lịch sử cách mạng đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam trên biển Thạnh Phong và Thạnh Hải kết hợp làng nghề đúc lu Hòa Lợi, làng nghề bó chổi cọng dừa Mỹ An và bánh dừa Giồng Luông thuộc huyện Thạnh Phú.

Mỗi một làng nghề là một nét văn hóa địa phương, bản sắc văn hóa của vùng miền. Một điều chắc chắn là ngành du lịch càng phát triển thì càng tạo thêm cơ hội đầu tư cho các làng nghề, tạo việc làm cho người dân; tạo cơ hội xuất khẩu sản phẩm thủ công truyền thống; tạo cơ hội giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa của khách du lịch nước ngoài; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ; kích thích phát triển cơ sở hạ tầng thông qua hoạt động du lịch; bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống quý báu của làng nghề./.

Tổng kết công tác hợp tác phát triển du lịch năm 2016 Cụm phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

Để chuẩn bị cho ban điều phối giữa sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của các tỉnh cụm phía đông ĐBSCL (Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, và Đồng Tháp) tổng kết công tác phối hợp quản lý nhà nước về du lịch; các hoạt động xúc tiến du lịch năm 2016 và bàn giao cụm trưởng năm 2017 giữa Tiền Giang và Trà Vinh vào ngày 16/12/2016 sắp tới được thành công trong liên kết.

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch tỉnh Tiền Giang (cụm trưởng 2016) có cuộc họp mặt cuối năm vào ngày 2/12/2016 tại tỉnh Tiền Giang với sự tham dự của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre (TTXTDL) (cụm trưởng 2014); Trung tâm TTXTDL Vĩnh Long (cụm trưởng 2015); Trung tâm TTXTDL Trà Vinh (dự kiến cụm trưởng 2017); Trung tâm TTXTDL Long An và Trung tâm Xúc tiến Thương Mại - Đầu tư và Du lịch tỉnh Đồng Tháp (đơn vị vừa kết nạp vào tháng 6/2016).
Quang cảnh buổi họp mặt cuối năm 2016 tại Tiền Giang
Các Trung tâm Xúc tiến đã báo cáo tổng kết kết quả hợp tác xúc tiến năm qua có nhiều thiết thực để rút kinh nghiệm nhằm từng bước đưa thương hiệu du lịch Cụm phía đông của Vùng ĐBSCL đến du khách trong và ngoài nước biết đến. Những năm qua cụm lien kết với thương hiệu “Năm địa phương - Một điểm đến”, năm 2017 sẽ là “Sáu địa phương - Môt điểm đến”.

Trong năm 2016, những vệc liên kết nổi bật trong hợp tác tham gia gian hàng chung tại các sự kiện lớn trong nước: Ngày hội Du lịch Tp.Hồ Chí Minh 2016; Hội chợ du lịch Thế giới ITE Tp Hồ Chí Minh lần thứ 12; Hội chợ Du lịch quốc tế Đà Nẵng lần I tại Đà Nẵng và hội chợ Thương Mại Du lịch OC Om Boc Sóc Trăng. Ngoài ra đã thực hiện được 10.000 bản đồ du lịch chung và 15.000 tập gấp giới thiệu tour, tuyến, điểm du lịch "Năm địa phương - Một điểm đến" để xúc tiến trong năm. Công tác liên kết đào tạo nghiệp vụ du lịch giữa Bến Tre, Trà Vinh và Tiền Giang đã có phối hợp tổ chức và gởi học viên tham gia tốt. Công tác hỗ trợ thông tin để giới thiệu quảng bá du lịch các điạ phương trong Cụm cũng được các tỉnh cùng nhau đưa thông tin lên các trang thông tin điện tử của từng tỉnh để du khách gần xa thuận tiện truy cập và được nhiều người xem. Đặc biệt là Bến Tre đã tổ chức chuyến khảo sát kết nối sản phẩm cho các doanh nghiệp trong tỉnh tiếp cận doanh nghiệp tỉnh bạn để tìm hiểu sản phẩm du lịch của tỉnh bạn và đồng thời cũng mời TTXTDL các tỉnh tạo điều kiện tổ chức chuyến khảo sát cho doanh nghiệp trong tỉnh đến tìm hiểu sản phẩm du lịch Bến Tre trong thời gian tới để kết nối.

Các Trung tâm cũng đề xuất trong năm 2017 ngoài những công tác hợp tác thường niên đã làm được sẽ tiếp tục duy trì, cần tìm ra một slogan mới cho cụm, thực hiện video clip quảng bá du lịch sáu tỉnh liên kết; tổ chức đoàn famtrip với các lữ hành, nhà báo từ Hà Nội, miền Trung và TP. Hồ Chí Minh đến khảo sát sản phẩm du lịch của “Sáu địa phương - Một điểm đến” và tiếp tục làm thêm ấn phẩm chung cũng như cần trao đổi thông tin quảng bá nhiều hơn để thương hiệu của Cụm liên kết vươn xa với nhiều sản phẩm phong phú đặc sắc mang tính đặc thù của từng địa phương trong Cụm./.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Kết nối sản phẩm du lịch liên vùng

Được sự chỉ đạo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre (TTXTDL) vừa tổ chức chuyến khảo sát du lịch giữa các tỉnh ven biển ĐBSCL từ 16 đến 19/11/2016, nhằm tạo điều kiện cho Doanh nghiệp du lịch Bến Tre kết nối sản phẩm để liên kết phát triển du lịch không những trong cụm phía Đông mà kết nối giữa cụm phía Đông với cụm phía Tây gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
Ông Trần Minh Thanh PGĐ Sở VHTTDL (người thứ 3 từ trái sang) và TTXTDL cùng các doanh nghiệp du lịch Trà Vinh đón tiếp đoàn Bến Tre tại Khu du lịch Huỳnh Kha.
Việc liên kết phát triển là điều cần thiết trong phát triển du lịch vùng, cũng như khu vực, việc tổ chức hội thảo hay tọa đàm được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL và một số tỉnh đã tổ chức thường xuyên, nhiều doanh nghiệp từ 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được tham gia. Điều cần thiết đặt ra là không thể liên kết và ký kết để rồi sơ kết, tổng kết và sự thật là các doanh nghiệp có gặp nhau, có biết nhau nhưng chưa thấy được thực tế sản phẩm của nhau để kết nối phù hợp của từng lĩnh vực trong kinh doanh du lịch. Bởi đó là điều cần thiết nhất để kết nối mà các doanh nghịêp đang mong muốn.
Ông Phạm Văn Đâu - PGĐ Sở VHTTDL (người ngồi đầu bàn) và TTXTDL cùng các doanh nghiệp du lịch Sóc Trăng đón tiếp đoàn Bến Tre tại Khu du lịch Chùa Dơi
Theo kế hoạch, TTXTDL sẽ tổ chức 3 đợt khảo sát, đây là đợt 1 và dự kiến vào quí I năm 2017 sẽ tiếp tục đợt 2 và đợt 3. Chuyến khảo sát lần nầy với sự tham gia của 12 đơn vị kinh doanh du lịch như: Công ty TNHH Du lịch Hàm Luông; Công ty Du lịch Nam MeKong; Khu du lịch Lan Vương; Công ty Du lịch Cái Cấm; Khu nghỉ dưỡng Mỹ An; Nhà hàng - Khách sạn Việt Úc; Công ty TNHH Du lịch - Thương mại - Dịch vụ Cồn Phụng; Công ty Lập Group; Công ty TNHH MTV Du lịch sinh thái Bảo Duyên; Công ty TNHH TM DV Phú An Khang; Ban quản lý khu du lịch Di tích Đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre và Trường Trung cấp VHNT Bến Tre cùng Trung tâm TTXTDL và phòng Quản lý Du lịch thuộc Sở VHTTDL. Đây là lực lượng được xem như là những đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch trong lữ hành, lưu trú, đào tạo, dịch vụ du lịch,… của Bến Tre.
Ông Trần Hiếu Hùng - GĐ Sở VHTTDL (người bên trái), PGĐ Sở Hồ Ngọc Tấn và Tạ Hoàng Hiện cùng TTXTDL và các doanh nghiệp du lịch Cà Mau đón tiếp đoàn Bến Tre tại Nhà hàng - Khách sạn Ánh Nguyệt
Đại diện lãnh đạo Sở VHTTDL, lãnh đạo Trung tâm TTXTDL các tỉnh bạn đã nhiệt tình đón tiếp và giúp đỡ đoàn Bến Tre hoàn thành tốt mục đích chuyến khảo sát. Trung tâm TTXTDL tỉnh bạn đã tổ chức buổi họp báo có mời các doanh nghiệp du lịch của địa phương đến gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch Bến Tre để cùng giao lưu tìm hiểu và đi thực tế để tiếp cận sản phẩm du lịch của doanh nghiệp bạn. Lãnh đạo Sở VHTTDL các tỉnh bạn đánh giá cao chuyến đi thiết thực của đoàn các doanh nghiệp du lịch Bến Tre đã tổ chức lần nầy; TTXTDL các tỉnh bạn cũng đã hứa hẹn sẽ tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch đến Bến Tre theo lời mời của Trung tâm TTXTDL Bến Tre để kết nối sản phẩm du lịch tại quê hương Xứ Dừa trong thời gian gần.
Đoàn doanh nghiệp du lịch Bến Tre khảo sát thực tế sản phẩm điểm du lịch Mười Ngọt tại rừng U Minh Cà Mau
Chuyến đi khảo sát đã thành công; Trung tâm TTXTDL Bến Tre đã làm cầu nối đối với các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh tiếp cận sản phẩm du lịch của các tỉnh bạn. Các doanh nghiệp tham gia trong đoàn Bến Tre cũng phấn khởi bởi có một chuyến khảo sát bổ ích; đặc biệc là chuyến hành trình tuy thời gian nắn nhưng đã tạo được sự đoàn kết, thân thiện và gắn bó nhau hơn giữa cac doanh nghiệp đã thể hiện trong chuyến đi. Các doanh nghiệp cũng đã nhìn nhận và trao đổi, hứa hẹn lẫn nhau về sự đoàn kết, hợp sức, học hỏi lẫn nhau, dìu đắt nhau nhằm tạo sức mạnh trong việc phát triển du lịch tỉnh nhà nâng cao thương hiệu “Du lịch sinh thái sông nước Xứ Dừa”, An toàn - Thân thiện và Chất lượng theo mong muốn của nhà đồng hành - Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre./.

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Bánh lá dừa - món quà đi cùng ký ức người miền Tây

Miếng nếp dẻo béo thơm cùng nước cốt dừa nằm trong nhánh lá cuốn tròn như chiếc lò xo của bánh lá dừa in đậm ký ức tuổi thơ của nhiều người miền Tây.
Không biết từ khi nào, cùng với bánh tét, bánh ít, bánh ú, bánh lá dừa của người miền Tây đã trở nên quen thuộc trong từng bữa ăn. Không quá cầu kỳ, song bánh lá dừa lại làm vừa lòng người ăn bởi sự hòa quyện tuyệt vời của nhiều nguyên liệu.
Ở miền Tây, bánh lá dừa có mặt ở nhiều tỉnh từ Long An, Tiền Giang, kéo dài cho đến miệt Trà Vinh, Sóc Trăng, nhưng Bến Tre mới chính là thủ phủ của chiếc bánh có lớp vỏ làm từ cánh lá dừa. 
Trước khi gói, lá dừa được vuốt tỉa thành ống, nếp vo sạch trộn với đậu đen, cơm dừa tươi, nước cốt dừa, cứ thế mà cho vào bên trong. Bánh lá dừa thường được gói nhân đậu xanh như bánh chưng, bánh tét, ngoài ra để đổi vị, người miền Tây còn dùng chuối sứ để làm nhân. 
Ngoài lá dừa thì trái dừa khô là nguyên liệu không thể thiếu. Để bánh lá dừa thơm và béo, dừa khô được nạo nhuyễn trộn vào hạt nếp trước khi gói. Nước cốt dừa cũng được hòa cùng để tạo độ bóng sáng cho chiếc bánh sau khi nấu chín.
Để chiếc bánh ngon, người làm bánh cần khéo léo trong việc cho nếp vào bên trong cuốn lá dừa. Nếp nén chặt tay sẽ khiến bánh khô cứng. Nếp nén lỏng tay khiến bánh dễ bị rời. Ngoài ra muốn bánh ngon thì phải chọn loại nếp thật dẻo thơm.
Dây nilon hoặc dây chẻ nhỏ từ gân lá chính là dụng cụ dùng để buộc chiếc bánh sau khi đã gói kín. Người gói thường cắn một đầu dây, tay giữ chặt các nuột dây, cột thật chặt.
Bánh trước khi vào lò được cột chặt thành từng chùm. Mỗi chiếc bánh dài gần gang tay, to bằng quả dưa leo, bánh chuối cột dây xanh, nhân đậu cột dây vàng để dễ phân biệt.
Bánh gói xong được cho vào nồi, đun bằng bếp củi hoặc gáo dừa. Việc nấu chín mất hơn một giờ đồng hồ.
Chưa kịp mở nắp, chỉ cần đi qua nồi bánh đang nấu đã đủ ngửi được mùi thơm của lá dừa, của bếp và mùi nước cốt dừa.
Bánh lá dừa sau khi nấu được vớt ra treo cho ráo nước. Do được gói kín, bánh có thể để lâu được 2-3 ngày mà không bị hỏng.
Với giá bán (5.000 đồng/cái), bánh lá dừa miền Tây nói chung và Bến Tre nói riêng đã trở thành món quà quê bình dân dễ mua, dễ ăn mà lại ngon. Không chỉ được bày bán, bánh lá dừa còn được làm tại nhà. Cứ thấy thèm thèm là lũ trẻ theo tía má đi chặt tàu lá dừa về làm vỏ bánh, rồi ngâm nếp ngâm đậu, soạn cái nồi thật to bắc lên bếp chuẩn bị ngồi chờ. Từ những kỷ niệm đẹp của thời thơ ấu, bánh lá dừa đã trở thành món ăn của ký ức của rất nhiều người con miền Tây.
Mr. True
Nguồn: http://ngoisao.net

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch huyện Thạnh Phú giai đoạn 2016 - 2020

Để kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch huyện Thạnh Phú giai đoạn 2016-2020, ngày 01/11/2016, ông Nguyễn Hữu Phước - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bến Tre đã có buổi làm việc cùng UBND huyện Thạnh Phú để nghe báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án sau khi được UBND tỉnh phê duyệt từ tháng 7/2016 đến nay, nhằm có hướng giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, chỉ đạo tiếp tục thực hiện từ nay đến cuối năm 2016 và cho những năm tiếp theo.

Sau khi nghe báo cáo của đ/c Phó Chủ tịch huyện - Đào Công Thương, Ban quản lý Khu Du lịch địa phương; phòng Hạ tầng; phòng Tài nguyên và Môi trường; phòng Văn hóa và Thông tin; UBND xã Thạnh Hải đã nêu những thuận lợi trong việc triển khai, tuy nhiên vẫn còn vướng một số việc bước đầu, nhất là những vấn đề về đất, giữa đất rừng, đất phòng hộ và đất qui hoạch phát triển du lịch theo quyết định thành lập Khu Du lịch địa phương Thạnh Phong và Thạnh Hải huyện Thạnh Phú chưa giao được cho nhà đầu tư tiến hành thủ tục đầu tư, cũng như tiếp tục kêu gọi đầu tư. Đất rừng giao lại cho đầu tư du lịch thì chưa có đất trồng rừng thay thế. Việc mở rộng đường giao thông vào Cồn Bửng còn tiếp tục vận động hộ dân đồng thuận để tiến độ thi công cầu và đường của tuyến nầy sớm hoàn thành phục vụ cho du lịch. Việc tiếp du khách quốc tế đến với Khu du lịch đã được công nhận vẫn chưa thống nhất giữa ngành Du lịch, ngành Công an và lực lượng Biên phòng đối với vùng biên giới biển; …..

Hiện tại có 4 nhà đầu tư đăng ký đầu tư xây dựng dịch vụ du lịch như doanh nghiệp Bình Long đã có dự án đấu tư; doanh nghiệp Út Thắng dự kiến đầu tư 10ha; doanh nghiệp Bình An sẽ đầu tư xây dựng Lăng Ông và khu dừng chân sinh thái rừng ngập mặn từ 6ha đến 10ha và Nhà Chùa TP.HCM xây dựng Chùa, đã vận động đủ kinh phí và thiết kế xây dựng xong nhằm phát triển du lịch Tâm linh gắn với miếu Bà Chúa Sứ, khu lăng Ông Nam Hải tại khu "Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa lịch sử Dường Hồ Chí Minh trên biển". Tất cả đang chờ giao đất.

Trong thực hiện Đề án phát triển du lịch huyện Thạnh Phú, đại diện Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh (TTXTDL) phân tích về du khách đến với Thạnh Phú nhiều trong những năm qua là sự đột biến; địa phương các cấp từ xã đến huyện, tỉnh cùng ứng phó với những gì đã xảy ra mà không có chủ động từ đầu; các công ty lữ hành cũng không đưa khách về với biển bởi chưa có những sản phẩm hoàn chỉnh phục vụ du khách; chưa có tổ chức an toàn, cụ thể,... Vừa qua khi được UBND tỉnh phê duyệt thành lập Khu du lịch địa phương thuộc hai xã Thạnh Phong - Thạnh Hải; Đề án phát triển du lịch huyện Thạnh Phú cũng được phê duyệt; Ban quản lý Khu Du lịch được thành lập.

Hội thảo khoa học cấp tỉnh được tổ chức tại huyện Thạnh Phú vào tháng 9/2016 vừa qua về phát triển du lịch biển kết hợp giáo dục; các chuyên gia Hội thảo, các Giáo sư, Tiến sĩ từ các trường, các công ty lữ hành của tỉnh cũng đã đến góp ý xây dựng cho sự phát triển du lịch địa phương. 
Ông Nguyễn Hữu Phước - PCT UBND tỉnh (thứ hai từ trái sang) đang làm việc với huyện Thạnh Phú
Đến nay có một số công ty lữ hành đã phối hợp cùng Trung tâm TTXTDL triển khai xây dựng sản phẩm du lịch để đưa khách về Thạnh Phú nhằm từng bước vừa xây dựng vừa chỉnh chu để du lịch phát triển bền vững. Trung tâm đề nghị UBND huyện cần quan tâm hỗ trợ các làng nghề như nghề "Bánh dừa Giồng Luông", làng nghề "Nón lá Mỹ An" phát triển và kết nối các công ty lữ hành tạo sản phẩm du lịch gắn với di tích nhà cổ Hương Liêm, hàng cây dầu đẹp trên tuyến đường xã Phú Khánh, gắn với vườn xoài tứ quí, rẫy dưa, ruộng sắn, vuông tôm để phát triển du lịch cộng đồng. Ban quản lý Khu du lịch cần lưu ý đến các dịch vụ hiện có để nâng chất phục vụ nhằm giữ vững lượng khách đã có để tạo đà phát triển về lâu về dài trong khi chờ xây dựng hạ tầng hoàn chỉnh và chờ các nhà đầu tư đến xây dựng sản phẩm dịch vụ. Lưu ý thêm một số điểm hoạt động trước đây khá tốt, sau đó đã đổi chủ hoặc cho thuê lại đừng để có dấu hiệu tăng giá, giảm chất lượng dịch vụ, cần chỉnh chu cảnh quan môi trường, không nên chèo kéo khách trên tuyến đường ra biển; thậm chí những bãi giữ xe cũng không nên chèo kéo mà phải tạo ấn tượng đẹp ban đầu với du khách khi đến đây.

Ông Nguyễn Hữu Phước phát biểu chỉ đạo đề nghị UBND huyện có văn bản báo cáo rõ về đất rừng trao đổi, đất biên phòng, đất dân cụ thể những vấn đề vướng mắc trình UBND tỉnh xin chủ trương. Phòng Hạ tầng huyện tiếp tục vận động và giải quyết tốt đối với các hộ dân để thực hiện tốt giao thông, tránh trình trạng không đồng thuận. Ban quản lý khu du lịch cần tăng cường thực hiện tuyên truyền về giữ xe, mua bán, môi trường, phục vụ tốt du khách đến tham quan, cần có qui chế phối hợp với tổ nhân dân tự quản, dân phòng, công an, các hộ kinh doanh và nhân dân để thực hiện trên tinh thần xã hội hóa. Hướng phát triển tới xác định du lịch sinh thái kết hợp với tâm linh, chú ý tới các Làng nghề để khai thác sản phẩm du lịch mang tính bền vững; gắn với các nhà đầu tư bắt tay đầu tư vào năm 2017./.

Hợp tác Phát triển Du lịch giữa Hà Nội và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2016 - 2020

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác liên kết - hợp tác phát triển du lịch trong thời gian tới, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 14 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau cùng thống nhất ký kết Chương trình hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020 vào ngày 28/10/2016 tại thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang do Sở Du lịch TP. Hà Nội chủ trì.
Quang cảnh Hội nghị Chương trình hợp tác phát triển du lịch 14 tỉnh, thành phố (Hà Nội và Đồng bằng sông Cửu Long)
Đến dự buổi ký kết hợp tác có ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch; ông Mai Văn Huỳnh - UV BTV TU, PCT UBND tỉnh Kiên Giang và Giám đốc, Phó Giám đốc sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng lãnh đạo các phòng Quản lý Du lịch, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch 14 tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp du lịch các địa phương tham gia buổi ký kết hợp tác trên. Đặc biệt là có sự ký kết giữa Hiệp hội Du lịch Tp. Hà Nội và Hiệp hội Du lịch ĐBSCL.

Du lịch Thủ đô Hà Nội là ngành đã đạt nhiều kết quả tích cực trong việc phát triển du lịch Việt Nam; lượng khách du lịch chiếm 1/3 của cả nước, tăng bình quân 10%/năm; trong năm 2015 có 3,26 triệu lượt khách quốc tế và 16,43 lượt khách nội địa; thu nhập từ khách du lịch đạt gần 55.000 tỉ đồng. Đây là trung tâm du lịch của Việt Nam và cũng là nơi tiếp nhận khách quốc tế đến Việt Nam nhiều nhất để chi phối ra các vùng, miền, các địa phương trên cả nước.

Việc hợp tác phát triển du lịch là điều cần thiết và đây cũng là sự quan tâm của ngành Du lịch Thủ đô đến các tỉnh, thành ĐBSCL với mục đích phối hợp nguồn lực, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương để tăng cường tổ chức hoạt động phát triển du lịch của các địa phương; phát huy tối đa sức sáng tạo, chủ động của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch để phát triển thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và xây dựng các tour, tuyến du lịch liên vùng hoàn chỉnh, hấp dẫn nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách trong nước và quốc tế. Đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của mỗi bên, đề cao sự hợp tác, tăng cường trao đổi thông tin trong giải quyết công việc quản lý nhà nước về du lịch giữa Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của 14 tỉnh, thành phố.

Đây là chương trình hợp tác được cụ thể hóa bằng kế hoạch chỉ đạo thực hiện hàng năm, có sự phân công theo dõi, kiểm tra, giám sát, đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả và có tính khả thi cao. Bên cạnh đó các nội dung hợp tác phát triển du lịch giữa 14 tỉnh, thành phố phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các Sở; đảm bảo tính hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, các quy định hiện hành của Nhà nước và của các tỉnh, thành phố.

Hợp tác cùng nhau trao đổi, tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn. Phối hợp triển khai hiệu quả các hoạt động hỗ trợ quản lý lữ hành, vận chuyển, lưu trú, tài nguyên và các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Định kỳ hàng quý trao đổi thông tin về: kết quả hoạt động kinh doanh du lịch; các sản phẩm du lịch mới; thị trường khách; tình hình hoạt động của các doanh nghiệp; các hiện tượng tiêu cực, vi phạm trong hoạt động du lịch, đặc biệt về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên, vận chuyển và các thông tin liên quan. 
Lãnh đạo 14 Sở Du lịch, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội và ĐBSCL ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch
Phối hợp tuyên tuyền, quảng bá, mở rộng thị trường khách du lịch trong và ngoài nước với các nội dung cụ thể, gắn với nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường. Chủ động đón các đoàn lữ hành lớn tại các thị trường trọng điểm, các đoàn báo chí, phóng viên quốc tế đến khảo sát sản phẩm, viết bài, tuyên truyền quảng bá về du lịch các địa phương. Liên kết, hợp tác kết nối tour đón khách du lịch từ các tỉnh, thành phố trong nước, Thủ đô, thành phố các nước, các quốc gia, vùng lãnh thổ đến các địa phương và ngược lại với tinh thần “Mười bốn tỉnh, thành phố - Một điểm đến”. 

Phối hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ du lịch cho nhân viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ du lịch và cán bộ quản lý du lịch của các địa phương. Tham gia các sự kiện du lịch, các hoạt động quảng bá xúc tiến, hội chợ tại các thị trường du lịch trong nước và quốc tế lớn do các địa phương tổ chức. Hàng năm, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 14 tỉnh, thành phố luân phiên phối hợp tổ chức từ 1 đến 2 chương trình, sự kiện du lịch chung. Đồng thời kiểm tra, hướng dẫn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn cho khách du lịch tại các địa phương.

Chương trình liên kết hợp tác cũng đã đặt ra một số vấn đề quan trọng như: Bảo trợ cho Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch thuộc Sở, Hiệp hội Du lịch các địa phương liên kết hợp tác phát triển du lịch theo khả năng và nhu cầu thực tế. Hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thực hiện các thủ tục hành chính; thủ tục cấp visa; liên kết, xây dựng các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, dịch vụ chuyên nghiệp; Thủ đô Hà Nội có vai trò là trung tâm kết nối các tour, tuyến du lịch quốc tế và các tour, tuyến du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước đảm bảo chất lượng cao, có sức cạnh tranh để phân phối khách du lịch đến với các địa phương.
Các doanh nghiệp của các đại phương ký kết hợp tác trong hoạt động phát triển du lịch với sự chứng kiến của lãnh đạo các tỉnh, thành
Các địa phương bố trí các điểm cung cấp thông tin, hướng dẫn và hỗ trợ khách du lịch. Hướng dẫn khách du lịch ứng xử văn minh khi đi du lịch tại các địa phương, góp phần xây dựng môi trường du lịch an ninh, an toàn, thân thiện, văn minh. Cung cấp mạng Wifi miễn phí tại các khách sạn, nhà hàng phục vụ khách du lịch và một số khu, điểm du lịch của 14 tỉnh, thành phố; bổ sung hoàn chỉnh hệ thống thông tin hướng dẫn du khách, các cơ sở dịch vụ tại các khu, điểm du lịch.

Thành lập bộ phận thường trực hợp tác phát triển du lịch tại các tỉnh, thành phố gồm thành viên là lãnh đạo Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng quản lý nhà nước về du lịch cấp Sở, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch thuộc Sở làm đầu mối liên hệ và định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất, lãnh đạo đơn vị đầu mối của 14 cơ quan có trách nhiệm tổ chức các cuộc trao đổi thông tin, đóng góp ý kiến các vấn đề liên quan đến nội dung phối hợp để rà soát, kiểm tra, đôn đốc, triển khai các hoạt động, tổng hợp tình hình phối hợp và báo cáo Giám đốc các Sở kết quả thực hiện Chương trình hợp tác. Định kỳ mỗi năm 01 lần vào quý III, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của 14 tỉnh, thành phố luân phiên địa điểm tổ chức họp kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện kế hoạch và xây dựng kế hoạch phối hợp cho năm sau. 
Tổng cục Trưởng Tổng Cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn phát biểu đánh giá Hội nghị
Ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch hoan nghênh sự hợp tác phát triển du lịch giữa Hà Nội và 13 tỉnh, thành ĐBSCL; Ông đã đánh giá năm 2016 có nhiều dấu ấn về Du lịch Việt Nam - Năm Du lịch Quốc gia năm 2016 (Phú Quốc - ĐBSCL) và dự kiến đến hết năm 2016, tổng thu từ khách du lịch đạt 18 tỉ USD. Du lịch Hà Nội cho thấy bước đi trong phát triển du lịch, đã mang lại hiệu ứng tốt cho Du lịch Việt Nam; Ông cũng đánh giá ĐBSCL có lượng khách du lịch là 15 triệu lượt/năm là một thị trường tương đối lớn, tất cả đã góp phần cho Du lịch Việt Nam phát triển. Ông mong muốn rằng sau sự ký kết hợp tác phát triển lần nẩy, nếu năm 2015 có 8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam thì đến năm 2020 sẽ là 15 đến 16 triệu lượt để kinh tế Du lịch Việt Nam trở thành mũi nhọn trong kinh tế xã hội của đất nước./.

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Phát triển du lịch thành phố Bến Tre giai đoạn 2016-2020

Đây là sự quyết tâm của các cấp, các ngành tại TP.Bến Tre về lĩnh vực phát triển du lịch trên địa bàn thành phố nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố Bến tre lần thứ XI nhiệm kỳ 2015-2020.

Thành phố Bến Tre là một trong những thành phố trẻ, năng động; du lịch đang trên đà phát triển. Nếu tính từ năm 2000 trở về thập niên 80 của thế kỷ XX thì du lịch chỉ trong phạm vi phục vụ khách Trung ương, khách các tỉnh thành bạn đến hội họp, quan hệ công tác trên địa bàn tỉnh; chưa có các loại hình khám phá, trải nghiệm, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí,... bởi lúc bấy giờ đời sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn sau chiến tranh; các điều kiện tập trung cho việc xây dựng và sinh kế trong phát triển nông nghiệp, dịch vụ thương mại là chính; du lịch vẫn còn trong phạm vi tiềm ẩn đang chờ cơ hội. Mãi đến những năm 2000 - 2004 thì nhu cầu phát triển về du lịch trên địa bàn huyện Châu Thành, tại các xã như Tân Thạch, Quới Sơn dần dần tự phát do những nhà lữ hành đặt tại Tiền Giang qua xây dựng cùng người dân nơi đây những điểm dừng chân tham quan và từng bước mở rộng trên nhiều xã lân cận; nhưng vẫn mang tính tự phát.
Khách sạn Dừa tầm 4 sao trên địa bàn TP.Bến Tre
Năm 2009, cầu Rạch Miễu hoàn thành đưa vào lưu thông, một cơ hội cho du lịch phát triển cũng như cơ hội cho những nhà đầu tư để mắt đến du lịch Bến Tre đầy tiềm năng phát triển. Lúc bấy giờ nhiều lữ hành bắt đầu phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch, điểm dừng chân tại 3 xã Nam TP.Bến Tre (Mỹ Thạnh An, Nhơn Thạnh và Phú Nhuận). Bên cạnh đó nhiều nhà đầu tư cũng đón đầu cơ hội về với Bến Tre trước và sau thời điểm nầy để đầu tư xây dựng nhiều cơ sở lưu trú tầm một sao, ba sao và hiện nay có khách sạn bốn sao; cùng nhiều điểm dừng chân mới. Đồng thời nhiều công ty lữ hành mở ra và có nhiều chương trình, nhiều tour, tuyến phân tỏa trên địa bàn toàn tỉnh và các tỉnh lân cận cũng như những tour từ Bến Tre đi các nước. Đặt biệt là đón nhận được nhiều du khách từ các nước trên thế giới đến với Bến Tre; họ rất thích cảnh quan sông nước miệt vườn của Nam TP.Bến Tre; tỉ lệ khách Quốc tế đạt 40,4% trong tổng lượt khách là 88.500 lượt của năm 2015.

Hiện tại trên địa bàn TP.Bến Tre có 10 công ty lữ hành du lịch, 13 điểm dừng chân du lịch, 50 sơ sở lưu trú, 9 nhà hàng lớn đủ đáp ứng yêu cầu du khách từ thấp đến cao cấp, trong đó có 3 nhà hàng khách sạn 1 sao, hai nhà hàng khách sạn 3 sao và một nhà hàng khách sạn đạt chuẩn 4 sao. Đặt biệt là có loại hình du lịch homestay kết hợp tour du lịch sinh thái sông nước miệt vườn trên ba xã Nam TP.Bến Tre. ...

Những thành quả đạt được bước đầu trong phát triển du lịch bởi được sự quan tâm của cấp lãnh đạo thành phố trong thời gian qua; hệ thống hạ tầng từng bước được đầu tư theo hướng xanh - sạch - đẹp, tạo ấn tượng đẹp cho du khách khi đến thành phố Bến Tre; Cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư, tôn tạo và nâng chất rõ nét, đáp ứng được thị hiếu của phân khúc thị trường khách đến.
Mô hình du lịch sinh hoạt cùng người dân địa phương (loại hình homestay) tại Nhơn Thạnh - TP.Bến Tre
Thành phố Bến Tre để trở thành trung tâm phát triển du lịch của tỉnh nhằm lan tỏa đến các huyện nhằm có nhiều tour, tuyến, điểm du lịch,... bước đầu đã có sự phát triển tốt, tuy nhiên vẫn có một số hạn chế sau khi rút kết như: Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; việc đầu tư hạ tầng cho hoạt động du lịch như cầu tàu, bãi đậu xe, trạm thông tin hướng dẫn khách du lịch chưa có để đáp ứng nhu cầu còn chậm so với lượng khách đến Bến Tre hiện nay; sản phẩm du lịch chưa đa dạng và tạo hấp dẫn để thu hút khách và giữ chân khách dài ngày; công tác quảng bá về du lịch của các phòng ban chuyên môn, đặt biệc là cán bộ chuyên trách về công tác phát triển du lịch chưa thật sự quan tâm, chưa nắm bắt sự phát triển du lịch của tỉnh nói riêng, của cả nước nói chung dẫn đến hạn chế trong việc thu hút du khách du lịch cũng như chưa thu hút được nhà đầu tư ngoài tỉnh nhiều; bên cạnh đó bộ phận quản lý du lịch thành phố chưa kết nối được thường xuyên với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các lữ hành hoặc các đơn vị liên quan đến du lịch để phối hợp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, xây dựng điểm nhấn tại trung tâm Thành phố nhằm nhân rộng ra toàn tỉnh.

Từ những nhận định trên, định hướng phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020 đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp kịp thời để giữ gìn và khai thác tốt tài nguyên thiên nhiên đầy tiềm năng, thế mạnh của địa phương nhằm tạo ra nhiều sản phẩm du lịch, dịch vụ đa dạng, có chất lượng hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu khách trong và ngoài nước đến Bến Tre, góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố nói riêng, tỉnh Bến Tre nói chung.

Mục tiêu khách du lịch đến Bến Tre tăng bình quân là 13%/năm, tính đến năm 2020 lượng khách đạt 361.500 lượt người; doanh thu từ du lịch tăng bình quân 14%/năm , tính đến năm 2020 doanh thu đạt 315 tỉ đồng; phấn đấu tăng thêm 10 cơ sở , điểm dừng chân mới. Đây là mục tiêu kế hoạch phát triển du lịch thành phố Bến Tre đặt ra cho giai đoạn 2016-2020 mà ngành du lịch TP.Bến Tre cần phải tập trung phấn đấu, quan tâm đến tuyên truyền quảng bá, tạo nhiều sản phẩm đặt thù, nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ khách du lịch, trước tiên là lực lượng quản lý du lịch phải có kiến thức du lịch thì mới hoàn thành kế hoạch đạt chỉ tiêu đề ra. 

Thành phố đã có kế hoạch phát triển đa dạng sản phẩm du lịch; khảo sát du khách đến để nắm bắt xu hướng phát triển phù hợp; xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất dành cho du lịch; phát triển hạ tầng phục vụ du lịch như 2 bến thủy nội địa, 1 bãi đậu xe khách du lịch, 1 nhà chờ công cộng tại phía Nam TP.Bến Tre; nâng cấp hệ thống giao thông liên tổ, liên ấp của 3 xã Phú Nhuận, Nhơn Thạnh và Mỹ Thạnh An thành một tour du lịch liên hoàn với loại hình du lịch sinh thái sông nước miệt vườn Xứ Dừa kết hợp với loại hình du lịch homestay...; khai thác tốt các tiềm năng, phát huy thế mạnh mang nét đặt thù riêng trên các loại hình du lịch trên địa bàn thành phố làm điểm nhấn cho du lịch toàn tỉnh.
Đường nông thôn liên ấp của ba xã Nam TP.Bến Tre khang trang, xe điện, xe lôi phục vụ du khách thuận tiện
Thành phố cũng đặt ra việc liên kết tuyến du lịch về các huyện trong tỉnh, tuyến liên tỉnh để xúc tiến cùng các công ty lữ hành nhằm giữ chân khách dài ngày tại Bến tre; đẩy mạnh công tác thông tin, quảng bá du lịch; triển khai các dự án đầu tư phát triển du lịch trên cơ sở quy hoạch tổng thế phát triển du lịch thành phố từ nay đến năm 2020; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch đảm bảo yêu cầu về số lượng, chất lượng nhân lực trong hoạt động quản lý, kinh doanh, dịch vụ du lịch.
Những vấn đề cơ bản đặt ra về định hướng phát triển du lịch của thành phố Bến tre, hy vọng đến năm 2020 hình ảnh điểm đến, sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng riêng vừa đô thị, vừa miêt vườn của Xứ Dừa sẽ đáp ứng yêu cầu du khách ở nhiều phân khúc thị trường; đồng thời cũng sẽ là trung tâm phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Điểm nhấn du lịch Bến Tre tại Hội thảo khoa học quốc tế về các loại hình du lịch hiện đại

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn và Trường Đại học Charles De Gaulle - Lille 3 (Pháp) phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế với chủ đề “Các loại hình du lịch hiện đại” trong 2 ngày 20 và 21/10/2016 tại TP.Hồ Chí Minh. Đây là một sự kiện học thuật có tính kết nối cao khi có sự tham gia của các thành viên trong ban tổ chức và các tác giả của Hội thảo Khoa học cấp tỉnh “Du lịch biển góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạnh Phú” đến từ Bến Tre. 

Hội thảo đã ghi nhận 1 điểm nhấn của Du lịch Bến Tre với bài trình bày “Phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bến Tre (nghiên cứu nghề nấu rượu Phú Lễ huyện Ba Tri” của TS. Mai Mỹ Duyên (ĐH Trà Vinh) và Ths Bùi Hữu Nghĩa đến từ Ba Tri. Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các doanh nhân du lịch trong nước và quốc tế tham dự Hội thảo đã được giới thiệu một bức tranh toàn cảnh về làng nghề nấu rượu Phú lễ nổi tiếng ở Bến Tre; Phú Lễ đại diện cho loại hình du lịch làng nghề, du lịch cấp địa phương tiêu biểu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Bên lề Hội thảo, các đại diện đến từ trường Cao đẳng Bến Tre, các tác giả, nhà nghiên cứu của Hội thảo “Du lịch biển góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạnh Phú”, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Bến Tre cùng các đồng hương Bến Tre tại Tp. Hồ Chí Minh đã có cơ hội chia sẻ thông tin, kết nối, xúc tiến nghiên cứu, hợp tác phát triển du lịch Bến Tre với các đại biểu trong và ngoài nước với các ý tưởng lớn gắn kết văn hóa - làng nghề, di sản lịch sử với du lịch sinh thái sông nước Xứ Dừa… như vấn đề nghiên cứu phát triển du lịch ở các làng nghề cây kiểng, hoa giống tại vương quốc cây kiểng Cái Mơn gắn với điểm nhấn nhà bác học Trương Vĩnh Ký; Du lịch sinh thái vùng ngập mặn biển Bình Đại với điểm nhấn Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát hay Du lịch biển huyện Ba Tri kết nối các làng nghề đan đát, làng nghề rượu Phú Lễ gắn với điểm nhấn di tích cấp quốc gia của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu… Đây là những ý tưởng đã được các chuyên gia của Hội thảo “Du lịch biển góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạnh Phú” gợi mở ngay sau khi kết thúc Hội thảo này. 
Thầy Phan Văn Luân đã trao ấn phẩn quảng bá Địa chỉ du lịch Bến Tre cho GS. Serge Mantienne tại Hội thảo( ảnh: STT)
Quan tâm đến xứ dừa Bến Tre, GS. Serge Mantienne đến từ Pháp tác giả bài nghiên cứu Pourquoi le tourisme doit aller dans les plantations d’heveas (Tại sao ngành du lịch cần quan tâm đến đồn điền cao su?) đã trao đổi riêng với nhà trường về định hướng khai thác du lịch Bến Tre phải đặc biệt quan tâm đến cây dừa; bởi cây dừa là cây công nghiệp và cũng là địa phương tập trung cây dừa nhiều nhất nước đã gắn bó với người dân qua nhiều thế kỷ mà được mệnh danh là quê hương Xứ Dừa;…

Điều đáng ghi nhận là các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Charles De Gaulle - Lille 3 bước đầu đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề nghiên cứu phát triển du lịch ở vương quốc cây kiểng Cái Mơn với điểm nhấn nhà bác học Trương Vĩnh Ký; các chuyên gia từ Pháp đã thông báo dự kiến đầu năm 2017 sẽ có chuyến làm việc chính thức với tỉnh Bến Tre về vấn đề này, GS Chung Hoàng Chương - Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) thông báo tháng 11 tới đây sẽ có chuyến thực địa tìm hướng phát triển du lịch Thạnh Phú qua một dự án kết nối 2 dòng sông Cổ Chiên và Hàm Luông. Đây là một tín hiệu vui cho du lịch Bến Tre sau khi tỉnh tổ chức thành công Hội thảo “Du lịch biển góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạnh Phú”.

Từ sự thành công của Hội thảo “Du lịch biển góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạnh Phú”; kế tiếp là Hội thảo khoa học Quốc tế với chủ đề “Các loại hình du lịch hiện đại" lần nầy; ngoài các chuyên gia Hội thảo, các GS, TS tại các trường trong và ngoài nước đã quan tâm đến việc phát triển du lịch Biển tại ba huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú của tỉnh Bến Tre; sự quan tâm của Hội đồng hương Ba Tri tại TP.Hồ Chí Minh cũng đã có bước gắn kết cùng Trường Cao Đẳng Bến Tre để tổ chức Hội thảo “Bàn tròn Du lịch biển Ba Tri điểm nhấn từ Di sản Văn hóa và làng nghề” trong năm 2017 để mời các vị GS, TS tại các trường sẽ là các chuyên gia cho Hội thảo.
Khắc Kỳ, Lê Luông

Du lịch Hưng Phong cần các lữ hành kết nối để phát triển

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Giồng Trôm, ông Nguyễn Minh Trung đã đặt kỳ vọng như thế tại hội nghị phát triển du lịch sinh thái cộng đồng Hưng Phong (Giồng Trôm) vào giữa tháng 10/2016. Tham dự hội nghị còn có lãnh đạo phòng Nghiệp vụ Du lịch, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre, lãnh đạo UBND 02 xã Hưng Phong và Sơn Phú, lãnh đạo 9 doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre, cùng các hộ dân muốn tham gia làm du lịch cộng đồng tại 02 xã Hưng Phong và Sơn Phú. 
Quang cảnh cuộc hội nghị phát triển du lịch sinh thái cộng đồng Hưng Phong
Trong thời gian qua, du lịch Hưng Phong có nhiều tiềm năng, các hộ gia đình có tâm huyết để làm du lịch, luôn tranh thủ nhiều nguồn hỗ trợ, các chương trình khảo sát xây dựng điểm đến Huyện, xã đã hỗ trợ các hộ dân, đưa các hộ dân đi khảo sát, học tập mô hình làm du lịch cộng đồng ở Vĩnh Long, Châu Thành (Bến Tre) để học tập cách làm du lịch cộng đồng tại Giồng Trôm. Hội nghị lần này đánh giá lại những thuận lợi và khó khăn mà các hộ có ý định kinh doanh du lịch vướng mắc; làm sao gắn kết các hộ kinh doanh điểm du lịch với các doanh nghiệp lữ hành. 
Ông Nguyễn Minh Trung - Phó chủ tịch UBND huyện Giồng Trôm phát biểu tại cuộc hội nghị phát triển du lịch sinh thái cộng đồng huyện Giồng Trôm
Hội nghị đã tạo cầu nối giữa doanh nghiệp lữ hành với chính quyền địa phương và các hộ dân làm du lịch. Các doanh nghiệp cũng đã trao đổi thẳng thắn về những khó khăn của mình khi đưa khách về Hưng Phong như: Cầu tàu đón khách, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch, các sản phẩm du lịch của Hưng Phong còn quá đơn điệu chưa có thật sự hấp dẫn đối với du khách,…Các hộ dân kiến nghị như: Vay vốn ưu đãi để đầu tư điểm đến; một số hạng mục xây dựng xã hội hóa du lịch còn chậm triển khai,…Tại hội nghị, một số đơn vị lữ hành đã cam kết với địa phương và các hộ kinh doanh sẽ cố gắng gắn kết các doanh nghiệp du lịch tại TP.HCM và khách để đưa về Hưng Phong và Sơn Phú, song các hộ du lịch phải tạo được các sản phẩm du lịch phải tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp đưa khách về đây.

Đại diện lãnh đạo Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre kiến nghị: Hưng Phong cần tập trung xây dựng các cơ sở vật chất du lịch, nhanh chóng triển khai hệ thống nước sạch, quy hoạch lại chăn nuôi, khắc phục ô nhiễm môi trường, kết nối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong và ngoài tỉnh, đẩy mạnh mời gọi nhà đầu tư du lịch và có những chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho du khách nhằm tạo niềm tin cho các doanh nghiệp. 

Ông Trần Thanh Tâm - Giám đốc Công ty TNHH Du lịch - Thương mại Nam Bộ kiến nghị: Hưng Phong cần có một doanh nghiệp du lịch tâm huyết làm đầu tàu kết nối hộ dân với các doanh nghiệp lại với nhau, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn du khách. 
Điểm nhà vườn được đầu tư khang trang để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng
Ông Nguyễn Minh Trung - Phó Chủ tịch huyện đã cam kết cụ thể với các doanh nghiệp du lịch cùng với các hộ dân làm du lịch là sẽ chỉ đạo các ban, ngành huyện đồng hành và hỗ trợ người dân làm du lịch là xây dựng cầu tàu, khắc phục ô nhiễm môi trường, đưa nước sạch về Hưng Phong để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân đồng thời cũng phát triển du lịch, góp phần đưa Hưng Phong phấn đấu xây dựng xã nông thôn mới trong những năm tới, quy hoạch lại làng nghề đan giỏ cọng dừa, các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách, xây dựng hệ thống giao thông thuận tiện. Tổ chức nhiều chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng tại một số tỉnh bạn có loại hình du lịch cộng đồng này phát triển. Với những nỗ lực của các hộ dân cùng sự quyết liệt của chính quyền các cấp, sự đồng hành, liên kết của các doanh nghiệp du lịch sẽ làm cho du lịch Hưng Phong nói riêng và du lịch Giồng Trôm nói chung ngày càng phát triển bền vững./.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Kinh doanh dịch vụ ngủ nhà dân (Homestay) - Đôi điều cần biết

Dịch vụ ngủ nhà dân (Homestay) là một thị trường riêng trong ngành du lịch ở Việt Nam, nếu phát triển đúng hướng và dựa vào thị trường, thì homestay là sự lựa chọn sinh kế bền vững, góp phần bổ sung nguồn thu nhập và giao lưu văn hóa cho cộng đồng cư dân để cuộc sống sung túc hơn.

Khách du lịch đến ở homestay muốn được trải nghiệm cuộc sống làng quê, văn hóa, phong tục tập quán của người dân địa phương và tận hưởng môi trường thiên nhiên. Đây là mong muốn chung của hầu hết khách du lịch đến homestay. Vì thế, khách  du lịch cần một loạt  dịch vụ trong khi đi nghỉ  như: Phương tiện đi lại, tham quan cảnh quan thiên nhiên, thư giãn, nghỉ ngơi, giải trí và chỗ ở qua đêm cũng như ẩm thực địa phương.

Để đáp ứng nhu cầu cho du khách sử dụng dịch vụ ngủ nhà dân, các hộ kinh doanh homestay cần cung cấp một số tiện nghi để du khách trải nghiệm homestay hài lòng như: 
• Phòng ngủ từ 8-10m2, thông thoáng, đèn chiếu sáng, quạt điện, giường đơn hoặc đôi.
• Phòng tắm khoảng 3m2, tường và sàn lát  gạch men, có đèn chiếu sáng, vòi sen, nước nóng, lạnh, bồn rửa mặt và bàn cầu.
• Người quản lý và phục vụ có qua khóa tập huấn về kiến thức và kỷ năng điều hành và phục vụ du khách homestay. Trong hộ kinh doanh rất cần người biết ngoại ngữ, có kiến thức và kỹ năng phục vụ trong lĩnh vực du lịch để giao tiếp với du khách; hướng dẫn và giới thiệu về phong tục tập quán, văn hóa, ẩm thực địa phương, sản xuất nông nghiệp và các làng nghề truyền thống… cho du khách trãi nghiệm.
Điểm ngủ nhà dân Ba Danh - Nhơn Thạnh, Thành phố Bến Tre
Chú ý tìm hiểu khách đến nghỉ homestay để cung cấp những yêu cầu cần thiết, đáp ứng mong đợi và nhu cầu của họ. Ngoài một số kỳ vọng chung, mỗi khách du lịch đều có nhu cầu riêng. Đó là nghỉ qua đêm ở nơi có chi phí hợp lý, sạch sẽ, thoải mái và an toàn. Đồng thời, được trải nghiệm lối sống truyền thống; nếm các món ăn và đồ uống địa phương, tìm hiểu phong tục tạp quán qua trao đổi với người dân, xem biểu diễn văn hóa hoặc trãi nghiệm các cơ sở làng nghề truyền thống và hưởng thụ môi trường thiên nhiên đồng quê. Điều quan trọng là bạn phải biết một ít về khách để có thể chuẩn bị các dịch vụ  homestay, đồ ăn và người phục vụ cho phù hợp như: Số lượng khách, giới tính, độ tuổi, quốc tịch, các dịch vụ yêu cầu thêm ngoài lưu trú (tham quan, mua sắm, trình diễn văn nghệ v.v.)

Xây dựng điểm homestay
Sân vườn sạch sẽ, thoáng mát, có thùng rác, trồng hoa kiểng, liếp rau, giàn mướp, ao cá... Phòng khách gọn gàng, ngăn nắp, sạch. Bàn, ghế, tủ phải được bảo dưỡng tốt và bố trí đẹp. Đồ dùng mà khách không cần đến phải cất đi. Phòng ngủ sạch sẽ, ngăn nắp, thông thoáng. Nệm, tấm trãi giường, gối, mùng… xếp đặt gọn gàng. Tủ để hành lý và thùng rác. Bếp bày trí gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Thực phẩm có nguồn gốc, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Thiết bị và đồ dùng cần phải làm sạch và cất giữ gọn gàng, thùng rác có nắp, nhà bếp phải thông gió. Nhà vệ sinh và phòng tắm sạch, sàn không trơn, có thùng rác, giấy vệ sinh, sô và ca múc nước…và không để vật dụng vệ sinh cá nhân của gia đình trong phòng tắm khi đang có khách. Chú ý nguồn nước sinh hoạt phải hợp vệ sinh. Không thả gia súc, gia cầm vào gần khu homestay. 

Đón tiếp ban đầu
Đón tiếp niềm nỡ, chu đáo sẽ tạo thiện cảm cho du khách. Thể hiện sự hiếu khách qua giới thiệu các thành viên trong gia đình. Cần thông tin cho khách về các trang thiết bị, dịch vụ, những điều khách cần biết tại homestay của mình (hệ thống đèn, nước nóng, giờ ăn v.v.). Chỉ cho khách chỗ đặt hành lý; mời nước uống khi khách mới đến, mượn giấy tờ tùy thân trình báo địa phương.
Du khách thu giãn tại homestay Chị Mai xã Tân Thành Bình, Mỏ Cày Bắc
Giao tiếp với khách
Duy trì tương tác tốt với khách sẽ tạo ra bầu không khí ấm áp để khách cảm thấy như đang ở nhà. Đây cũng là cách để khách trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa địa phương mình. Thông qua đó, bạn có thể biết các dịch vụ cung cấp có đáp ứng  nhu cầu của khách hay không; ghi nhận phản hồi để cải tiến dịch vụ của mình. Luôn tỏ ra thân thiện và nở nụ cười. Suy nghĩ về những gì khách có thể muốn hoặc cần và chủ  động hỗ trợ trước khi họ yêu cầu. Chia sẻ những câu chuyện về cộng đồng, phong tục tập quán và văn hóa địa phương. Thông báo với khách về các dịch vụ của mình và các dịch vụ mà cộng đồng địa phương cung cấp như biểu diễn đờn ca tài tử hoặc múa lân, bán hàng lưu niệm, v.v. Giải quyết các phát sinh nhanh chóng và đầy đủ bằng cách thể hiện mối quan tâm và hiểu biết, đưa ra giải pháp khả  thi và thực hiện ngay lập tức.

Lắng nghe ý kiến góp ý của du khách
Con người luôn có những kỳ vọng khác nhau, đôi khi xảy ra một vài vấn đề có thể chưa làm hài lòng du khách tại một thời điểm nào đó. Vì thế, là người kinh doanh dịch vụ du lịch ta luôn lắng nghe, thể hiện sự đồng cảm và cố giúp giải quyết vấn đề. Khi giải  quyết tốt, sự việc có thể sẽ trở thành một trải nghiệm tích cực cho khách và dẫn đến việc họ sẽ giới thiệu tốt cho người khác và công việc kinh doanh sẽ tiếp diễn thuận lợi.

Chia tay với khách
Chia tay với khách là cơ hội cuối cùng để sửa chữa các vấn đề nảy sinh  trong thời gian khách ở homestay và là cơ hội thể hiện sự hiếu khách của mình. Chú ý chuẩn bị trước hóa đơn và tạo cơ hội cho khách kiểm tra hóa đơn. Nhờ hướng dẫn viên hộ trợ nếu cần. Cảm ơn khách đã đến ở ; gửi cho khách danh thiếp, một món quà nhỏ như trái cây hay vật lưu niệm tại địa phương để tỏ tình cảm hiếu khách cũng như quảng bá cho homestay của mình. Giúp mang hành lý cho khách. Nhờ khách viết cảm nhậnvào sổ nhận xét dịch vụ homestay của mình, gửi lời chúc họ lên  đường may mắn. 

Dĩ nhiên, một điểm kinh doanh dịch vụ ngủ nhà dân (homestay) chuẩn hoặc cao cấp đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn phục vụ cả về cảnh quang, môi trường, trang thiết bị, chất lượng chổ nghỉ, món ăn và cả thái độ phục vụ rất cao. Trên đây chỉ là một số yêu cầu cơ bản để có thể bước đầu khai nghiệp du lịch hộ gia đình góp phần tạo thêm thu nhập khi gia đình có sẳn các điều kiện như trên./.

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Du lịch Bến Tre trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Thực hiện quan điểm tại Đại hội XII của Đảng, “phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và tính chuyên nghiệp cao,...”, đó là quan điểm phát triển chung của cả nước. Bến Tre góp phần triển khai thực hiện để phát triển ngành du lịch thành kinh tế quan trọng của tỉnh từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Thực trạng và định hướng phát triển du lịch
Bốn cửa sông lớn của dòng sông Mêkông (sông Cửu Long) là sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên đã bồi đắp hình thành nên tỉnh Bến Tre. Từ những năm 2009 trở về trước, muốn đến Bến Tre hay Bến Tre đi ra ngoài tỉnh phải mất nhiều thời gian do giao thông trắc trở bởi còn ngăn sông - lụy phà; từ đó mà kinh tế, xã hội phát triển chậm so với các tỉnh, thành trong khu vực. Khi Cầu Rạch Miễu bắt ngang sông Tiền; cầu Hàm Luông khánh thành; lúc bấy giờ Bến Tre không còn là tỉnh lẻ; các khu công nghiệp mọc lên, nông thôn và thành thị đều khởi sắc. Năm 2015 cầu Cổ Chiên hoàn thành đưa vào lưu thông đã nối liền mạch giữa Bến Tre với các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,...; đặc biệc là cơ hội lớn cho việc phát triển du lịch, một ngành công nghiệp không khói được chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư và khai thác.
Bản đồ du lịch tỉnh Bến tre được bao bọc bởi dòng sông Cửu Long
Bến Tre là tỉnh cù lao, sông ngòi chằng chịt; với thương hiệu là “sinh thái sông nước miệt vườn Xứ Dừa” là đặc thù riêng có của Bến Tre và là một trong năm tỉnh đại diện miền sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Để phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, chuyên nghiệp, có thương hiệu, có trọng tâm, trọng điểm trên các tiềm năng về du lịch sinh thái gắn với sông nước miệt vườn; du lịch văn hóa lịch sử; du lịch tâm linh; du lịch gắn với biển; du lịch vui chơi giải trí; du lịch hội nghị hội thảo(MICE); du lịch tham quan, nghiên cứu bảo tồn rừng ngập mặn;... Bến Tre đã có đề án phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015 và tiếp tục xây dựng đề án Thương mại Dịch vụ Du lịch giai đoạn 2016-2020 hướng tới năm 2025 nhằm triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh. 

Phấn đấu đến năm 2020 thành lập mới khoảng 27 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp dịch vụ du lịch 136 doanh nghiệp, chiếm 5,18% trong tổng số doanh nghiệp khu vực dịch vụ (KVDV) của tỉnh. Ngoài ra, còn phát triển thêm 9 cơ sở kinh doanh du lịch, nâng tổng số sơ sở kinh doanh du lịch lên 62 cơ sở. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của KVDV tăng 7,5%/năm giai đoạn 2016-2020. Trong đó số lượng khách du lịch tăng trưởng bình quân 11%/năm. Đến năm 2020 tỉnh Bến Tre đón được 1.700.000 lượt khách với tổng thu từ du lịch đạt 1.892 tỷ đồng và doanh thu du lịch tăng trưởng 22%/năm giai đoạn 2016-2020.

- Tài nguyên, sản phẩm hiện hữu: Với thương hiệu có khả năng cạnh tranh và không trùng lắp sản phẩm với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL thì “Du lịch sinh thái sông nước miệt vườn Xứ Dừa” kết hợp giữ gìn và thường xuyên tôn tạo các giá trị di tích lịch sử tại Bến Tre như di tích Đồng Khởi (Mỏ Cày Nam); Di tích Mộ nhà giáo Võ Trường Toản (Ba Tri); Di tích lịch sử Mộ và Khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu (Ba Tri); Di tích nghệ thuật Đình Bình Hòa (Giồng Trôm); Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà cổ Huỳnh Phủ và Khu mộ (Thạnh Phú) và nhiều di tích cấp quốc gia khác. Hiện Bến Tre đang trình thủ tục công nhận hai di tích cấp quốc gia đặc biệt là di tích Đồng Khởi và Di tích lịch sử Mộ và Khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu.
Di tích Đồng Khởi xã Định Thủy huyện Mỏ Cày Nam
Bên cạnh đó giữ gìn và phát huy các làng nghề truyền thống tại Bến Tre như: Làng nghề Bánh tráng Mỹ Lồng bánh phồng Sơn Đốc, làng nghề khai thác Dừa, làng nghề Cây giống và hoa kiểng; làng nghề sản xuất kẹo dừa; làng nghề sản xuất rượu Phú Lễ; làng nghề đan đát Phước Tuy - Phú Lễ; làng nghề làm nón lá Mỹ Hưng; làng nghề bánh dừa Giồng Luông;..., những làng nghề nầy đã luôn gắn bó với người dân Bến tre hàng trăm năm tuổi và cũng là những sản phẫm du lịch đặc thù để phục vụ khách tham quan, mua sắm. 

- Hướng phát triểnsản phẩm du lịch đặc thù: Bến Tre đang nghiên cứu để phát triển sản phẩm du lịch mang tính đột phá và khác biệt, mang đặc trưng riêng của Bến Tre. Hình thành các sản phẩm du lịch như: Tập trung phát triển du lịch cộng đồng, trải nghiệm cùng người dân; phát triển loại hình du lịch homestay miệt vườn Xứ Dừa, phù hợp với thị trường khách quốc tế; nghiên cứu mở trại sáng tác nghệ thuật từ dừa, trưng bày các sản phẩm tinh xảo từ dừa, vườn nghệ thuật về dừa, không gian dừa, ẩm thực xứ dừa,…. Tập trung kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, khu bảo tồn thiên nhiên và các dịch vụ vui chơi giải trí; triển khai dự án nhằm mở hướng phát triển không gian dừa Bến Tre. 
Chèo xuồng trong rạch dừa nước, một trải nghiệm đặc trưng của Bến Tre
- Phát triển du lịch biển: Bến Tre có 65km bờ biển; để khai thác tiềm năng du lịch và trải nghiệm vùng ngập mặn ở ba huyện ven biển của Bến tre là Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại. Tại đây, tài nguyên du lịch biển phong phú và cũng là sản phẩm hiện đang có chiều hướng phát triển mạnh. Tiếp tục thực hiện dự án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre” đến năm 2030; nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh. UBND tỉnh đã có quyết định thành lập khu du lịch địa phương (Thạnh Phong Thạnh Hải huyện Thạnh Phú); tập trung xúc tiến kêu gọi đầu tư những hạng mục trong Đề án phát triển du lịch của huyện Thạnh Phú mà Ủy ban nhân dân tỉnh đã ký ngày 21/7/2016 vừa qua. Huyện Ba Tri cũng đang triển khai thi công hạ tầng giao thông nối liền các xã ven biển như An Thủy, Tân Thủy và Bảo Thạnh để phát triển du lịch biển tại cồn Tròn và cồn Ngoài trên địa bàn nầy.

- Phát triển du lịch tâm linh: Trong việc tạo động lực thu hút khách du lịch đến Bến Tre, tỉnh cũng quan tâm đến loại hình du lịch nầy nhằm thúc đẩy các hoạt động dịch vụ du lịch làm đa dạng sản phẩm và hấp dẫn cho du khách như: Thánh thất Cao đài Tiên Thiên đạo(Châu Thành); Thánh thất Cao đài Ban chỉnh đạo (TP.Bến Tre); Nhà thờ La Mã (Giồng Trôm), một trong ba trung tâm hành hương của Giáo hội Việt Nam, sau Đức Mẹ La Vang và Đức Mẹ Trà Kiệu; Nhà thờ Cái Mơn (Nhà thờ lớn nhất vùng);.... Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch tâm linh; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển du lịch tâm linh nhằm cung cấp dịch vụ tại điểm du lịch và tăng cường quản lý điểm đến của loại hình du lịch nầy.

Liên kết để phát triển
Trong phát triển du lịch liên vùng, liên miền, thì Bến Tre đã ký kết hợp tác du lịch với Tp. Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, TP.Cần Thơ, một số tỉnh bạn, đặc biệt là Tổng cục Du lịch Việt Nam kết hợp với Hiệp Hội Du lịch ĐBSCL thành lập hai cụm liên kết phát triển du lịch của vùng ĐBSCL là cụm phía Đông và cụm phía Tây của Đồng bằng Nam bộ. Tỉnh Bến Tre được nằm trong cụm phía Đông Duyên Hải ĐBSCL với 6 tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An và Đồng Tháp.

Cụm phía Đông đã ra đời bản đồ du lịch chung vào năm 2015 và đầu năm 2016 Cụm đã có tập gấp nhằm quảng bá, thông tin tour, tuyến, điểm du lịch của “Năm địa phương Một điểm đến” (lúc bấy giờ chưa có Đồng Tháp) nhằm quảng bá một tour du lịch dài ngày với nhiều sản phẩm phong phú, không trùng lấp của vùng sông nước ĐBSCL với Long an là Làng nổi Tân Lập, Vĩnh Long là sông nước miệt vườn, Bến Tre và sông nước Xứ Dừa, Tiền Giang là chợ nổi Cái Bè và Trà Vinh là văn hóa Khmer; đó là những thương hiệu đặc trưng trong tour liên kết dài ngày khi du khách đến trải nghiệm và tham quan vùng sông nước ĐBSCL tại Cụm phía Đông duyên hải. 

Bến Tre và các tỉnh liên kết sẽ từng bước ký liên kết hợp tác đến các tỉnh miền Đông Nam bộ để phát triển tốt hơn thị trường khách nội vùng, nội miền với nhau. Việc liên kết phát triển du lịch là một giải pháp để giải quyết được một số bất cập cơ bản nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của từng địa phương sẽ dễ dàng hơn, cũng như tham gia góp ý cho quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2030 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Tổng Cục Du lịch đã xây dựng và thực hiện./.