Bây giờ tôi đã lớn, lập nghiệp ở đất khách quê người, nhưng lúc nào tôi cũng nhớ về quê nhà, nhớ nhất là những rặng dừa, vườn dừa xanh bóng mát và những con đường làng dừa ở quê tôi xứ Bến Tre. Dừa đã gắn bó mật thiết với người dân xứ tôi từ trong kháng chiến đến xây dựng quê hương. Từ dừa người ta đã sáng tạo, chế biến ra các sản phẩm trong thực phẩm, các sản phẩm dùng trong công nghiệp, trong thủ công mỹ nghệ, trong lịch sử - văn hóa, trong các lễ hội, trong văn hóa ẩm thực, du lịch sinh thái….Và từ cây dừa mà giới văn nghệ sĩ đã dùng hình tượng của nó để sáng tác trong thơ ca, nhạc, hội họa,….
Tôi có nhiều kỷ niệm về dừa quê tôi, nhớ nhiều nhất là các món ăn có chất liệu, nguyên liệu, hương liệu, hương vị của dừa. Nhưng có lẽ cái tôi nhớ nhất, ghiền nhất và nhớ thật nhiều nhất và nó luôn đọng mãi trong tôi cho đến bây giờ, đó là chiếc “bánh dừa” ở quê Nội - xứ Giồng Luông thuộc xã Đại Điền – huyện Thạnh Phú – tỉnh Bến Tre.
Cứ mỗi lần nghe tiếng ê a đánh vần của những đứa trẻ, làm gợi nhớ đến tuổi học trò của tôi ở một làng quê của xứ Bến Tre. Cái tuổi mà chưa biết lo, chưa biết nghĩ, cái tuổi mà chạy reo vang, mùng húm mỗi khi được mẹ cho quà, nhất là món quà mình thích nhất. Với tôi, chỉ cần mỗi khi đi chợ về Mẹ cho ăn 01 cái bánh dừa là tôi mê tít lắm rồi. Không hiểu sao tôi mê cái bánh dừa của vùng quê tôi đến thế, mỗi khi nhận được cái bánh dừa là tôi nhanh tay gỡ thật nhanh vòng lá quấn bên ngoài bánh, cắn nhanh một miếng cho đã thèm. Cái vị ngọt của bánh, dẻo dẻo của nếp, thơm ngào ngạt của nhân chuối chín bên trong, với những hạt đậu đen cưng cứng, bùi bùi, với vị nước cốt dừa béo béo, thơm thơm, tất cả hòa hợp vào nhau mà khi không dùng đến nó tôi vẫn tưởng tượng ra được cái hương vị béo, ngon, thơm của nó đọng lại mãi trong tôi. Vì thích ăn bánh dừa và hình như ngày nào tôi cũng ăn ít nhất một cái, nên cả nhà ai cũng gọi tôi là “Bé bánh dừa”, gọi tôi như vậy tôi không chịu đâu. Lúc đầu tôi khóc dữ lắm, Anh tôi cứ trêu đừng ăn bánh dừa nữa thì Anh không gọi là “Bé bánh dừa”. Nhưng dễ gì tôi chịu bỏ ăn bánh dừa, nghe gọi riết rồi cũng quen và cho đến khi tôi khăn gói rời quê nhà vào môi trường của sinh viên thì tên “Bé bánh dừa” mới ít được gọi đến.
Cái hình ảnh cái “bánh dừa” quê tôi ăn tới đâu tháo những vòng lá dài buông xuống, rồi nó xoắn lại như cái lò xo, trông ngộ nghỉnh, mà đến giờ tôi vẫn chưa thấy có cái bánh nào khác làm với loại lá như vậy. Tôi nhớ rất rõ, mình cũng háo ăn, có những lúc ăn vội để vào lớp học, mới cắn một cái, sơ ý để phần còn lại tuột xuống đất, tôi cứ đứng nhìn nó rồi tiếc mãi. Hay có hôm ăn hấp tấp vội vàng, trên mép còn dính một hạt nếp, bị chúng bạn chê cười, tôi xấu hổ biết bao, những hình ảnh ấy sẽ không bao giờ quay lại trong tôi nữa, vậy mà tôi vẫn luôn nhớ và ghiền nó vô cùng.
Cũng chỉ vì tôi thích ăn bánh dừa, mà hàng ngày Má tôi phải dành vài giờ đồng hồ sang nhà Bà Tư hàng xóm phụ làm bánh, rồi được Bà Tư cho vài cái bánh để tôi ăn. Năm học cấp II, đi học về làm bài xong là tôi vọt sang nhà Bà Tư coi làm bánh. Xứ tôi có nhiều nhà làm bánh dừa, người ta bắt đầu làm từ chiều đến tối, rồi thức nấu bánh đến khuya hay gần sáng mới xong. Khi đem bánh dừa ra chợ bán, bánh vẫn còn hơi nóng. Riêng nhà Bà Tư là làm bánh vào ban ngày, đến khoảng 08 - 09 giờ đêm là hoàn thành việc nấu bánh, cũng nhờ vậy mà tôi mới có thể sang nhà Bà Tư phụ làm bánh được. Ban đầu tôi phụ sắp những cọng lá dừa nước non ôm vào nhà, rồi phụ trỉa lá, dần dần tôi phụ quấn nòng, cột bánh…., rồi phụ đổ nếp vào nòng, đến buộc dây, cột chùm bánh lại thành một chục (12 cái)…. Những ngày đầu mới phụ, khi bánh chín Bà Tư mang sang cho nhà tôi nửa chục (06 cái). Tôi phụ khoảng 02 – 03 tháng gì đó, có hôm Bà Tư cho bánh lại cho tôi cả tiền, tôi từ chối không nhận tiền và nói Bà cho bánh dừa con ăn là được rồi. Nhưng Bà bảo tôi lấy đi để mua tập vở học, con mà không lấy Bà giận không cho qua nhà làm nữa đâu. Sợ Bà Tư giận thiệt nên tôi đành nhận số tiền ấy. Tuy số tiền không lớn, nhưng trong lòng tôi mừng vô cùng, nhưng mừng nhất là được nhận chiếc bánh dừa mà mình thích ăn nhất. Ăn riết rồi cũng ngán, nhưng ngưng ăn chừng hai hôm là tôi lại thèm nó. Sau này Bà Tư cũng cho bánh nhà tôi cũng ít dần, bù lại số tiền bà trả công cho tôi cao hơn, tôi để dành mua bút, tập và những dụng cụ cần thiết cho việc học của tôi.
Phụ Bà Tư được hơn nữa năm, tôi gần như trở thành thợ quấn nòng làm bánh, cột bánh chuyên nghiệp, lúc đó bánh dừa nhà Bà Tư bán đắc lắm, làm số lượng ngày càng nhiều, bán sang nhiều chợ ở quê, ra đến chợ huyện, lên đến chợ tỉnh…. Đến năm học cấp III, bài vở học nhiều hơn, nhưng hàng ngày tôi vẫn sang nhà Bà Tư phụ làm bánh. Năm học cuối cấp, mỗi tuần tôi chỉ sang nhà Bà Tư phụ đôi ba lần, hôm nào không sang được trong lòng tôi thấy buồn buồn sao ấy.
Thời gian tôi phụ làm bánh ở nhà Bà Tư, thấy tôi siêng năng, ý tứ trong từng việc làm, ham học hỏi, vì vậy mà ngày tôi khăn gói lên đất sài thành làm sĩ tử, tôi nhớ rất rõ, khuya tôi đi Bà Tư mang sang nhà dúi vào tay tôi một ít tiền và cho tôi hai chùm bánh dừa để dành ăn trong những ngày tôi tạm xa nhà. Ngoài người thân động viên tôi cố gắng học hành thi cử, thì Bà Tư là người đã động viên tôi về tinh thần và hỗ trợ tôi một ít vật chất, để tôi thành đạt trong việc học hành. Thấy tôi chăm học, lại siêng năng, Bà Tư thường hay động viên tôi: "Con ráng học đi, ở xứ mình còn nhiều khó khăn lắm, cũng vì do học ít và học không đến nơi đến chốn, không làm được gì đâu, con ráng học để kiếm cho mình cái nghề khác, đừng như Bà đây làm nghề này thức khuya dậy sớm cực lắm con ạ!". Lúc đó, tôi cười rồi nói: "Bà Tư ơi! Con thấy nhà Bà làm bánh ngon quá, bán được nhiều tiền, nếu cực thế này con cũng chịu". Nói là nói vậy, chứ gia đình tôi ai cũng động viên tôi phải học, rồi kiếm cho mình cái nghề để nuôi bản thân mình và còn có thể giúp cho gia đình, cũng vì học ít mà trong tính toán làm ăn gia đình tôi đã gặp không ít khó khăn. Vả lại, tôi rất mê học, ước mơ của tôi được khoác chiếc áo blu trắng hay được làm nghề gõ đầu trẻ. Vì vậy, dù thích ăn bánh dừa, thích nghề của Bà Tư đang làm, hàng ngày sang phụ nhà Bà, nhưng tôi chưa bao giờ lơi là trong việc học.
Rồi đến lúc phải rời xa quê nhà thật sự, tôi có kết quả đậu vào một Trường Đại học, tuy không phải là vào ngành nghề mình từng mơ ước, nhưng đậu vào Đại học thời đó ở xứ tôi không dễ gì kiếm được. Với tôi, gia đình tôi như vậy thì quá vinh dự rồi.
Bắt đầu hòa nhập vào môi trường mới ở đất sài thành, môi trường của những cô, cậu sinh viên tứ xứ hội tụ về. Ngày tôi chuẩn bị chính thức rời quê lên đường đi học, tôi "Bé bánh dừa" sang nhà từ giã Bà Tư, Bà vui mừng như người thân của tôi vậy. Ngày tôi đi Bà Tư sang nhà đưa 05 chùm bánh dừa để tôi xách đi, Bà nói con ráng mang bánh theo ăn và cho các bạn cùng ăn, rồi con giới thiệu bánh dừa của Bà Tư luôn. Tôi biết vừa xách hành lý, những đồ dùng cần thiết ban đầu cho “Bé bánh dừa”nhà quê như tôi lên thành phố với cả 05 chùm bánh dừa nữa thì không dễ dàng. Vì thương tấm lòng tốt của Bà Tư, vì thích ăn bánh dừa, được người thân hỗ trợ đưa đi, nên những gì chuẩn bị tôi đều cố mang đi tất cả.
Nhờ những chiếc bánh dừa của Bà Tư mà lúc đầu tôi đỡ nhớ nhà. Tôi cứ trông đến ngày được nghỉ về quê gặp người thân, sang nhà Bà Tư phụ làm bánh và ăn bánh dừa cho đã thèm luôn. Dần dần, do việc học hành, rồi quen bạn mới ở khắp nơi, tôi ít nhớ nhà hơn. Mỗi lần về quê tôi đều sang nhà thăm Bà Tư, phụ Bà làm bánh và mua vài chùm bánh dừa đem đi cho các bạn cùng phòng thưởng thức. Lần nào mua bánh của Bà Tư cũng được Bà khuyến mãi riêng tôi nửa chục. Bánh dừa nhà Bà Tư làm ngon lắm, để gần cả 03 – 04 ngày vẫn chưa hề hấn gì và gồm có các loại bánh: Bánh nhân chuối; nhân đậu xanh; bánh chuối trộn với đậu đỏ - đậu đen và dừa bâm nhuyễn; bánh dừa chay; bánh dừa trộn đậu đỏ - đậu đen .
Nhóm bạn cùng phòng với tôi là dân đủ vùng, miền, nó cũng khoái ăn bánh dừa như tôi. Cứ thế mỗi lần về quê là tôi rinh từ 03 – 05 chùm mang lên. Hôm nào nhớ nhà, nhớ đến bánh dừa là tôi kể, tôi khoe với bọn nó là tôi làm bánh dừa cừ lắm. Tôi đã kể cho bọn bạn nghe các nguyên liệu, cũng như cách làm ra thành phẩm chiếc bánh dừa ở quê tôi, mà tôi đã học được của Bà Tư. Tôi nói muốn làm bánh ngon, hấp dẫn, nếp làm bánh phải là nếp rặt, không pha lộn gạo, bánh mới dẻo. Nếp phải được vo sạch, nước không còn đục, vớt nếp ra thúng bằng tre để ráo, sau đó rưới nước từ từ nhiều lần lên nếp để hột nếp mềm. Rồi vắt dừa lấy nước cốt nhất, hòa vào ít đường cát và tí muối, rưới trộn đều vào với nếp. Trước khi làm bánh phải chuẩn bị quấn nòng, dây buộc…. Lá dùng quấn nòng làm bánh dừa là đọt non của cây lá dừa nước, quê tôi gọi cà bắp. Sau đó dùng dao rọc cọng lá và gân lá, lấy phần phiến lá quấn nòng gói bánh. Phần cọng lá dừa nước được chặt nhọn làm gim. Phần gân lá dùng làm dây buộc từng cái bánh. Gói bánh dừa phải là lá dừa nước non kết hợp với cái béo của dừa thì bánh mới thơm, ngon hấp dẫn. Hay quê tôi còn dùng lá dừa non để gói bánh dừa, lá dừa gói rất đẹp, nhưng hơi hiếm, vì để lấy lá non phải đốn cây dừa xuống mới có được.
Về phần thực hiện gói bánh dừa tôi kể các bạn nghe quy trình gồm: Trước hết phải quấn nòng, dùng phiến lá dừa nước non quấn thành hình khối trụ, rồi cho nếp vào nòng. Tùy theo loại bánh mà ta cho nhân vào; bánh dừa có thể gói nhân đậu xanh hoặc nhân chuối, hay có thể kết hợp với đậu đen, đậu đỏ nguyên hạt trộn vào nếp. Nếu là nhân đậu xanh thì nấu chín, tánh tơi nhuyễn ra, rồi vò viên. Nhân chuối thì tùy vào khẩu vị của mỗi người mà chọn chuối vừa chín tới hay chín mềm. Đối với bánh gói có nhân, khi gói bánh cho một phần nếp vào nòng bánh trước, rồi mới cho nhân vào nằm ở giữa, rồi tiếp tục cho phần nếp còn lại vào vừa đầy nòng; đối với bánh không nhân thì đơn giản, chỉ cần cho nếp vào vừa đầy nòng là được. Bánh có nhân hay không nhân sau khi cho nếp vào nòng thì khép kín nòng lại cố định bằng gim, sau đó cột bánh bằng dây gân lá dọc theo nòng bánh. Như vậy là hoàn thành phần gói bánh. Gói bánh xong cột bánh lại từng chùm một, mỗi chùm một chục (12 cái), rồi đem bánh bỏ tất cả bánh vào nồi hấp lớn hay ở quê tôi còn gọi là cái trả, nước hấp bánh phải bỏ tí xíu phèn chua thì màu lá của bánh mới tươi và đẹp. Bánh bỏ vào hấp phải từ 05 - 06 giờ đồng hồ, bánh mới chín.
Bánh dừa gói đều và đẹp đòi hỏi người quấn nòng phải khéo tay, có thâm niên. Tôi nói với bạn để thưởng thức được chiếc bánh dừa ngon là cả một kỳ công; gói bánh dừa quay quần bên nhau, rồi pha trò cười vui vẻ với nhau sẽ có được nhiều kỉ niệm đẹp. Rất thú vị và không gì ngon bằng được ăn bánh do chính tay mình làm.
Trên đất Sài Gòn, tôi cũng thấy nhiều nơi bán bánh giờ để thương hiệu “Bánh dừa Giồng Luông – Bến Tre” hay “Bánh dừa Bến Tre”, tôi cũng không biết là bánh dừa đó có thật sự chính hiệu chưa, đoạn đường bán nhiều nhất là trên Đại lộ Nguyễn Văn Linh. Mỗi lần nhìn thấy người ta bày bán bánh dừa là tôi thấy nhớ quê hương da diết, nhớ về tuổi thơ của mình. Có người hỏi tôi, bánh dừa Giồng Luông có khi nào? Và ai là người đã làm ra nó? Quả thật mà nói người dân quê tôi cũng không ai nhớ rõ nguồn gốc bánh dừa có từ đâu? Chỉ biết người dân quê tôi đã tận tâm thổi hồn vào chiếc bánh dừa từ khâu chuẩn bị đến nguyên liệu làm bánh và đến khi ra thành phẩm chiếc bánh dừa. Vì thế, mà chiếc bánh dừa Giồng Luông nó ngon và nổi tiếng, được nhiều người biết đến là vậy.
Bánh dừa Giồng Luông đã trở thành đặc sản của xứ dừa Bến Tre, nó góp phần làm phong phú thêm giá trị văn hóa và sắc màu ẩm thực Việt Nam nói chung, Bến Tre xứ dừa nói riêng. Bánh dừa không chỉ người dân Bến Tre mới gói bánh ngon, mà ai cũng có thể làm được. Nhưng để nó được ngon, được nổi tiếng thì phải thật sự là người khéo tay, ham học hỏi, tận tâm với nghề và có những bí quyết riêng. Nếu có dịp ghé thăm quê hương xứ dừa hãy đến đó thử một lần nhé! Vừa thử tài khéo tay vừa tìm về kí ức của “Bé bánh dừa”, sẵn dịp khám phá tìm hiểu “Di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ Huỳnh Phủ (Hương Liêm) và khu mộ, cũng như ghé thăm bia lưu niệm của Tiểu đoàn 307 “đánh đâu được đấy - oai hùng biết mấy” của bộ đội ta trong thời kỳ chống thực dân Pháp.!.
Tôi có nhiều kỷ niệm về dừa quê tôi, nhớ nhiều nhất là các món ăn có chất liệu, nguyên liệu, hương liệu, hương vị của dừa. Nhưng có lẽ cái tôi nhớ nhất, ghiền nhất và nhớ thật nhiều nhất và nó luôn đọng mãi trong tôi cho đến bây giờ, đó là chiếc “bánh dừa” ở quê Nội - xứ Giồng Luông thuộc xã Đại Điền – huyện Thạnh Phú – tỉnh Bến Tre.
Cứ mỗi lần nghe tiếng ê a đánh vần của những đứa trẻ, làm gợi nhớ đến tuổi học trò của tôi ở một làng quê của xứ Bến Tre. Cái tuổi mà chưa biết lo, chưa biết nghĩ, cái tuổi mà chạy reo vang, mùng húm mỗi khi được mẹ cho quà, nhất là món quà mình thích nhất. Với tôi, chỉ cần mỗi khi đi chợ về Mẹ cho ăn 01 cái bánh dừa là tôi mê tít lắm rồi. Không hiểu sao tôi mê cái bánh dừa của vùng quê tôi đến thế, mỗi khi nhận được cái bánh dừa là tôi nhanh tay gỡ thật nhanh vòng lá quấn bên ngoài bánh, cắn nhanh một miếng cho đã thèm. Cái vị ngọt của bánh, dẻo dẻo của nếp, thơm ngào ngạt của nhân chuối chín bên trong, với những hạt đậu đen cưng cứng, bùi bùi, với vị nước cốt dừa béo béo, thơm thơm, tất cả hòa hợp vào nhau mà khi không dùng đến nó tôi vẫn tưởng tượng ra được cái hương vị béo, ngon, thơm của nó đọng lại mãi trong tôi. Vì thích ăn bánh dừa và hình như ngày nào tôi cũng ăn ít nhất một cái, nên cả nhà ai cũng gọi tôi là “Bé bánh dừa”, gọi tôi như vậy tôi không chịu đâu. Lúc đầu tôi khóc dữ lắm, Anh tôi cứ trêu đừng ăn bánh dừa nữa thì Anh không gọi là “Bé bánh dừa”. Nhưng dễ gì tôi chịu bỏ ăn bánh dừa, nghe gọi riết rồi cũng quen và cho đến khi tôi khăn gói rời quê nhà vào môi trường của sinh viên thì tên “Bé bánh dừa” mới ít được gọi đến.
Cái hình ảnh cái “bánh dừa” quê tôi ăn tới đâu tháo những vòng lá dài buông xuống, rồi nó xoắn lại như cái lò xo, trông ngộ nghỉnh, mà đến giờ tôi vẫn chưa thấy có cái bánh nào khác làm với loại lá như vậy. Tôi nhớ rất rõ, mình cũng háo ăn, có những lúc ăn vội để vào lớp học, mới cắn một cái, sơ ý để phần còn lại tuột xuống đất, tôi cứ đứng nhìn nó rồi tiếc mãi. Hay có hôm ăn hấp tấp vội vàng, trên mép còn dính một hạt nếp, bị chúng bạn chê cười, tôi xấu hổ biết bao, những hình ảnh ấy sẽ không bao giờ quay lại trong tôi nữa, vậy mà tôi vẫn luôn nhớ và ghiền nó vô cùng.
Cũng chỉ vì tôi thích ăn bánh dừa, mà hàng ngày Má tôi phải dành vài giờ đồng hồ sang nhà Bà Tư hàng xóm phụ làm bánh, rồi được Bà Tư cho vài cái bánh để tôi ăn. Năm học cấp II, đi học về làm bài xong là tôi vọt sang nhà Bà Tư coi làm bánh. Xứ tôi có nhiều nhà làm bánh dừa, người ta bắt đầu làm từ chiều đến tối, rồi thức nấu bánh đến khuya hay gần sáng mới xong. Khi đem bánh dừa ra chợ bán, bánh vẫn còn hơi nóng. Riêng nhà Bà Tư là làm bánh vào ban ngày, đến khoảng 08 - 09 giờ đêm là hoàn thành việc nấu bánh, cũng nhờ vậy mà tôi mới có thể sang nhà Bà Tư phụ làm bánh được. Ban đầu tôi phụ sắp những cọng lá dừa nước non ôm vào nhà, rồi phụ trỉa lá, dần dần tôi phụ quấn nòng, cột bánh…., rồi phụ đổ nếp vào nòng, đến buộc dây, cột chùm bánh lại thành một chục (12 cái)…. Những ngày đầu mới phụ, khi bánh chín Bà Tư mang sang cho nhà tôi nửa chục (06 cái). Tôi phụ khoảng 02 – 03 tháng gì đó, có hôm Bà Tư cho bánh lại cho tôi cả tiền, tôi từ chối không nhận tiền và nói Bà cho bánh dừa con ăn là được rồi. Nhưng Bà bảo tôi lấy đi để mua tập vở học, con mà không lấy Bà giận không cho qua nhà làm nữa đâu. Sợ Bà Tư giận thiệt nên tôi đành nhận số tiền ấy. Tuy số tiền không lớn, nhưng trong lòng tôi mừng vô cùng, nhưng mừng nhất là được nhận chiếc bánh dừa mà mình thích ăn nhất. Ăn riết rồi cũng ngán, nhưng ngưng ăn chừng hai hôm là tôi lại thèm nó. Sau này Bà Tư cũng cho bánh nhà tôi cũng ít dần, bù lại số tiền bà trả công cho tôi cao hơn, tôi để dành mua bút, tập và những dụng cụ cần thiết cho việc học của tôi.
Phụ Bà Tư được hơn nữa năm, tôi gần như trở thành thợ quấn nòng làm bánh, cột bánh chuyên nghiệp, lúc đó bánh dừa nhà Bà Tư bán đắc lắm, làm số lượng ngày càng nhiều, bán sang nhiều chợ ở quê, ra đến chợ huyện, lên đến chợ tỉnh…. Đến năm học cấp III, bài vở học nhiều hơn, nhưng hàng ngày tôi vẫn sang nhà Bà Tư phụ làm bánh. Năm học cuối cấp, mỗi tuần tôi chỉ sang nhà Bà Tư phụ đôi ba lần, hôm nào không sang được trong lòng tôi thấy buồn buồn sao ấy.
Thời gian tôi phụ làm bánh ở nhà Bà Tư, thấy tôi siêng năng, ý tứ trong từng việc làm, ham học hỏi, vì vậy mà ngày tôi khăn gói lên đất sài thành làm sĩ tử, tôi nhớ rất rõ, khuya tôi đi Bà Tư mang sang nhà dúi vào tay tôi một ít tiền và cho tôi hai chùm bánh dừa để dành ăn trong những ngày tôi tạm xa nhà. Ngoài người thân động viên tôi cố gắng học hành thi cử, thì Bà Tư là người đã động viên tôi về tinh thần và hỗ trợ tôi một ít vật chất, để tôi thành đạt trong việc học hành. Thấy tôi chăm học, lại siêng năng, Bà Tư thường hay động viên tôi: "Con ráng học đi, ở xứ mình còn nhiều khó khăn lắm, cũng vì do học ít và học không đến nơi đến chốn, không làm được gì đâu, con ráng học để kiếm cho mình cái nghề khác, đừng như Bà đây làm nghề này thức khuya dậy sớm cực lắm con ạ!". Lúc đó, tôi cười rồi nói: "Bà Tư ơi! Con thấy nhà Bà làm bánh ngon quá, bán được nhiều tiền, nếu cực thế này con cũng chịu". Nói là nói vậy, chứ gia đình tôi ai cũng động viên tôi phải học, rồi kiếm cho mình cái nghề để nuôi bản thân mình và còn có thể giúp cho gia đình, cũng vì học ít mà trong tính toán làm ăn gia đình tôi đã gặp không ít khó khăn. Vả lại, tôi rất mê học, ước mơ của tôi được khoác chiếc áo blu trắng hay được làm nghề gõ đầu trẻ. Vì vậy, dù thích ăn bánh dừa, thích nghề của Bà Tư đang làm, hàng ngày sang phụ nhà Bà, nhưng tôi chưa bao giờ lơi là trong việc học.
Rồi đến lúc phải rời xa quê nhà thật sự, tôi có kết quả đậu vào một Trường Đại học, tuy không phải là vào ngành nghề mình từng mơ ước, nhưng đậu vào Đại học thời đó ở xứ tôi không dễ gì kiếm được. Với tôi, gia đình tôi như vậy thì quá vinh dự rồi.
Bắt đầu hòa nhập vào môi trường mới ở đất sài thành, môi trường của những cô, cậu sinh viên tứ xứ hội tụ về. Ngày tôi chuẩn bị chính thức rời quê lên đường đi học, tôi "Bé bánh dừa" sang nhà từ giã Bà Tư, Bà vui mừng như người thân của tôi vậy. Ngày tôi đi Bà Tư sang nhà đưa 05 chùm bánh dừa để tôi xách đi, Bà nói con ráng mang bánh theo ăn và cho các bạn cùng ăn, rồi con giới thiệu bánh dừa của Bà Tư luôn. Tôi biết vừa xách hành lý, những đồ dùng cần thiết ban đầu cho “Bé bánh dừa”nhà quê như tôi lên thành phố với cả 05 chùm bánh dừa nữa thì không dễ dàng. Vì thương tấm lòng tốt của Bà Tư, vì thích ăn bánh dừa, được người thân hỗ trợ đưa đi, nên những gì chuẩn bị tôi đều cố mang đi tất cả.
Nhờ những chiếc bánh dừa của Bà Tư mà lúc đầu tôi đỡ nhớ nhà. Tôi cứ trông đến ngày được nghỉ về quê gặp người thân, sang nhà Bà Tư phụ làm bánh và ăn bánh dừa cho đã thèm luôn. Dần dần, do việc học hành, rồi quen bạn mới ở khắp nơi, tôi ít nhớ nhà hơn. Mỗi lần về quê tôi đều sang nhà thăm Bà Tư, phụ Bà làm bánh và mua vài chùm bánh dừa đem đi cho các bạn cùng phòng thưởng thức. Lần nào mua bánh của Bà Tư cũng được Bà khuyến mãi riêng tôi nửa chục. Bánh dừa nhà Bà Tư làm ngon lắm, để gần cả 03 – 04 ngày vẫn chưa hề hấn gì và gồm có các loại bánh: Bánh nhân chuối; nhân đậu xanh; bánh chuối trộn với đậu đỏ - đậu đen và dừa bâm nhuyễn; bánh dừa chay; bánh dừa trộn đậu đỏ - đậu đen .
Nhóm bạn cùng phòng với tôi là dân đủ vùng, miền, nó cũng khoái ăn bánh dừa như tôi. Cứ thế mỗi lần về quê là tôi rinh từ 03 – 05 chùm mang lên. Hôm nào nhớ nhà, nhớ đến bánh dừa là tôi kể, tôi khoe với bọn nó là tôi làm bánh dừa cừ lắm. Tôi đã kể cho bọn bạn nghe các nguyên liệu, cũng như cách làm ra thành phẩm chiếc bánh dừa ở quê tôi, mà tôi đã học được của Bà Tư. Tôi nói muốn làm bánh ngon, hấp dẫn, nếp làm bánh phải là nếp rặt, không pha lộn gạo, bánh mới dẻo. Nếp phải được vo sạch, nước không còn đục, vớt nếp ra thúng bằng tre để ráo, sau đó rưới nước từ từ nhiều lần lên nếp để hột nếp mềm. Rồi vắt dừa lấy nước cốt nhất, hòa vào ít đường cát và tí muối, rưới trộn đều vào với nếp. Trước khi làm bánh phải chuẩn bị quấn nòng, dây buộc…. Lá dùng quấn nòng làm bánh dừa là đọt non của cây lá dừa nước, quê tôi gọi cà bắp. Sau đó dùng dao rọc cọng lá và gân lá, lấy phần phiến lá quấn nòng gói bánh. Phần cọng lá dừa nước được chặt nhọn làm gim. Phần gân lá dùng làm dây buộc từng cái bánh. Gói bánh dừa phải là lá dừa nước non kết hợp với cái béo của dừa thì bánh mới thơm, ngon hấp dẫn. Hay quê tôi còn dùng lá dừa non để gói bánh dừa, lá dừa gói rất đẹp, nhưng hơi hiếm, vì để lấy lá non phải đốn cây dừa xuống mới có được.
Dừa nước Bến Tre (lá non dùng gói bánh dừa)
Về phần thực hiện gói bánh dừa tôi kể các bạn nghe quy trình gồm: Trước hết phải quấn nòng, dùng phiến lá dừa nước non quấn thành hình khối trụ, rồi cho nếp vào nòng. Tùy theo loại bánh mà ta cho nhân vào; bánh dừa có thể gói nhân đậu xanh hoặc nhân chuối, hay có thể kết hợp với đậu đen, đậu đỏ nguyên hạt trộn vào nếp. Nếu là nhân đậu xanh thì nấu chín, tánh tơi nhuyễn ra, rồi vò viên. Nhân chuối thì tùy vào khẩu vị của mỗi người mà chọn chuối vừa chín tới hay chín mềm. Đối với bánh gói có nhân, khi gói bánh cho một phần nếp vào nòng bánh trước, rồi mới cho nhân vào nằm ở giữa, rồi tiếp tục cho phần nếp còn lại vào vừa đầy nòng; đối với bánh không nhân thì đơn giản, chỉ cần cho nếp vào vừa đầy nòng là được. Bánh có nhân hay không nhân sau khi cho nếp vào nòng thì khép kín nòng lại cố định bằng gim, sau đó cột bánh bằng dây gân lá dọc theo nòng bánh. Như vậy là hoàn thành phần gói bánh. Gói bánh xong cột bánh lại từng chùm một, mỗi chùm một chục (12 cái), rồi đem bánh bỏ tất cả bánh vào nồi hấp lớn hay ở quê tôi còn gọi là cái trả, nước hấp bánh phải bỏ tí xíu phèn chua thì màu lá của bánh mới tươi và đẹp. Bánh bỏ vào hấp phải từ 05 - 06 giờ đồng hồ, bánh mới chín.
Bánh dừa gói đều và đẹp đòi hỏi người quấn nòng phải khéo tay, có thâm niên. Tôi nói với bạn để thưởng thức được chiếc bánh dừa ngon là cả một kỳ công; gói bánh dừa quay quần bên nhau, rồi pha trò cười vui vẻ với nhau sẽ có được nhiều kỉ niệm đẹp. Rất thú vị và không gì ngon bằng được ăn bánh do chính tay mình làm.
Nguyên liệu làm bánh với nhân chuối và nhân đậu xanh
Trên đất Sài Gòn, tôi cũng thấy nhiều nơi bán bánh giờ để thương hiệu “Bánh dừa Giồng Luông – Bến Tre” hay “Bánh dừa Bến Tre”, tôi cũng không biết là bánh dừa đó có thật sự chính hiệu chưa, đoạn đường bán nhiều nhất là trên Đại lộ Nguyễn Văn Linh. Mỗi lần nhìn thấy người ta bày bán bánh dừa là tôi thấy nhớ quê hương da diết, nhớ về tuổi thơ của mình. Có người hỏi tôi, bánh dừa Giồng Luông có khi nào? Và ai là người đã làm ra nó? Quả thật mà nói người dân quê tôi cũng không ai nhớ rõ nguồn gốc bánh dừa có từ đâu? Chỉ biết người dân quê tôi đã tận tâm thổi hồn vào chiếc bánh dừa từ khâu chuẩn bị đến nguyên liệu làm bánh và đến khi ra thành phẩm chiếc bánh dừa. Vì thế, mà chiếc bánh dừa Giồng Luông nó ngon và nổi tiếng, được nhiều người biết đến là vậy.
Bánh dừa Giồng Luông đã trở thành đặc sản của xứ dừa Bến Tre, nó góp phần làm phong phú thêm giá trị văn hóa và sắc màu ẩm thực Việt Nam nói chung, Bến Tre xứ dừa nói riêng. Bánh dừa không chỉ người dân Bến Tre mới gói bánh ngon, mà ai cũng có thể làm được. Nhưng để nó được ngon, được nổi tiếng thì phải thật sự là người khéo tay, ham học hỏi, tận tâm với nghề và có những bí quyết riêng. Nếu có dịp ghé thăm quê hương xứ dừa hãy đến đó thử một lần nhé! Vừa thử tài khéo tay vừa tìm về kí ức của “Bé bánh dừa”, sẵn dịp khám phá tìm hiểu “Di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ Huỳnh Phủ (Hương Liêm) và khu mộ, cũng như ghé thăm bia lưu niệm của Tiểu đoàn 307 “đánh đâu được đấy - oai hùng biết mấy” của bộ đội ta trong thời kỳ chống thực dân Pháp.!.
Hoàng Đạt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét