Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Bức phá để phát triển du lịch sinh thái vùng ngập mặn huyện Thạnh Phú

Cụm phía Đông duyên hải đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 5 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long và Trà Vinh thì tỉnh Trà vinh và tỉnh Bến Tre phát triển du lịch biển mạnh. Tỉnh Bến Tre từ khi làm lễ đặt viên đá đầu tiên ở di tích “Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc Nam tại Bến Tre” và tiếp theo đó lễ khởi công công trình “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường HCM trên biển” tại Cồn Bững xã Thạnh Hải thì du khách về đột biến, buộc các cấp quản lý nhà nước từ xã, huyện đến tỉnh phải tăng cường biện pháp ứng phó để duy trì và phát triển đến nay.
Du khách tham gia mua nông sản của người dân xã Thạnh Phong vừa mới thu hoạch
Bến Tre có những điểm tương đồng của văn hóa vùng ĐBSCL, là vùng trũng, được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông ngòi chằng chịt; tuy nhiên với vườn dừa bạt ngàn gần 70.000ha và trên 33.000ha vườn cây ăn trái đã phủ kín một màu xanh trãi khắp ba dải cù lao tạo nên một nét đặc trưng riêng của quê hương Xứ Dừa đem lại thương hiệu “du lịch sinh thái sông nước miệt vườn Xứ Dừa” mà không thể trùng lắp nơi đâu. Đặc biệt hơn là du lịch sinh thái vùng ngập mặn (Du lịch biển) của Thạnh Phú tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc của cụm liên kết phía Đông duyên hải ĐBSCL.

Như ta đã biết vào những năm 2008, tỉnh Trà Vinh phát triển du lịch biển tại Ba Động trước Bến Tre và cũng đã có tiếng vang, thu hút khách rất đông ở những năm đầu, tuy nhiên sự duy trì và phát triển bền vững là điều mà các nhà quản lý và nhà làm du lịch suy nghĩ về những bài học kinh nghiệm, nhất là cùng loại hình du lịch biển, cùng cụm liên kết, không có sự khác biệt để cạnh tranh, cho nên thu hút khách và phát triển bền vững là điều nan giải, mà những người làm du lịch cần quan tâm hàng đầu.

Nhìn lại trong những năm qua du lịch Bến Tre luôn phát triển với tốc độ nhanh, lượng khách du lịch tăng trên 13%; đến năm 2015 Bến Tre đã đón nhận trên 1 triệu lượt du khách, trong đó có trên 42 % là khách quốc tế. Riêng huyện Thạnh Phú thu hút khách nội địa trong tỉnh và các tỉnh lân cận là chính; đã góp phần trong chỉ tiêu chung của tỉnh về phát triển du lịch. Với mức xuất phát điểm du lịch Bến Tre thấp, nhưng đà phát triển hiện nay Bến Tre đã và đang được các nhà đầu tư đến xây dựng các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú với qui mô khá và hiện đại. Riêng huyện Thạnh Phú có Khu du lịch địa phương: Di tích Đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre theo Quyết định phê duyệt số 1924/QĐ-UBND ngày 26/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh; vấn đề đặt ra giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo cho những nhà quản lý, nhà làm du lịch, nhà đầu tư và cộng đồng dân cư bắt tay nhau thật nhịp nhàng để du lịch Thạnh Phú phát triển bền vững.
Hình ảnh du khách tham gia chày cá và đặt bẫy cua cùng ngư dân xã Thạnh Phong
Tỉnh cũng có kế hoạch đầu tư hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh trong năm 2016, trong đó có 02 cây cầu trong khu du lịch địa phương Thạnh Phong và Thạnh Hải và một số hạ tầng khác như hạ tầng giao thông, điện, nước,... , đặc biệt là trong hướng tới, dự án điện gió thực hiện tại khu vực bãi biển nầy thì đó là điều kiện tốt về mặt phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà cũng như của quốc gia. Tuy nhiên trước mắt, đó cũng sẽ là sản phẩm du lịch để khách tham quan góp phần cho khu du lịch địa phương phát triển. 

Nói đến đây phải nói đến việc xây dựng và phát triển mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng nhằm phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển Thạnh Phú thông qua mô hình sinh kế bền vững Đồng Quản Lý tại Thạnh Phong. Đây là dự án làm tiền đề cho Xã Thạnh Phong phát triển du lịch, được xây dựng từ kinh phí MFF tài trợ do Trung tâm Chuyển giao Công nghệ - Dịch vụ và Phát triển cộng đồng Nông Ngư Nghiệp - Việt Nam làm chủ đầu tư thực hiện sau gần 2 năm và đã kết chuyển vào ngày 28/5/2015 tại xã Thạnh Phong.

Mô hình xây dựng du lịch cộng đồng đã đem đến Thạnh Phong một cơ hội phát triển du lịch trên địa bàn xã, và cũng là điều kiện phát triển du lịch sinh thái trong quần thể qui hoạch du lịch mà được UBND tỉnh quyết định thành lập Khu Du lịch địa phương Thạnh Phong - Thạnh Hải. 

Để du lịch Thạnh Phú phát triển bền vững, góp phần cho kinh tế du lịch Thạnh Phú nói riêng, Bến Tre nói chung sẽ trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh từ nay đến năm 2020 và hướng đến năm 2025 thì huyện Thạnh Phú cần có những giải pháp bức phá:

- Ưu tiên và có cơ chế mở cho các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư đến đầu tư và khai thác du lịch sinh thái biển, khai thác tiềm năng du lịch vùng ngập mặn; đặc biệt là tạo điều kiện thông thoáng trong lĩnh vực du khách hoặc nhà đầu tư có yếu tố nước ngoài đến khu du lịch.

- Khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư có qui mô lớn để lôi kéo, thúc đẩy các nhà đầu tư du lịch nhỏ của địa phương phát triển và cùng chia sẻ lợi ích chung. 

- Xây dựng văn hóa giao tiếp trong nhân dân và xây dựng con người làm du lịch theo hướng chuyên nghiệp, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách. Trong cộng đồng dân cư, mỗi người dân phải là một hướng dẫn viên, cởi mở, thân thiện với du khách.

- Vận động những nhà làm du lịch địa phương gắn kết với lữ hành tạo sản phẩm du lịch, các dịch vụ vui chơi, khám phá, trải nghiệm vùng ngập mặn mà Hợp tác xã Du lịch Thạnh Phong một trong những sản phẩm của dự án làm đầu mối; xây dựng điểm dừng chân, mô hình du lịch homstay vùng biển để du khách tham gia sinh hoạt cùng nông, ngư dân nơi đây nhằm giữ chân khách lâu hơn. Đồng thời Hợp tác xã du lịch Thạnh Phong cần nghiên cứu tour tham quan gắn liền trong quần thể khu du lịch Thạnh Phong - Thạnh Hải để khách tham quan nhiều sản phẩm phong phú của khu du lịch địa phương. Chính quyền địa phương cùng BQL du lịch cộng đồng tại địa phương nên xúc tiến liên hệ với các công ty du lịch địa phương, các đối tượng mà không chỉ cung cấp khách du lịch mà còn cung cấp nguồn đầu tư, các kỹ năng ngoại ngữ và kiến thức du lịch. Họ có thể thiết lập mối liên kết giữa cộng đồng với thị trường nội địa và thị trường du lịch quốc tế. 
Những sản phẩm phục vụ du khách được người dân của HTX du lịch cộng đồng Thạnh Phong sản xuất
- Có chính sách (vay vốn) hổ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch, làng nghề truyền thống như nghề làm nón, làm lu, bánh dừa Giồng Luông,... đầu tư nâng cấp tạo nhiều sản phẩm hỗ trợ, kết hợp nhà cổ Huỳnh Phủ (Hương Liêm) thành quần thể chung toàn địa bàn huyện nhằm có một tour du lịch phong phú liên tuyến từ TP.Bến Tre - Mỏ Cày Nam về Thạnh Phú để lọt vào mắt của những lữ hành trong và ngoài tỉnh nhằm thu hút du khách về Thạnh Phú ngày đông hơn.

- Giám sát và đánh giá là một bước không thể thiếu khi chương trình Du lịch cộng đồng đã đi vào hoạt động. Nó giúp xác định những vấn đề tồn tại, các tác động và lợi ích cũng như đảm bảo tính bền vững của hoạt động. Từ đó, ta lên kế hoạch và nỗ lực tìm giải pháp để giải quyết những điểm yếu, điều chỉnh hệ thống và cải thiện chương trình. Giám sát và đánh giá về tác động môi trường, kinh tế, văn hóa và tác động xã hội là một quá trình phối hợp hành động của các thành phần liên quan, nó đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập các dữ liệu giám sát, hỗ trợ phân tích để đưa ra kết quả của đánh giá cuối cùng để sản phẩm du lịch đảm bảo tính hấp dẫn, tính chuyên nghiệp và luôn thu hút du khách ngày càng đến địa phương của chúng ta nhiều hơn./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét