Đây là cây khế được Cô Ba Định, tức nữ tướng Nguyễn Thị Định đã trồng trong thời gian bị tù đài tại núi Bà Rá năm 1940 thuộc Thị xã Phước Long tỉnh Bình Phước. Hiện nay được công nhận là di tích cấp tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước quyết định công nhận và xếp hạng “Vườn cây lưu niệm bà Nguyễn Thị Định” theo Quyết định số 3143/QĐ-UBND, ngày 12/12/2014; tọa lạc tại phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước cách tỉnh lộ ĐT741 2,5km.
Trong những tháng ngày ở nhà tù Bà Rá, giặc pháp bắt Bà Ba Định tham gia lao động ở trại canh nông nằm trên một dải đồi cạnh núi Bà Rá; sau những giờ lao động trở về dải đồi bên để ăn và nghỉ trưa; những lúc nghỉ ngơi của tù nhân thì Bà đã tranh thủ trồng cây và chăm sóc cây như: Khế, vú sữa, ổi, mận,…. Qua thời gian dài do không được bảo quản chăm sóc nên một số cây của Bà trồng đã bị chết và một số bị bứng đi nơi khác để trồng; hiện chỉ còn lại hai cây khế và hai cây vú sữa.
Ông Trần Ngọc Tam - Phó Bí Thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre (phía phải) cùng ông Nuyễn Hoàng Thái - TUV- Bí thư Thị xã Phước Long tỉnh Bình Phước tham gia trồng cây lưu niệm |
Để gắn bó sự kết nối giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Bến Tre, nơi có khu di tích Nguyễn Thị Định và nơi có đền thờ cô Ba Định; đây cũng là nơi chôn nhao cắt rốn của Bà Ba. Với sự quyết tâm của Thị Ủy, HĐND, UBND, MTTQVN thị xã Phước Long sẽ đưa hiện vật của cô Ba Định về quê nhà bằng cách tách cây khế con từ rễ của cây khế mẹ mà cô đã trồng nay trên 70 năm tuổi, với một chu vi thân cây khế khoảng hai người vòng tay ôm mới hết.
Các anh đã chuẩn bị và tách cây con ra từ tháng 10/2015, đến nay cây đã ra rễ mạnh và được chuyển về Bến Tre để trồng tại khu lưu niệm Nguyễn Thị Định tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm vào ngày 14/6/2016. Đoàn của thị xã Phước Long có ông Nguyễn Hoàng Thái - TUV- Bí thư Thị Ủy; ông Phạp Ụy Luân - Phó chủ tịch; ông Lê Thanh Sơn - Trưởng Ban tuyên giáo; ông Trương Duy Điểu - nguyên chủ tịch Thị xã Phước Long cùng anh em trong đoàn đã đến Bến Tre và tham gia trồng cây lưu niệm.
Phía Bến Tre tiếp đoàn và cùng tham gia trồng cây lưu niệm tại đền thờ Nữ tướng Nguyễn Thị Định có ông Trần Ngọc Tam - Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre, và các đ/c lãnh đạo đại diện Ban tuyên Giáo tỉnh ủy, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân huyện Giồng Trôm, Ủy ban nhân dân xã Lương Hòa cùng đông đảo bà con và học sinh trong xã đến dự.
Nữ Tướng Nguyễn Thị Định, có bí danh là Bích Vân, Ba Tấn, Ba Nhất và Ba Hận, là một nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được nhân dân thường gọi với một tên danh thân thương là Cô Ba Định, là người con của quê hương Đồng Khởi Bến Tre, Cô Ba đã tham gia cách mạng năm Người 16 tuổi (1936), được sự dìu dắt của người anh ruột là Nguyễn Văn Chẩn đã tham gia phong trào Đông Dương Đại Hội như đi liên lạc, rải truyền đơn, vận động bà con chống sự áp bức ở địa phương,... Năm 1940, chồng Cô bị đối phương bắt đày đi Côn Đảo và hy sinh ở đó. Trong thời điểm nầy cũng là lúc Cô sinh người con đầu tiên mà phải đành gởi lại quê nhà cho người thân để tham gia phong trào Đông Dương, nửa năm sau Cô cũng bị giặc Pháp bắt giữ và biệt giam tại núi Bà Rá; tỉnh Sông Bé (nay nơi đây là thị xã Phước Long thuộc tỉnh Bình Phước). Ba năm tù cũng là ba năm họat động kiên cường, bất khuất của người chiến sĩ cộng sản Việt Nam, của người con của quê hương Bến Tre trong nhà tù Bà Rá.
Lãnh đạo tỉnh Bến Tre và tỉnh Bình Phước chụp hình lưu niệm trước bia kỹ niệm do Thị xã Phước Long tặng và đặt kế bên cây khế được trồng bên trái đền thờ Nguyễn Thị Định |
Di tích dấu tích lưu niệm bà Nguyễn Thị Định ở Phước Long có giá trị về lịch sử, di tích ghi dấu một giai đoạn trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Bà Nguyễn Thị Định tại Phước Long. Để xứng tầm với giá trị di tích, ông Trần Duy Phương, Phó giám đốc Sở VHTTDL cùng ông Nguyễn Văn Tài Trưởng Ban di tích Bến Tre cũng đã cung cấp nhiều thông tin về cuộc đời hoạt động cách mạng của Cô Ba theo yêu cầu của lãnh đạo Thị xã Phước Long và hứa sẽ phiên bản những hiện vật di tích của cô Ba để cung cấp cho di tích "Vườn cây Nguyễn Thị Định" tại Phước Long ngày càng phong phú hơn về hiện vật nhằm trưng bày giáo dục truyền thống cho mai sau./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét