Xứ ba dãy cù lao Bến Tre được bốn con sông lớn bao quanh, những con sông đã mang nặng phù sa bồi đắp, giúp cho cây trồng trên vùng đất Bến Tre luôn tốt tươi và cho trái quanh năm. Trong đó cây dừa là cây đã thích nghi, phát triển nhiều nhất thành như là “rừng dừa” trên vùng đất này. Cây dừa đã đến đây cư ngụ từ khi nào cũng chẳng ai nhớ rõ, chỉ biết cây dừa đã gắn bó thủy chung, sinh trưởng, phát triển của nó từ thuở dân ta đi khai hoang lập ấp. Chính vì vậy mà mọi người biết Bến Tre như là "quê dừa, xứ dừa, miệt dừa". Và cây dừa đã trở thành xứ sở của dừa Việt Nam, nó tạo nên bản sắc văn hóa riêng ở xứ này, trở thành biểu tượng của Bến Tre.
Kể về cây dừa trong chiến tranh, Nội và Bác Hai tôi tôi kể lại rất nhiều. Khi lớn lên tôi được biết thời kháng chiến Nhà Nội tôi nằm trong vùng giải phóng, còn gia đình nhỏ của Cha Mẹ tôi thì tạm lánh ra đô thị và Anh em tôi được sinh ra ở nơi ấy. Tôi nhớ sau giải phóng vài năm, gia đình tôi mới về sum họp với nhà của Nội, lúc đó tôi đã hơn 10 tuổi, tôi thấy đất vườn nhà Nội vẫn còn vết tích của những thân cây dừa làm hầm tránh bom đạn hay những hố đất mà Nội tôi nói đó là hầm chông. Mỗi tối trong căn nhà lá của Nội, dưới ánh đèn dầu Nội và Bác Hai tôi thường hay kể lại chuyện ngày xưa, trong đó có những chuyện nói về cây dừa của quê hương trong chiến tranh. Bác Hai tôi là người tham gia cách mạng, phải công nhận Bác tôi có chất giọng kể chuyện nghe rất bùi tai, Bác kể rất hùng hồn, tôi ngồi nghe chăm chú, say sưa và thuộc lòng luôn.
Nội nói, cũng vì sự cư ngụ thủy chung, dẻo dai, bền bỉ của nó trên quê hương mình, với hoàn cảnh thiên nhiên đặc biệt của xứ Bến Tre là "rừng dừa" cùng hệ sông rạch chằng chịt, mà mấy chú bộ đội đã sáng tạo ra những lối đánh giặc rất có hiệu quả. Bác Hai tôi nói, nếu như trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu có câu thơ "Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù" thì người dân vùng giải phóng Bến Tre có câu "Dừa che bộ đội, dừa vây quân thù". Các chú bộ đội giải phóng hành quân trong rừng dừa bạt ngạt ở xứ ba dãy cù lao này, đi đến đâu cũng được dừa cũng che chở, trên lưng mỗi chú bộ đội là một chót lá dừa làm ngụy trang.
Hay thân của dừa bắt cầu qua mương, rạch, giúp ích người dân vùng nông thôn Bến Tre đi lại dễ dàng; giúp bộ đội hành quân, chuyển thương, tải đạn rất thuận lợi. Cây cầu dừa còn là cạm bẫy đối với giặc, Nội kể khi nắm được thông tin địch sắp đi càn, mấy ông du kích dùng cưa cắt hở giữa cầu, rồi ngụy trang sao cho 1 - 2 tên địch đi ngang qua cầu gãy đôi, giặc rơi xuống hầm chông hoặc xuống mương, rạch. Thân dừa còn dùng làm công sự chiến đấu, làm nóc hầm tránh bom pháo và nhà nào trong vùng giải phóng cũng có.
Bác Hai tôi còn kể bất cứ cây dừa lão nào ở quê tôi vào thời đó trên ngọn dừa đều cũng có thể trở thành đài quan sát mà quân địch không thể ngờ tới. Mấy ông cách mạng Bến Tre thắng nhiều trận vang dội cũng nhờ leo tít lên ngọn dừa lão cao để quan sát nắm hướng địch càn quét. Từ đó mà bố trí trận địa chặn đánh địch, hay du kích địa phương Mỏ Cày còn sáng kiến lấy bốn thân cây dừa dựng lên thành cái khung hình tháp, cao ngang tầm với tháp canh đồn giặc. Rồi dùng lá dừa nước chằm lại thành nhiều cái bịch đựng đất, chất đầy xung quanh khung lên tới đỉnh và gọi đó là pháo đài. Trên chót pháo đài cũng có khoét một lỗ (gọi là lỗ châu mai), rồi các chú du kích thay phiên nhau trực theo dõi động tĩnh của giặc, để ngày đêm canh bắn tỉa chúng, khiến địch mất ăn, mất ngủ bỏ đồn mà chạy.
Nội nói mấy ông du kích, mấy ông làm biệt động của cách mạng tài tình lắm, mấy ổng chọn những vườn dừa rậm rạp, cao từ 10 - 15m trở lên, rồi dùng dây chuối làm nài, nếu nơi đó không có dây chuối thì mấy ổng dùng cái khăn rằn đang quấn cổ để làm nài trèo lên ngọn dừa, rồi dùng cái võng nằm màu xanh như lá cây căng qua hai tàu lá của hai cây dừa gần nhau, để vừa che nắng, vừa ngụy trang không lo máy bay địch phát hiện. Hay lúc ngủ trên ngọn dừa có người cẩn thận dùng khăn rằn làm dây an toàn, rồi quấn qua người với một bẹ dừa, cứ thế yên tâm ngồi ngủ. Có lúc mấy ông cách mạng ở hai, ba ngày trên ngọn dừa mà không cần tiếp tế lương thực, chỉ cần một con dao găm, họ dùng những trái dừa sẵn có trên ngọn mà ăn, uống, để chờ thời cơ mà đánh địch. Có những năm địch tung quân càn quét sâu vào vùng giải phóng giành dân, lấn đất, mấy ông cách mạng ta sáng kiến treo cờ Mặt trận giải phóng trên ngọn dừa, để phân giới tuyến vùng giải phóng, nhất là những vùng kế cận đồn bót địch đang đóng. Những lúc như thế địch cho máy bay trực thăng đi gỡ cờ, phá cờ của ta. Mấy ông du kích cách mạng cũng đâu vừa, nghĩ ra cách gắn lựu đạn hay mìn tự tạo dưới lá cờ, máy bay giặc đi gỡ cờ vướng mìn, rớt cả máy bay. Từ đó, chúng ngán mấy ông quân giải phóng của ta mà không dám lộng hành như trước nữa và chiến thuật "giành dân, lấn đất" của địch bị thất bại.
Tôi nhớ có lần Bác Hai kể: Vào năm 1972, cuối mùa mưa nước sông thường hay chảy xiết, du kích và nhân dân Giồng Trôm đã dùng 370 cây dừa lão kết bè, chờ nước ròng vừa chảy mạnh, cho cắt dây bè trôi nhanh theo dòng nước chảy, đâm thẳng vào trụ cầu và đánh sập toàn bộ cây cầu Bình Chánh xuống dòng sông để cắt đứt đường tiếp tế của quân địch. Và cầu Hòa Lộc của Mỏ Cày cũng bị quân giải phóng đánh sập bằng cách này. Với địa hình sông nước, rừng dừa, cũng như hiểu được quy luật tự nhiên lên xuống của thủy triều, cùng với sự thông minh, mưu trí của quân và dân Bến Tre đã sáng tạo ra nhiều cách đánh làm giặc kinh hồn khiếp vía. Bác Hai còn kể khi địch dùng tàu bọc sắt chở quân, tàu chiến luồn sâu vào các cửa sông để càn quét, bắn phá vùng giải phóng Bến Tre, du kích của ta đã dùng thân cây dừa vạt nhọn, rồi cắm sâu xuống vùng cửa sông, chỉ có ghe xuồng nhỏ của dân ta mới có thể len lõi qua được, còn tàu của giặc thì vô phương lọt qua.
Có nhiều lần Nội tôi tham gia vào các hoạt động của mấy ông cách mạng, Nội nói vui lắm hay lắm. Nội kể trong vùng giải phóng lúc đầu viết khẩu hiệu tuyên truyền chống giặc bằng giấy rồi dùng hồ dán lên thân cây dừa, nhưng rồi mỗi lần giặc càn quét hay nửa đêm bọn diệt gian phản động lén xé bỏ các khẩu hiệu của ta trên thân cây dừa rất dễ dàng, hay vào mùa mưa giấy bị trôi đi hết. Để khắc phục tình trạng trên, mấy ông cách mạng lại nghĩ ra bằng cách mới là bào nhẵn trên thân cây dừa một khoảng hình chữ nhật rồi dùng sơn vẽ khẩu hiệu lên, có nơi vẽ cả cờ Mặt trận xanh đỏ sao vàng, giặc đành bó tay vì không thể nào đốn bỏ hết được cả rừng dừa của ba dãy cù lao. Bác Hai tôi nói địch còn ngán sợ hơn nữa là xung quanh gốc dừa có vẽ khẩu hiệu sợ mấy ông cách mạng gài bẫy hầm chông hay gài mìn, gài lựu đạn....
Nói về tác dụng của cây dừa quê hương, cả Nội và Bác Hai đều nói: Trong những năm kháng chiến ở nông thôn làng quê Bến Tre người dân dùng cây tre, mù u và thân dừa để làm mõ. Thân dừa già cắt thành đoạn, mỗi đoạn khoảng 6 - 8 tấc, có đoạn dài cả thước, rồi đục miệng, móc ruột làm thành mõ, mõ dừa đánh rất kêu và kêu rất vang. Mỗi lần vào đợt vây đồn hay chuẩn bị một chiến dịch người dân Bến Tre đã dùng mõ dừa, mõ tre, mõ mù u, cả chiêng, trống hay các loại khác có phát ra âm thanh, tất cả cùng gõ lên để uy hiếp tinh thần của giặc. Còn nói về cây đuốc thì được làm bằng lá dừa khô. Ở vùng quê Bến Tre thời đó dùng đuốc quơ đi trong đêm tối, ánh sáng của đuốc sẽ tránh được chướng ngại vật…, và hình như gia đình nào cũng bó sẵn vài ba cây đuốc để trong nhà, khi cần thiết có sử dụng ngay, hay còn để giúp đỡ cho những ai lỡ đường ghé xin. Có thể nói đuốc lá dừa ngày ấy của người dân Bến Tre đã thể hiện văn hóa tình làng nghĩa xóm đã có từ bao đời nay. Cũng chính những tiếng mõ, cùng với ánh sáng của những ngọn đuốc lá dừa của người dân Bến Tre đã góp phần làm nên cuộc Đồng Khởi vang dội vào ngày 17/01/1960. Và đã để lại dấu ấn không thể nào quên trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta nói chung và người dân xứ dừa Bến Tre nói riêng.
Nghe Nội với Bác Hai còn kể trong kháng chiến do thuốc men thiếu thốn, mấy ông quân y cách mạng đã dùng nước dừa nạo để thay nước biển truyền dịch cho người của ta bị thương mất máu, mất nước kiệt sức. Nội nói mấy ổng chọn nước dừa dùng làm nước truyền dịch phải được chọn lọc rất kỹ, dừa trồng xa nhà, không gần chuồng trại chăn nuôi. Đặc biệt, khi trèo lên ngọn bẻ dừa phải dùng răng cắn từng trái đem xuống hoặc thòng dây thả từ từ xuống từng quả một, không được làm rơi hoặc làm đọng sốc nước trong trái dừa, nước dừa bị sốc sẽ lên cặn, nghẹt kim không truyền dịch được. Hay mấy ổng còn dùng nước dừa trộn vào thuốc kháng sinh để tiêm rất tốt. Hoặc là lấy mật ong ruồi làm tổ trong vườn dừa để sát trùng, rửa vết thương cũng tốt.
Và còn rất nhiều, rất nhiều chuyện kể về cây dừa quê tôi đã góp trong chiến đấu giành độc cho dân tộc, cho quê hương rất hay. Tôi người con của xứ dừa Bến Tre, góp nhặt một vài chuyện kể của những người thân, những người trong cuộc trực tiếp tham gia kháng chiến nói về kỳ tích của cây dừa Bến Tre. Còn trong xây dựng quê hương, cây dừa Bến Tre cũng đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội của quê hương. Cây dừa quê tôi đã thật sự gắn bó mật thiết và mang nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Hy vọng mọi người hãy cùng hiểu thêm về nó, cùng sẻ chia với những khó khăn, thăng trầm của nó trên đất Bến Tre. Tôi nghĩ rằng dừa quê tôi bây giờ không những chỉ là tài sản riêng của người dân xứ dừa Bến Tre, mà còn là một trong những giá trị tinh thần độc đáo của dân tộc ta.
Kể về cây dừa trong chiến tranh, Nội và Bác Hai tôi tôi kể lại rất nhiều. Khi lớn lên tôi được biết thời kháng chiến Nhà Nội tôi nằm trong vùng giải phóng, còn gia đình nhỏ của Cha Mẹ tôi thì tạm lánh ra đô thị và Anh em tôi được sinh ra ở nơi ấy. Tôi nhớ sau giải phóng vài năm, gia đình tôi mới về sum họp với nhà của Nội, lúc đó tôi đã hơn 10 tuổi, tôi thấy đất vườn nhà Nội vẫn còn vết tích của những thân cây dừa làm hầm tránh bom đạn hay những hố đất mà Nội tôi nói đó là hầm chông. Mỗi tối trong căn nhà lá của Nội, dưới ánh đèn dầu Nội và Bác Hai tôi thường hay kể lại chuyện ngày xưa, trong đó có những chuyện nói về cây dừa của quê hương trong chiến tranh. Bác Hai tôi là người tham gia cách mạng, phải công nhận Bác tôi có chất giọng kể chuyện nghe rất bùi tai, Bác kể rất hùng hồn, tôi ngồi nghe chăm chú, say sưa và thuộc lòng luôn.
Nội nói, cũng vì sự cư ngụ thủy chung, dẻo dai, bền bỉ của nó trên quê hương mình, với hoàn cảnh thiên nhiên đặc biệt của xứ Bến Tre là "rừng dừa" cùng hệ sông rạch chằng chịt, mà mấy chú bộ đội đã sáng tạo ra những lối đánh giặc rất có hiệu quả. Bác Hai tôi nói, nếu như trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu có câu thơ "Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù" thì người dân vùng giải phóng Bến Tre có câu "Dừa che bộ đội, dừa vây quân thù". Các chú bộ đội giải phóng hành quân trong rừng dừa bạt ngạt ở xứ ba dãy cù lao này, đi đến đâu cũng được dừa cũng che chở, trên lưng mỗi chú bộ đội là một chót lá dừa làm ngụy trang.
Hay thân của dừa bắt cầu qua mương, rạch, giúp ích người dân vùng nông thôn Bến Tre đi lại dễ dàng; giúp bộ đội hành quân, chuyển thương, tải đạn rất thuận lợi. Cây cầu dừa còn là cạm bẫy đối với giặc, Nội kể khi nắm được thông tin địch sắp đi càn, mấy ông du kích dùng cưa cắt hở giữa cầu, rồi ngụy trang sao cho 1 - 2 tên địch đi ngang qua cầu gãy đôi, giặc rơi xuống hầm chông hoặc xuống mương, rạch. Thân dừa còn dùng làm công sự chiến đấu, làm nóc hầm tránh bom pháo và nhà nào trong vùng giải phóng cũng có.
Bác Hai tôi còn kể bất cứ cây dừa lão nào ở quê tôi vào thời đó trên ngọn dừa đều cũng có thể trở thành đài quan sát mà quân địch không thể ngờ tới. Mấy ông cách mạng Bến Tre thắng nhiều trận vang dội cũng nhờ leo tít lên ngọn dừa lão cao để quan sát nắm hướng địch càn quét. Từ đó mà bố trí trận địa chặn đánh địch, hay du kích địa phương Mỏ Cày còn sáng kiến lấy bốn thân cây dừa dựng lên thành cái khung hình tháp, cao ngang tầm với tháp canh đồn giặc. Rồi dùng lá dừa nước chằm lại thành nhiều cái bịch đựng đất, chất đầy xung quanh khung lên tới đỉnh và gọi đó là pháo đài. Trên chót pháo đài cũng có khoét một lỗ (gọi là lỗ châu mai), rồi các chú du kích thay phiên nhau trực theo dõi động tĩnh của giặc, để ngày đêm canh bắn tỉa chúng, khiến địch mất ăn, mất ngủ bỏ đồn mà chạy.
Nội nói mấy ông du kích, mấy ông làm biệt động của cách mạng tài tình lắm, mấy ổng chọn những vườn dừa rậm rạp, cao từ 10 - 15m trở lên, rồi dùng dây chuối làm nài, nếu nơi đó không có dây chuối thì mấy ổng dùng cái khăn rằn đang quấn cổ để làm nài trèo lên ngọn dừa, rồi dùng cái võng nằm màu xanh như lá cây căng qua hai tàu lá của hai cây dừa gần nhau, để vừa che nắng, vừa ngụy trang không lo máy bay địch phát hiện. Hay lúc ngủ trên ngọn dừa có người cẩn thận dùng khăn rằn làm dây an toàn, rồi quấn qua người với một bẹ dừa, cứ thế yên tâm ngồi ngủ. Có lúc mấy ông cách mạng ở hai, ba ngày trên ngọn dừa mà không cần tiếp tế lương thực, chỉ cần một con dao găm, họ dùng những trái dừa sẵn có trên ngọn mà ăn, uống, để chờ thời cơ mà đánh địch. Có những năm địch tung quân càn quét sâu vào vùng giải phóng giành dân, lấn đất, mấy ông cách mạng ta sáng kiến treo cờ Mặt trận giải phóng trên ngọn dừa, để phân giới tuyến vùng giải phóng, nhất là những vùng kế cận đồn bót địch đang đóng. Những lúc như thế địch cho máy bay trực thăng đi gỡ cờ, phá cờ của ta. Mấy ông du kích cách mạng cũng đâu vừa, nghĩ ra cách gắn lựu đạn hay mìn tự tạo dưới lá cờ, máy bay giặc đi gỡ cờ vướng mìn, rớt cả máy bay. Từ đó, chúng ngán mấy ông quân giải phóng của ta mà không dám lộng hành như trước nữa và chiến thuật "giành dân, lấn đất" của địch bị thất bại.
Tôi nhớ có lần Bác Hai kể: Vào năm 1972, cuối mùa mưa nước sông thường hay chảy xiết, du kích và nhân dân Giồng Trôm đã dùng 370 cây dừa lão kết bè, chờ nước ròng vừa chảy mạnh, cho cắt dây bè trôi nhanh theo dòng nước chảy, đâm thẳng vào trụ cầu và đánh sập toàn bộ cây cầu Bình Chánh xuống dòng sông để cắt đứt đường tiếp tế của quân địch. Và cầu Hòa Lộc của Mỏ Cày cũng bị quân giải phóng đánh sập bằng cách này. Với địa hình sông nước, rừng dừa, cũng như hiểu được quy luật tự nhiên lên xuống của thủy triều, cùng với sự thông minh, mưu trí của quân và dân Bến Tre đã sáng tạo ra nhiều cách đánh làm giặc kinh hồn khiếp vía. Bác Hai còn kể khi địch dùng tàu bọc sắt chở quân, tàu chiến luồn sâu vào các cửa sông để càn quét, bắn phá vùng giải phóng Bến Tre, du kích của ta đã dùng thân cây dừa vạt nhọn, rồi cắm sâu xuống vùng cửa sông, chỉ có ghe xuồng nhỏ của dân ta mới có thể len lõi qua được, còn tàu của giặc thì vô phương lọt qua.
Có nhiều lần Nội tôi tham gia vào các hoạt động của mấy ông cách mạng, Nội nói vui lắm hay lắm. Nội kể trong vùng giải phóng lúc đầu viết khẩu hiệu tuyên truyền chống giặc bằng giấy rồi dùng hồ dán lên thân cây dừa, nhưng rồi mỗi lần giặc càn quét hay nửa đêm bọn diệt gian phản động lén xé bỏ các khẩu hiệu của ta trên thân cây dừa rất dễ dàng, hay vào mùa mưa giấy bị trôi đi hết. Để khắc phục tình trạng trên, mấy ông cách mạng lại nghĩ ra bằng cách mới là bào nhẵn trên thân cây dừa một khoảng hình chữ nhật rồi dùng sơn vẽ khẩu hiệu lên, có nơi vẽ cả cờ Mặt trận xanh đỏ sao vàng, giặc đành bó tay vì không thể nào đốn bỏ hết được cả rừng dừa của ba dãy cù lao. Bác Hai tôi nói địch còn ngán sợ hơn nữa là xung quanh gốc dừa có vẽ khẩu hiệu sợ mấy ông cách mạng gài bẫy hầm chông hay gài mìn, gài lựu đạn....
Nói về tác dụng của cây dừa quê hương, cả Nội và Bác Hai đều nói: Trong những năm kháng chiến ở nông thôn làng quê Bến Tre người dân dùng cây tre, mù u và thân dừa để làm mõ. Thân dừa già cắt thành đoạn, mỗi đoạn khoảng 6 - 8 tấc, có đoạn dài cả thước, rồi đục miệng, móc ruột làm thành mõ, mõ dừa đánh rất kêu và kêu rất vang. Mỗi lần vào đợt vây đồn hay chuẩn bị một chiến dịch người dân Bến Tre đã dùng mõ dừa, mõ tre, mõ mù u, cả chiêng, trống hay các loại khác có phát ra âm thanh, tất cả cùng gõ lên để uy hiếp tinh thần của giặc. Còn nói về cây đuốc thì được làm bằng lá dừa khô. Ở vùng quê Bến Tre thời đó dùng đuốc quơ đi trong đêm tối, ánh sáng của đuốc sẽ tránh được chướng ngại vật…, và hình như gia đình nào cũng bó sẵn vài ba cây đuốc để trong nhà, khi cần thiết có sử dụng ngay, hay còn để giúp đỡ cho những ai lỡ đường ghé xin. Có thể nói đuốc lá dừa ngày ấy của người dân Bến Tre đã thể hiện văn hóa tình làng nghĩa xóm đã có từ bao đời nay. Cũng chính những tiếng mõ, cùng với ánh sáng của những ngọn đuốc lá dừa của người dân Bến Tre đã góp phần làm nên cuộc Đồng Khởi vang dội vào ngày 17/01/1960. Và đã để lại dấu ấn không thể nào quên trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta nói chung và người dân xứ dừa Bến Tre nói riêng.
Nghe Nội với Bác Hai còn kể trong kháng chiến do thuốc men thiếu thốn, mấy ông quân y cách mạng đã dùng nước dừa nạo để thay nước biển truyền dịch cho người của ta bị thương mất máu, mất nước kiệt sức. Nội nói mấy ổng chọn nước dừa dùng làm nước truyền dịch phải được chọn lọc rất kỹ, dừa trồng xa nhà, không gần chuồng trại chăn nuôi. Đặc biệt, khi trèo lên ngọn bẻ dừa phải dùng răng cắn từng trái đem xuống hoặc thòng dây thả từ từ xuống từng quả một, không được làm rơi hoặc làm đọng sốc nước trong trái dừa, nước dừa bị sốc sẽ lên cặn, nghẹt kim không truyền dịch được. Hay mấy ổng còn dùng nước dừa trộn vào thuốc kháng sinh để tiêm rất tốt. Hoặc là lấy mật ong ruồi làm tổ trong vườn dừa để sát trùng, rửa vết thương cũng tốt.
Và còn rất nhiều, rất nhiều chuyện kể về cây dừa quê tôi đã góp trong chiến đấu giành độc cho dân tộc, cho quê hương rất hay. Tôi người con của xứ dừa Bến Tre, góp nhặt một vài chuyện kể của những người thân, những người trong cuộc trực tiếp tham gia kháng chiến nói về kỳ tích của cây dừa Bến Tre. Còn trong xây dựng quê hương, cây dừa Bến Tre cũng đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội của quê hương. Cây dừa quê tôi đã thật sự gắn bó mật thiết và mang nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Hy vọng mọi người hãy cùng hiểu thêm về nó, cùng sẻ chia với những khó khăn, thăng trầm của nó trên đất Bến Tre. Tôi nghĩ rằng dừa quê tôi bây giờ không những chỉ là tài sản riêng của người dân xứ dừa Bến Tre, mà còn là một trong những giá trị tinh thần độc đáo của dân tộc ta.
Nguoiconxuduaxaque
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét