Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

PHÁT ĐỘNG CUỘC THI "THIẾT KẾ VẬT PHẨM LƯU NIỆM TỈNH TÂY NINH"

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh - Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi trân trọng thông báo nội dung thể lệ Cuộc thi “Thiết kế vật phẩm lưu niệm tỉnh Tây Ninh” đến các tổ chức cá nhân có năng lực tham gia.
1. Thời gian và địa điểm tiếp nhận
- Thời gian nhận tác phẩm dự thi: từ 15/10/2017 đến 01/3/2018.
- Thời gian chung khảo và trao giải: từ 02/5/2018 đến 30/5/2018.
- Địa điểm tiếp nhận: Thường trực Ban Tổ chức cuộc thi: Phòng Quản lý Văn hóa - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh, địa chỉ: số 139A, Đường 30/4, Phường 2, Thành phố Tây Ninh (số điện thoại 0276.3818157).
2. Cơ cấu giải thưởng
Các tổ chức, cá nhân đạt giải sẽ nhận giải thưởng của Ban Tổ chức gồm: Tiền thưởng, giấy chứng nhận và Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Giải nhất, 01 giải nhất 50.000.000 đồng, giấy chứng nhận và Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Giải nhì: 02 giải nhì, mỗi giải 20.000.000 đồng, giấy chứng nhận và Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Giải ba: 03 giải ba, mỗi giải 15.000.000 đồng, giấy chứng nhận và Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Giải khuyến khích: 10 giải khuyến khích, mỗi giả 2.000.000 đồng, giấy chứng nhận.


Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ DU LỊCH PHỤC VỤ TRÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA 2017

Thực hiện kế hoạch 3614/KH-BVHTTDL ngày 27/10/2011 của Bộ VHTTDL về việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc đối với các nhân lực phục vụ du lịch trên tàu, thuyền, nhà hàng nổi phục vụ du lịch trên đường thủy và Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26 tháng 6 năm 2012 giữa Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa;

Căn cứ quyết định số 624/QĐ-TCDL ngày 18/12/2012 của Tổng cục Du lịch về việc ban hành khung chương trình tập huấn nghiệp vụ du lịch;

Căn cứ Quyết định 406/QĐ-SVHTTDL, ngày 13/10/2017 về việc mở lớp tập huấn kiến thức du lịch cho các đối tượng phục vụ trên phương tiện thủy đội địa năm 2017.

Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre (TTXTDL) xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, tập huấn nghiệp vụ phục vụ du lịch 2017. Lớp học đã được khai giảng tại Trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Bến Tre vào sáng ngày 24 tháng 10 năm 2017 với trên 40 học viên Trong tỉnh và các tỉnh trong Cụm như: Tiền Giang, Long An tham gia.
Quang cảnh buổi khai giảng lớp học sáng ngày 24/10/2017
Lớp học nhằm đảm bảo hiệu quả, thiết thực, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn đối với hoạt động du lịch đường thủy; nâng cao nghiệp vụ xử lý các tình huống khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn đường thủy và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tại các điểm hoạt động du lịch sử dụng phương tiện đường thủy nội địa cho các đối tượng thủy thủ, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên các phương tiện đường thủy nội địa kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống, lưu trú du lịch tại các điểm hoạt động du lịch; 
Hình ảnh phục vụ du khách bằng thủy nội địa tại miền Tây Nam Bộ
Hiện nay Du lịch trên đà cạnh tranh lành mạnh đối với từng địa phương để tìm ra sản phẩm mới, sản phẩm đặc thù, thay đổi phương cách phục vụ và nâng cao trình độ phục vụ chuyên nghiệp nhằm thu hút du khách. Tuy nhiên từng địa phương vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thu hút du khách như từ sản phẩm du lịch cũ; không phong phú dịch vụ; yếu về kiến thức phục vụ; môi trường xã hội, môi trường cạnh tranh không lành mạnh; du lịch phát triển trên đà tự phát không được tập huấn kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, thiếu ý thức trong việc phát triển du lịch mang tính cộng đồng trách nhiệm,... đã làm ảnh hưởng không nhỏ trong việc phát triển du lịch địa phương.

Đây là lớp tập huấn nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản về hoạt động du lịch sinh thái sông nước, được nghe báo cáo tổng quan về du lịch Bến Tre, Luật du lịch 2017, Luật giao thông đường thủy nội địa, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, ý thức bảo vệ môi trường, phẩm chất đạo đức của người tham gia làm du lịch; những kiến thức về sơ cấp cứu; những kỹ năng giao tiếp nhằm giúp cho người điều khiển các phương tiện thủy nội địa trong việc phục vụ du khách tốt hơn. Sau khi bế giảng lớp tập huấn, các học viên sẽ được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch trên phương tiện thủy nội địa thời hạn 10 năm./.

XÚC TIẾN QUẢNG BÁ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẾN THỊ TRƯỜNG HỒNG KÔNG

Thực hiện công văn 1105/TCDL- TTDL, ngày 11 tháng 9 năm 2017 của Tổng Cục Du lịch về việc đón tiếp đoàn Fam từ thị trường Hồng Kông.

Đại diện Du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long, ngày 21 tháng 10 năm 2017, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre - Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre đã đón tiếp đoàn Fam từ thị trường Hồng Kông đến Việt Nam -  Bến Tre khảo sát sản phẩm du lịch sinh thái sông nước Xứ Dừa với sự hướng dẫn của bà Phạm Ngọc Diệp - Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Đoàn Fam Hồng Kông tìm hiểu sản xuất kẹo dừa thủ công từ khâu lột dừa đến quậy kẹo, ... đến khâu thành phẩm kẹo dừa tại các điểm dừng chân tham quan
Đoàn khảo sát gồm có đại diện lãnh đạo của 14 đơn vị là doanh nghiệp du lịch lớn của Hồng Kông và báo chí từ thị trường Hồng Kông cùng với hãng hàng không Vietjet Air. Đây là một hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành, báo chí và truyền thông Hồng Kông tìm hiểu, khảo sát và viết bài giới thiệu các điểm đến tại TP.Hồ Chí Minh, Bến Tre và Kiên Giang nhằm hướng đến thị trường khách Hồng Kông về với Đồng bằng sông Cửu Long.
Đoàn Fam Hồng Kông thích thú khi trải nghiệm xuồng chèo len lõi trong rạch dừa nước
Đoàn được tiếp cận và trải nghiệm sông nước từ dịch vụ tàu lớn qua xuồng chèo, đi xe ngựa, đi tản bộ trên đường làng, xem đàn ca tài tử, tham quan Cồn Phụng, khu Forever Green Resort Lô Hội,... Qua khảo sát sông nước cuối nguồn hạ lưu của dòng sông Mê Kông (là một trong bảy dòng sông lớn nhất thế giới) mà các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long thụ hưởng do thiên nhiên ban tặng; trong đó qua Bến Tre 4 nhánh sông là: Sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Đoàn đã ghi được nhiều hình ảnh và tìm hiểu nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Bến Tre đại diện cho vùng sông nước đồng bằng và sau đó đi Kiên Giang để khảo sát du lịch biển, nơi đồng bằng Nam bộ có được.

Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch chia tay đoàn với một niềm vui thể hiện qua sự phấn khích của các thành viên đoàn bạn đã nói lên sự hứa hẹn liên kết giữa hai thị trường khách với nhau trong tương lai ngày càng phát triển bền vững; đây cũng là hoạt động thiết thực được Tổng Cục Du lịch Việt Nam quan tâm đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long./.

GIỒNG TRÔM TÌM GIẢI PHÁP XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH

Đó là chủ đề chính của Hội thảo đã diễn ra tại Hội trường lớn huyện Giồng Trôm vào sáng ngày 20 tháng 10 năm 2017 với sự chủ trì của ông Võ Văn Phê - Tỉnh ủy viên - Bí thư Huyện ủy và các đồng chí trong Ban thường trực Ủy ban nhân dân huyện Giồng Trôm.
Quang cảnh Hội thảo Xây dựng sản phẩm du lịch tại huyện Giồng Trôm
Tham gia Hội thảo có đại diện Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre; phòng Quản lý Du lịch thuộc Sở VHTTDL tỉnh Bến Tre và trên 10 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Du lịch trên địa bàn tỉnh, đại diện Trường Cao Đẳng Bến Tre, Trường Cao Đẳng Nghề Đồng Khởi cùng các Phòng, Ban của Huyện, lãnh đạo các địa phương trong Huyện và một số hộ kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Giồng Trôm.
Ông Võ Văn Phê - Tỉnh ủy viên - Bí thư Huyện ủy huyện Giồng Trôm chủ trì điều hành Hội thảo
Hội thảo đã đặc nhiều câu hỏi từ các đại biểu những câu hỏi để tìm ra giải pháp phát triển du lịch Giồng Trôm như: Định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo mô hình đặc thù nào của địa phương?; Bắt đầu từ đâu?; lấy gì làm cốt lõi? Tìm và xây dựng sản phẩm du lịch khác biệt của huyện, của vùng và khu vực?,...

Những vấn đề đặt ra tại Hội Thảo đã được các đại biểu góp ý tọa đàm nhằm xây dựng sản phẩm du lịch và tìm ra hướng đi cho huyện Giồng Trôm có hiệu quả. Những giải pháp được các tham luận trình bày cụ thể để Du lịch Giồng Trôm tiếp tục định hướng, thực hiện những giải pháp thiết thực mà đ/c Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre - ông Nguyễn Hữu Phước đã phát biểu tổng kết tại Hội nghị chuyên đề về "Triển khai thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính Trị về việc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn" vào ngày 18/10/2017 vừa qua là các Ngành, các Địa phương cần vó cái nhìn đúng đắn về sự phát triển du lịch theo tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính Trị; không xem Du lịch là của ngành Du lịch mà là của tất cả toàn bộ hệ thống chính trị từng địa phương, của các ngành các lĩnh vực, các phòng, ban cần chung tay nhau xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp du lịch phát triển, để ngành Du lịch phát triển và hướng mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch.

HỢP TÁC XÚC TIẾN DU LỊCH BẾN TRE - PHÚ YÊN

Nhằm thúc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch và tăng cường công tác liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa hai tỉnh Bến Tre và Phú Yên. Ngày 16 tháng 10 năm 2017, tại Điểm du lịch Cồn Phụng, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đã có buổi Hội nghị để trao đổi kinh nghiêm về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch và ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa hai tỉnh Bến Tre và Phú Yên.
 Quang cảnh hội nghị ký hết hợp tác phát triển du lịch hai tỉnh Bến Tre và Phú Yên
Tham dự buổi ký kết hợp tác, phía Phú Yên có ông Phạm Văn Bảy - Phó Giám đốc Sở VHTTDL, đại diện Hiệp hội Du lịch Phú Yên, các phòng chuyên môn của Sở, Trung tâm TTXTDL và gần 10 doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch của Phú Yên. Phía Bến Tre có Ông Trần Duy Phương - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Bến Tre cùng Trung tâm TTXTDL, phòng QLDL cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị du lịch trong tỉnh như: Công ty TNHH Du lịch Hàm Luông; Công ty TNHH Du lịch - Thương mại Nam bộ; Công ty TNHH Du lịch Hàm Long; Công ty TNHH MTV Truyền thông và Du lịch C2T; Công ty TNHH Du lịch Thiện Nhân; Khu du lịch sinh thái Phú An Khang; Khu du lịch Lan Vương; Điểm du lịch Hải Vân (Vàm Hồ - Ba Tri) cùng dự giao lưu liên kết sản phẩm.
Hai đoàn của hai tỉnh Bến Tre và Phú Yên chụp ảnh lưu niệm sau khi ký kết hợp tác phát triển du lịch
Đây là công tác xúc tiến thiết thực mà hai tỉnh đã thống nhất ký kết với nhau để thực hiện trên một sự phát triển bền vững của hai địa phương về kết nối sử dụng sản phẩm. Tuy hai tỉnh có nhiều điểm tương đồng về diện tích, dân số, có bờ biển dài, tuổi đời du lịch đã bắt đầu xuất phát ngắn, lượng khách đến còn khiêm tốn và doanh thu từ khách du lịch cũng ngang bằng,.... Nhưng sự khác biệt là Bến Tre không có núi đá bao quanh, cũng như Phú Yên không có sinh thái sông nước miệt vườn, sông ngòi chằng chịt như quê hương Xứ Dừa. Đó là yếu tố đặc thù mà hai địa phương có thể gắn kết nhau trong phát triển du lịch; mà nhất là các doanh nghiệp lữ hành du lịch và những cơ sở dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú cần khai thác để gắn kết./.

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Cuộc thi làm sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Bạc Liêu

1. Đối tượng, sản phẩm dự thi:
- Gồm tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh Bạc Liêu có ý tưởng thiết kế, khả năng sáng tạo làm ra các mẫu sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch đáp ứng đúng theo yêu cầu đều có thể tham gia cuộc thi.
- Không hạn chế số lượng sản phẩm dự thi, mỗi tác giả có thể tham gia một hoặc nhiều sản phẩm dự thi.
- Không hạn chế số lượng sản phẩm dự thi, mỗi tác giả có thể tham gia một hoặc nhiều sản phẩm dự thi.

2. Thể loại sản phẩm dự thi: Sản phẩm gồm: tranh, tượng, biểu trưng,s ản phẩm thủ công mỹ nghệ hoàn chỉnh …

3. Cơ cấu giải thưởng:
- 01 giải nhất, tặng thưởng: 5.000.000 đồng (Năm triệu đồng) kèm theo giấy chứng nhận của Ban Tổ chức.
 - 02 giải nhì, tặng thưởng: 3.000.000 đồng (Ba triệu đồng) kèm theo giấy chứng nhận của Ban Tổ chức.
- 05 giải ba, tặng thưởng: 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) kèm theo giấy chứng nhận của Ban Tổ chức.
- 07 giải khuyến khích, tặng thưởng mỗi giải: 1.000.000 đồng (Một triệu đồng) kèm theo giấy chứng nhận của Ban Tổ chức.

4. Thủ tục đăng ký dự thi
- Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu).
- Sản phẩm hoàn chỉnh hoặc mô hình sản phẩm.
- Bản thuyết minh sản phẩm bao gồm: Hình ảnh sản phẩm (ảnh in giấy và file ảnh), tên gọi sản phẩm, ý nghĩa, nội dung thuyết minh sản phẩm, tính năng sử dụng, chất liệu, màu sắc …
- Sản phẩm dự thi gửi về Ban Tổ chức cuộc thi cần ghi rõ: Sản phẩm tham dự “Cuộc thi làm sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Bạc Liêu”. Ban Tổ chức cuộc thi sẽ có phiếu tiếp nhận, bảo mật đối với sản phẩm tham dự.

5. Thời gian nhận sản phẩm và tổ chức chấm thi
- Ban Tổ chức nhận sản phẩm tham dự từ ngày ra thông báo đến hết ngày 31/3/2018 theo dấu Bưu điện hoặc ngày Ban Tổ chức tiếp nhận sản phẩm dự thi.
- Tổ chức lựa chọn, chấm sản phẩm dự thi vào tháng 4/2018.
- Tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi vào tháng 5 năm 2018.

6. Địa điểm nhận sản phẩm
- Phòng Quản lý Du lịch - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu
- Địa chỉ: Số 16, đường Võ Thị Sáu, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
- Số điện thoại: 0291.3563.206; Fax: 0291.3956.008
(Kèm theo Thể lệ cuộc thi)./.

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam

Theo Thể lệ số 01/TL-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2017 của Ban Tổ chức Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Duy Tiên như sau:
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
Chọn một thiết kế tiêu biểu, thể hiện nét riêng biệt về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội để làm biểu trưng (logo) của huyện Duy Tiên.
Biểu trưng (logo) sẽ được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, công tác đối nội, đối ngoại của huyện Duy Tiên.
II. CHỦ ĐỀ, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
1. Chủ đề cuộc thi
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Duy Tiên
2. Nội dung
Biểu trưng (logo) huyện Duy Tiên phải thể hiện được nét đặc trưng riêng, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của huyện, được đông đảo công chúng dễ nhận biết và có khả năng ứng dụng cao.
Biểu trưng (logo) có sự độc đáo, hiện đại, sáng tạo cũng như tính thẩm mỹ, khoa học và hài hòa về màu sắc.
3. Đối tượng dự thi
Tất cả công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc trong và ngoài huyện, không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo, … và có đầy đủ hành vi dân sự.
Thanh viên Ban tổ chức, Ban giám khảo không tham gia dự thi.
4. Gợi ý một số thông tin về huyện Duy Tiên
Huyện Duy Tiên nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Nam, phía Bắc giáp huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, phía Đông giáp Thành phố Hưng Yên và huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp huyện Bình Lục và thành phố Phủ Lý, phía Tây giáp thành phố Hà Nội và huyện Kim Bảng; có các trục giao thông chính là Quốc lộ 1A, Quốc lộ 38, đường Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và đường sắt Bắc - Nam, tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ kinh tế với các huyện tỏng tỉnh và các tỉnh trong khu vực.

Đơn vị hành chính: gồm 02 thị trấn và 16 xã, trung tâm hành chính - chính trị của huyện đặt tại thị trấn Hòa Mạc.

Duy Tiên là huyện trọng điểm về công nghiệp của tỉnh, trong những năm qua kinh tế của huyện có bước phát triển vượt bậc, thu nhập bình quân đầu người tăng, toàn huyện có 04 khu công nghiệp (Đồng Văn I, II, III, Hòa Mạc) và 02 cụm tiểu thủ công nghiệp (Cầu Giát, Hoàng Đông). Cơ sở hạ tầng điện, đường, trường học, trạm y tế được sửa chữa, xây mới đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao có bước phát triển. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được ổn định và giữ vững.

Duy Tiên là quê hương núi Đọi, sông Châu, trong năm có nhiều lễ hội vùng được tổ chức: lễ hội đền Lảnh Giang, lễ hội chùa Đọi Sơn … tiêu biểu là lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, tổ chức từ ngày 05 - 07 tháng Giêng hàng năm thu hút nhiều nhân dân và du khách thập phương về dự, lễ hội đã 03 lần vinh dự được đón Chru tịch nước về dự và thực hiện nghi lễ Tịch điền.

Duy Tiên còn là quê hương Liệt sĩ cách mạng Nguyễn Hữu Tiến, người vẽ lá cờ Tổ quốc Việt Nam, gắn liền với di tích Lịch sử cách mạng đình Lũng Xuyên, xã Yên Bắc, nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Hà Nam.

Từ những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực, huyện vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhì vào năm 2014. Năm 2017 huyện phấn đấu là huyện Nông thôn mới và trở thành Đô thị loại IV, huyện trở thành thị xã trước năm 2020.

III. TÁC PHẨM DỰ THI
1. Tác phẩm dự thi được vẽ bằng tay hoặc thiết kế trên máy tính khổ giấy A4. Biểu trưng (logo) thiết kế trong hình tròn, sử dụng không quá 04 màu. Mẫu logo lớn có đường kính không quá 15cm (đặt giữa khổ giấy); phía dưới bên phải trang giấy có một mẫu logo thu nhỏ có đường kính không quá 3cm.

2. Mặt trước không được ksy tên, không sử dụng bất kỳ ký hiệu nào trên tác phẩm, mặt sau, góc phải phía dưới ghi một mã số gồm 5 chữ số do người dự thi tự chọn.

3. Mỗi tác giả tham gia cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) gửi không quá 05 tác phẩm, mỗi mẫu dự thi phải có mã số tự chọn riêng, bài thuyết minh ý tưởng riêng không quá 250 từ có ghi mã số tự chọn.

4. Tác giải phải chieju trách nhiệm về tác phẩm của mình sáng tác, đảm bảo không có tranh chấp bản quyền. Nếu các tác phẩm được trao giải vi phạm bản quyền, Ban tổ chức sẽ xem xét thu hồi giải thưởng và không chịu trách nhiệm khi xảy ra tranh chấp bản quyền tác giả.

5. Biểu trưng (logo) được chọn làm biểu tượng huyện Duy Tiên được đưa vào sử dụng, tác giải được nhận giải thưởng, bản quyền tác phẩm thuộc UBND huyện Duy Tiên, UBND huyện Duy Tiên được toàn quyền sử dụng và có quyền đề nghị tác giả sửa đổi, bổ sung một số chi tiết phù hợp với đặc điểm của huyện để tuyên truyền, quảng bá. Ban tổ chức không trả lại các tác phẩm dự thi cho tác giả.

6. Ban tổ chức cuộc thi chỉ nhận tác phẩm dự thi hợp lệ gồm:
Mẫu thiết kế logo.
Bản thuyết minh ý tưởng (không quá 250 từ).
Một phong bì nhỏ, bên trong có đơn đăng ký dự thi ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại và mã số tác phẩm dự thi.
Tất cả bỏ vào phong bì lớn, bên ngoài ghi rõ “Tác phẩm tham gia cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Duy Tiên.

7. Tác giả gửi tác phẩm dự thi đồng nghĩa với việc chấp nhận mọi quy định trong Thể lệ cuộc thi.

IV. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NHẬN TÁC PHẨM DỰ THI
1. Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày ra thông báo đến hết ngày 30/11/2017 (đối với những tác phẩm gửi quả đường bưu điện, lấy ngày đến trên dấu bưu điện để nộp tác phẩm dự thi).
Chấm chọn: Từ ngày 01-15/12/2017 chọn 07-10 tác phẩm tiêu biểu, lấy ý kiến nhân dân và chấm chung khảo.
2. Địa điểm nhận tác phẩm dự thi
Tác phẩm dự thi gửi về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Duy Tiên
Địa chỉ: Phố Thái Hòa, trị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
Điện thoại: 0226.3830.726; DĐ: 0912.078.077
Email: phongvhtt.dt@hanam.gov.vn

V. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
01 Giải Nhất: 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng) và Giấy chứng nhận.
01 Giải Nhì: 20.000.000đ (Hai mươi triệu đồng) và Giấy chứng nhận.
02 Giải Ba:  Mỗi giải 10.000.000đ (Mười triệu đồng) và Giấy chứng nhận.
03 Giải Khuyến khích: Mỗi giải 5.000.000đ (Năm triệu đồng) và Giấy chứng nhận./.