Ngày 9 và 10/5/2017, đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến tỉnh Bến Tre để khảo sát tình hình thực hiện Thông tin liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hó, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài Nguyên Mội trường về việc Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Ông Từ Mạnh Lương - Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Trưởng đoàn); Ông Lê Duy Khánh - Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) cùng các thành viên trong đoàn đã làm việc tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre và đi khảo sát một số Điểm du lịch, Khách sạn, Nhà hàng, Khu du tích.
Ông Trương Quốc Phong - Giám đốc Sở VHTTDL Bến Tre tiếp và làm việc với đoàn công tác của Bộ VHTTDL về việc thực hiện Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT |
Bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết và cấp bách trong hoạt động phục vụ Du khách (khách du lịch, khách tham quan lễ hội, khách tham quan di tích) mà các cơ sở là khu vực, địa điểm của các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Trong đó Lễ hội bao gồm Lễ hội dân gian, Lễ hội lịch sử cách mạng, Lễ hội tôn giáo, Lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt nam, Lễ hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lễ hội (Festival) ngành nghề.
Đoàn đã khảo sát và nghe báo cáo tại một số điểm hoạt động phục vụ Du khách như: Khách sạn Việt Út (3 sao); Khách sạn Hàm Luông (3 sao), Forever Green Resort (3 sao); Khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định, Khu di tích Đồng Khởi (di tích cấp quốc gia đặc biệt), Điểm dừng chân du lịch Phú An Khang.
Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác của Bộ VHTTDL kiểm tra tại khu Forever Green Resort xã Phú Túc - Châu Thành - Bến Tre |
Du lịch tỉnh Bến Tre thời gian qua luôn được Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy du lịch phát triển như: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch 2011 đến năm 2015 tầm nhìn 2020, Đề án phát triển Thương mại, Dịch vụ và Du lịch giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn đến 2025, Chương trình phát triển hạ tầng và sản phẩm du lịch đặc thù 2015 đến năm 2020; Đề án phát triển du lịch Thạnh Phong - Thạnh Hải. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng có quyết định thành lập Ban quản lý di tích cấp tỉnh trực thuộc Sở VHTTDL để quản lý 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt và 16 di tích cấp quốc gia, 35 di tích cấp tỉnh và 1 khu lưu niệm Nữ Tướng Nguyễn Thị Định chưa xếp hạng di tích.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 28 doanh nghiệp lữ hành, 71 điểm du lịch, 89 cơ sở lưu trú du lịch với 1.725 phòng và 83 cơ sở ăn uống phục vụ du khách; trong đó có 3 khách sạn 3 sao, một khách sạn 4 sao và 4 khách sạn 1 sao. Tất cả đa số đều thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích đã góp phần thu hút du khách đến với Bến tre trong thời gian qua. Hàng năm lượng khách và doanh thu từ du lịch đều tăng; cụ thể năm 2016 vừa qua doanh thu từ du lịch đạt 860 tỉ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ; tổng lượng khách du lịch năm 2016 là 1.153.075 lượt, tăng 15% so với cùng kỳ.
Sau khi triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ VHTTDL tại công văn 1692/BVHTTDL-BTNMT ngày 28/5/2014 về việc thực hiện Thông tư liên tịch số 19 nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch số 3035/KH-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2014 về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích đã triển khai để thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh. Để kiểm tra việc thực hiện năm qua, chương trình xây dựng nhà vệ sinh phục vụ khách du lịch theo quy định của Tổng Cục Du lịch, kết quả các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch đã nâng cấp, chỉnh trang nhà vệ sinh đạt chuẩn chiếm 87,7% . Thanh tra Sở cũng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở tại các điểm du lịch, cơ sở lưu trú, các tổ chức lễ hội về bảo vệ mội trường, xử lý rác thải, nước thải, tiếc kiện điện, ...
Nhìn chung các cơ sở lưu trú, ăn uống phục vụ du khách phần lớn có rà soát đánh giá lại tác động môi trường nơi hoạt động kinh doanh, các cơ sở kinh doanh có quy mô khá đều có đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào hoạt động. Các doanh nghiệp lữ hành và điểm dừng chân phục vụ du khách đều tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường tại khu vực kinh doanh cũng như các tuyến điểm tham quan cho du khách; có bố trí nơi thu gom rác thải sinh hoạt, hệ thống xử lý theo quy chuẩn, giữ gìn cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Các cá nhân tham gia vận chuyển khách du lịch có chấp hành tốt các điều kiện như giảm tiếng ồn và khí thải, có trang bị dụng cụ thu gom rác thải, có thiết bị cứu sinh bảo đảm an toàn cho du khách. Hằng năm Sở VHTTDL có tổ chức lớp tập huấn kiến thức du lịch ngắn hạng cho các đối tượng tham gia quản lý và tham gia trực tiếp phục vụ khách du lịch; trong đó có lồng ghép về bảo vệ mội trường trong du lịch. Các khu di tích cũng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia bảo vệ mội trường, bảo vệ di tích, đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ,... có đánh giá định kỳ, lắng nghe phản ánh từ du khách để cải thiện, nâng chất lượng phục vụ.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một ít điểm du lịch chưa đánh giá tác động môi trường; việc nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường chưa đầu đủ; chưa niêm yết quy định về bảo vệ môi trường theo hướng dẫn tại đơn vị kinh doanh, chưa đặt các thiết bị phân nguồn rác thải thu gom tiện lợi và mỹ quan; Khách du lịch và người dân địa phương vẫn còn một số ít chưa ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường, còn những hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường,...
Qua kiểm tra của đoàn khảo sát đã đánh giá góp ý tại Bến Tre; đây là việc giúp các cơ sở du lịch , điểm du lịch, Nhà hàng, khách sạn, các khu di tích trên địa bàn Bến tre, những nhà quản lý du lịch, nhà làm du lịch và cộng đồng dân cư có cái nhìn tổng quát và chi tiết hơn vể bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích nhằm từng bước nâng cao hiệu quả trong hoạt động phát triển du lịch của tỉnh nhà, góp phần đưa kinh tế du lịch thành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét