Lịch sử phát triển cây dừa Bến Tre, chưa có tư liệu nào ghi rõ nó từ đâu đến cư ngụ trên vùng đất này và đến tự bao giờ. Chắc có lẽ vậy mà năm 1966 nhà thơ Lê Anh Xuân đã có những vần thơ rất tuyệt trong bài "Dừa ơi":
... Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ?”
Nội nói: “Lúc nội còn con gái
Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân…
Và cho bây đến giờ ở quê tôi:
... Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương…
Đã trải qua biết bao thăng trầm, nhưng cây dừa vẫn luôn son sắt thủy chung, sinh trưởng, phát triển tốt ở vùng đất Bến Tre. Bởi lẽ vùng đất này đã được thiên nhiên ban tặng phù sa của sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bồi đắp, tạo nên ba dãy cù lao (cù lao Bảo, Minh và An Hóa), cùng với khí hậu mát mẻ, hệ thống sông ngòi chằng chịt, là nơi lý tưởng cho nhiều giống dừa cư ngụ, thích nghi, phát triển xanh tốt. Có thể nói trong xây dựng quê hương, cây dừa đã trở thành loại cây đặc biệt của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội, là cây xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân Bến Tre. Hình ảnh cây dừa quê tôi cũng đã đi vào sáng tác nghệ thuật, minh chứng bài hát “Dáng đứng Bến Tre” đã đi vào lòng người cả nước, hay những vần thơ, bài thơ, bài hát, những câu ca dao, những tác phẩm hội họa, văn học - nghệ thuật…, cũng đã ngợi ca rất nhiều, rất hay, rất đẹp, rất xuất sắc về cây dừa quê tôi.
Nhớ về dừa là tôi nhớ ngay đến nhà Ngoại tôi ở một vùng quê thuộc cù lao Bảo, chỉ tính trong một xóm ấp thôi mà nhà nào cũng trồng toàn là những hàng dừa, bờ dừa xanh phủ đầy bóng mát. Tôi nhớ rất rõ, trước nhà Ngoại là một con sông, bên hông là những rặng dừa xanh xen lẫn những hàng cau che bóng mát rười rượi. Anh em nhà tôi thường ra bờ dừa ngồi hóng mát mỗi buổi trưa và thường hay nô đùa cùng với đám bạn cùng xóm chơi các trò con nít.
Căn nhà Ngoại tôi ở được làm bằng gỗ dừa như: Cột, xiên, kèo, đòn tay và cả vách nhà. Đến tuổi lớn, tôi hiếu kỳ hay hỏi Ngoại đủ thứ, có lần ôm cây cột nhà bóng nhẵn trước hiên, bên dưới cây cột có kê con tán bằng đá xanh, tôi hỏi: "Ngoại ơi! cột nhà mình làm bằng gì vậy Ngoại? Ngoại nói: Nhà mình làm bằng cây dừa, chỉ có rui làm bằng tre và lá lợp nhà là lá dừa nước". Tôi tiếp tục hỏi: "Sao làm bằng dừa mà không phải là cây khác hả Ngoại? Nhà làm hồi nào mà cây cột này có vân trơn bóng vậy Ngoại?". Ngoại xoa đầu tôi rồi nói: "Lâu lắm rồi con ạ, từ lúc Ngoại có Mẹ con". Bây giờ nghỉ ra tôi tính nhà Ngoại lúc ấy đã có từ 38 - 40 năm.
Ngoại nói Ông, bà của Ngoại kể lại: Cây dừa nó có ở đất nầy tự hồi nào không ai biết cả, chỉ biết khi đến đây sinh sống là đã thấy có nó rồi. Ngoại còn nói đa số những ngôi nhà ở đây đều làm cột bằng cây dừa, lợp lá, nhà nằm ven các triền sông hay trên những giồng đất cao ráo. Ngoại nói khi xưa những cây dừa được trồng từ 40 - 50 năm trở lên (gọi là dừa lão) cho ít trái người ta đốn xuống lấy thân làm nhà, đóng giường ngủ, ghế đẩu để ngồi, củi đựng chén, tủ đựng thức ăn, bình đựng ấm trà hay chén - đũa -Duw muỗng ăn để ăn cơm, một số dụng cụ bếp và vật dụng khác cần thiết dùng trong nhà.
Ngày nay là thời đại văn minh tiến bộ, nhà Ngoại tuy đã khác, căn nhà trên được xây bằng gạch đẹp lắm, nhưng căn nhà dưới của Ngoại vẫn còn là căn nhà gỗ dừa, lợp lá. Tôi không hỏi Ngoại vì sao vẫn còn giữ lại căn gỗ dừa lợp lá ấy làm nhà dưới, bởi ít nhiều tôi đã hiểu được những kỷ niệm sâu xa của ngôi nhà dừa mà gia đình Ngoại đã gắn bó với nó từ buổi đầu lập nghiệp.
Phải nhìn nhận rằng cuộc sống bây giờ có nhiều phương tiện vật chất văn minh hiện đại lắm, nhưng không hiểu sao tôi vẫn thích ở trong căn nhà làm bằng gỗ dừa lợp lá. Có lẽ vì nó rất mát mẽ, nó còn là vật liệu cách nhiệt rất tốt trong mùa nắng nóng oi bức, nhất là trong giai đoạn hiện nay có nhiều sự biến đổi khí hậu .... Điều tôi thích nhất dưới căn nhà dừa của Ngoại, được nằm đu đưa trên chiếc võng, mình nhớ lại nhiều kỷ niệm, nhiều điều thú vị của tuổi thơ, để rồi nghiệm lại bản thân mình sống sao có ích cho xã hội, cho quê hương. Có lẽ vậy mà mỗi lần về lại quê nhà, cả ban ngày hay đêm tôi đều thích sinh hoạt ở căn nhà dưới, căn nhà gỗ dừa lợp lá của Ngoại tôi năm nào.
Và trong tâm thức tôi nhà gỗ dừa, lợp lá là rất nét đặc trưng hay như là một lối kiến trúc nhà miệt vườn của xứ dừa vùng sông nước Bến Tre. Tôi vẫn còn nhớ thân dừa còn làm chiếc nối đôi bờ, phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân quê tôi, làm nên sự gắn kết tình làng, nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau.
Gỗ dừa từ 30 năm tuổi trở lên không những chỉ làm nhà ở rất bền, rất tốt, mà gỗ dừa còn được người dân quê tôi khéo léo sáng tạo ra hàng trăm loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng gia dụng rất độc đáo bán cho du khách và xuất khẩu. Ngày nay nếu nhà làm bằng gỗ dừa thì cũng sẽ rất đẹp, rất độc đáo với ý tưởng sáng tạo từ tay nghề của những người làm kiến trúc và cũng như gỗ dừa được xử lý kỹ thuật tốt, thì mối mọt không thể đục vào thân, gỗ dừa nó sẽ bền và rất bền.
Những biến tấu đầy sắc màu của dừa trên quê hương tôi hay những khả năng vô tận của nó sẽ giúp ích cho con người trong cuộc sống. Tôi có thể khẳng định như thế, vì ngay như cọng lá dừa và mo nang..., trước đây chỉ để nhóm lửa hoặc để bó chổi quét nhà, thì ngày nay cọng dừa tươi được dùng để đan giỏ hoa, lẵng hoa, giỏ tặng phẩm; mo nang bện thành các loại lồng đèn trang trí nội thất... rất là lạ hay hay. Hay ngay cả vỏ dừa cũng được chế biến thành chỉ xơ dừa. Ngày xưa đi biển không có loại dây thừng (dây luộc) nào sánh bằng dây làm từ xơ dừa rất bền. Ngày nay xơ dừa được làm thành các sản phẩm có giá trị như: Thảm chùi chân, dây thừng, nệm xơ dừa, lưới sinh thái, giỏ sách, tấm trần, ghế ô tô. Lưới xơ dừa còn dùng cho những công trình chống sạt lở bờ kè hay phủ đất trống đồi trọc; nồi xơ dừa quấn vào cây để giữ ẩm; gối ôm xơ dừa dùng để trồng cây và rau sạch.... Hay phần bụi xơ dừa (còn gọi là mụn dừa) được tước từ chỉ xơ dừa ra thì dùng làm phân bón hữu cơ; trộn hỗn hợp mụn dừa cải tạo đất; mụn dừa nay được ép thành đất sạch dùng cho công nghệ trồng rau sạch, trồng hoa kiểng và một số loại cây ăn trái.... Còn gáo dừa (hay gọi là miễng gáo) từ xưa đến nay vẫn dùng đun nấu, than của nó rất lâu tàn và dùng cho các món nướng rất ngon. Ngày nay gáo dừa dùng làm than thêu kết, than hoạt tính rất có giá trị. Gáo dừa còn là loại gỗ đặc biệt có tính sừng hóa, nên có độ bền và tính thẩm mỹ cao độc đáo. Do gáo dừa có độ cong và bề mặt cứng, nên rất phù hợp làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị, phục vụ cho ngành trang trí nội thất đa dạng với những họa tiết hoa văn rất tự nhiên, độc đáo lạ mắt.
Đặc biệt nhất vẫn là phần cơm dừa như: Cơm dừa ép ra làm dầu dừa, rồi từ dầu dừa chế biến ra nguyên liệu làm dầu thực phẩm; xà phòng, chất tẩy rửa; nhiên liệu sinh học; mỹ phẩm; dược phẩm; thực phẩm dinh dưỡng..., hay chế biến thức ăn chăn nuôi (gia súc, gia cầm). Cũng từ cơm dừa qua sáng tạo của con người cùng với những thiết bị chế biến ra thành thực phẩm và nguyên liệu để làm ra các món ăn như: Sữa dừa và bột sữa dừa; kem dừa; cơm dừa nạo sấy; bánh Snack dừa, kẹo dừa; phô mai dừa và yaout dừa; thạch dừa, đường dừa, rượu dừa, mứt dừa... dùng rất tốt cho sức khỏe của con người.
Sự có ích của cây dừa quê tôi còn rất nhiều, tất cả các phần của cây dừa đều có thể được sử dụng cả. Cảm ơn thiên nhiên và ai đó đã ban tặng "Cây Dừa" là món quà vĩ đại nhất cho vùng đất quê hương tôi, là một trong những loại cây tốt đẹp, là cây của cuộc sống - cây của hàng trăm - hàng ngàn công dụng.
Là người con của xứ dừa xa xứ, đang lập nghiệp trên đất khách quê người, chưa có điều kiện đóng góp nhiều quê hương nơi mình được sinh ra và lớn lên. Nhưng lúc nào tôi cũng cập nhật thông tin về quê hương mình, nhất là về cây dừa - về giá cả của nó. Bởi vì, nó vô cùng quan trọng gần như là thu nhập chính của gia đình tôi, cũng như bao gia đình khác ở quê nhà. Tôi cũng biết sự khó khăn của nó hiện nay trên thương trường làm người dân quê tôi lao đao, lo ngại, trăn trở. Xin chia sẻ những khó khăn chung của quê hương và những ai là con của quê hướng xứ dừa Bến Tre, dù ở trong hay ngoài nước hãy cùng chung tay thông tin quảng bá về công dụng, về lợi ích của cây dừa, hay quảng bá thương hiệu các sản phẩm từ dừa vươn xa ra đến bè bạn khắp năm châu, để góp phần cùng với quê hương nâng cao giá trị toàn diện của cây dừa, để nó được phát triển một cách bền vững trên lĩnh vực kinh tế và trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch và môi trường.
Hy vọng sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta, nhất là sự quan tâm tích cực của Đảng và Nhà nước Bến Tre qua các kỳ tổ chức các sự kiện về dừa, sẽ giúp cây dừa của quê hương trở thành cây chiến lược của Quốc gia, cây của cuộc sống, cây làm giàu cho quê hương.
toinguoixuduabentre
... Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ?”
Nội nói: “Lúc nội còn con gái
Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân…
Và cho bây đến giờ ở quê tôi:
... Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương…
Đã trải qua biết bao thăng trầm, nhưng cây dừa vẫn luôn son sắt thủy chung, sinh trưởng, phát triển tốt ở vùng đất Bến Tre. Bởi lẽ vùng đất này đã được thiên nhiên ban tặng phù sa của sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bồi đắp, tạo nên ba dãy cù lao (cù lao Bảo, Minh và An Hóa), cùng với khí hậu mát mẻ, hệ thống sông ngòi chằng chịt, là nơi lý tưởng cho nhiều giống dừa cư ngụ, thích nghi, phát triển xanh tốt. Có thể nói trong xây dựng quê hương, cây dừa đã trở thành loại cây đặc biệt của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội, là cây xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân Bến Tre. Hình ảnh cây dừa quê tôi cũng đã đi vào sáng tác nghệ thuật, minh chứng bài hát “Dáng đứng Bến Tre” đã đi vào lòng người cả nước, hay những vần thơ, bài thơ, bài hát, những câu ca dao, những tác phẩm hội họa, văn học - nghệ thuật…, cũng đã ngợi ca rất nhiều, rất hay, rất đẹp, rất xuất sắc về cây dừa quê tôi.
Nhớ về dừa là tôi nhớ ngay đến nhà Ngoại tôi ở một vùng quê thuộc cù lao Bảo, chỉ tính trong một xóm ấp thôi mà nhà nào cũng trồng toàn là những hàng dừa, bờ dừa xanh phủ đầy bóng mát. Tôi nhớ rất rõ, trước nhà Ngoại là một con sông, bên hông là những rặng dừa xanh xen lẫn những hàng cau che bóng mát rười rượi. Anh em nhà tôi thường ra bờ dừa ngồi hóng mát mỗi buổi trưa và thường hay nô đùa cùng với đám bạn cùng xóm chơi các trò con nít.
Căn nhà Ngoại tôi ở được làm bằng gỗ dừa như: Cột, xiên, kèo, đòn tay và cả vách nhà. Đến tuổi lớn, tôi hiếu kỳ hay hỏi Ngoại đủ thứ, có lần ôm cây cột nhà bóng nhẵn trước hiên, bên dưới cây cột có kê con tán bằng đá xanh, tôi hỏi: "Ngoại ơi! cột nhà mình làm bằng gì vậy Ngoại? Ngoại nói: Nhà mình làm bằng cây dừa, chỉ có rui làm bằng tre và lá lợp nhà là lá dừa nước". Tôi tiếp tục hỏi: "Sao làm bằng dừa mà không phải là cây khác hả Ngoại? Nhà làm hồi nào mà cây cột này có vân trơn bóng vậy Ngoại?". Ngoại xoa đầu tôi rồi nói: "Lâu lắm rồi con ạ, từ lúc Ngoại có Mẹ con". Bây giờ nghỉ ra tôi tính nhà Ngoại lúc ấy đã có từ 38 - 40 năm.
Ngoại nói Ông, bà của Ngoại kể lại: Cây dừa nó có ở đất nầy tự hồi nào không ai biết cả, chỉ biết khi đến đây sinh sống là đã thấy có nó rồi. Ngoại còn nói đa số những ngôi nhà ở đây đều làm cột bằng cây dừa, lợp lá, nhà nằm ven các triền sông hay trên những giồng đất cao ráo. Ngoại nói khi xưa những cây dừa được trồng từ 40 - 50 năm trở lên (gọi là dừa lão) cho ít trái người ta đốn xuống lấy thân làm nhà, đóng giường ngủ, ghế đẩu để ngồi, củi đựng chén, tủ đựng thức ăn, bình đựng ấm trà hay chén - đũa -Duw muỗng ăn để ăn cơm, một số dụng cụ bếp và vật dụng khác cần thiết dùng trong nhà.
Ngày nay là thời đại văn minh tiến bộ, nhà Ngoại tuy đã khác, căn nhà trên được xây bằng gạch đẹp lắm, nhưng căn nhà dưới của Ngoại vẫn còn là căn nhà gỗ dừa, lợp lá. Tôi không hỏi Ngoại vì sao vẫn còn giữ lại căn gỗ dừa lợp lá ấy làm nhà dưới, bởi ít nhiều tôi đã hiểu được những kỷ niệm sâu xa của ngôi nhà dừa mà gia đình Ngoại đã gắn bó với nó từ buổi đầu lập nghiệp.
Phải nhìn nhận rằng cuộc sống bây giờ có nhiều phương tiện vật chất văn minh hiện đại lắm, nhưng không hiểu sao tôi vẫn thích ở trong căn nhà làm bằng gỗ dừa lợp lá. Có lẽ vì nó rất mát mẽ, nó còn là vật liệu cách nhiệt rất tốt trong mùa nắng nóng oi bức, nhất là trong giai đoạn hiện nay có nhiều sự biến đổi khí hậu .... Điều tôi thích nhất dưới căn nhà dừa của Ngoại, được nằm đu đưa trên chiếc võng, mình nhớ lại nhiều kỷ niệm, nhiều điều thú vị của tuổi thơ, để rồi nghiệm lại bản thân mình sống sao có ích cho xã hội, cho quê hương. Có lẽ vậy mà mỗi lần về lại quê nhà, cả ban ngày hay đêm tôi đều thích sinh hoạt ở căn nhà dưới, căn nhà gỗ dừa lợp lá của Ngoại tôi năm nào.
Và trong tâm thức tôi nhà gỗ dừa, lợp lá là rất nét đặc trưng hay như là một lối kiến trúc nhà miệt vườn của xứ dừa vùng sông nước Bến Tre. Tôi vẫn còn nhớ thân dừa còn làm chiếc nối đôi bờ, phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân quê tôi, làm nên sự gắn kết tình làng, nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau.
Gỗ dừa từ 30 năm tuổi trở lên không những chỉ làm nhà ở rất bền, rất tốt, mà gỗ dừa còn được người dân quê tôi khéo léo sáng tạo ra hàng trăm loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng gia dụng rất độc đáo bán cho du khách và xuất khẩu. Ngày nay nếu nhà làm bằng gỗ dừa thì cũng sẽ rất đẹp, rất độc đáo với ý tưởng sáng tạo từ tay nghề của những người làm kiến trúc và cũng như gỗ dừa được xử lý kỹ thuật tốt, thì mối mọt không thể đục vào thân, gỗ dừa nó sẽ bền và rất bền.
Những biến tấu đầy sắc màu của dừa trên quê hương tôi hay những khả năng vô tận của nó sẽ giúp ích cho con người trong cuộc sống. Tôi có thể khẳng định như thế, vì ngay như cọng lá dừa và mo nang..., trước đây chỉ để nhóm lửa hoặc để bó chổi quét nhà, thì ngày nay cọng dừa tươi được dùng để đan giỏ hoa, lẵng hoa, giỏ tặng phẩm; mo nang bện thành các loại lồng đèn trang trí nội thất... rất là lạ hay hay. Hay ngay cả vỏ dừa cũng được chế biến thành chỉ xơ dừa. Ngày xưa đi biển không có loại dây thừng (dây luộc) nào sánh bằng dây làm từ xơ dừa rất bền. Ngày nay xơ dừa được làm thành các sản phẩm có giá trị như: Thảm chùi chân, dây thừng, nệm xơ dừa, lưới sinh thái, giỏ sách, tấm trần, ghế ô tô. Lưới xơ dừa còn dùng cho những công trình chống sạt lở bờ kè hay phủ đất trống đồi trọc; nồi xơ dừa quấn vào cây để giữ ẩm; gối ôm xơ dừa dùng để trồng cây và rau sạch.... Hay phần bụi xơ dừa (còn gọi là mụn dừa) được tước từ chỉ xơ dừa ra thì dùng làm phân bón hữu cơ; trộn hỗn hợp mụn dừa cải tạo đất; mụn dừa nay được ép thành đất sạch dùng cho công nghệ trồng rau sạch, trồng hoa kiểng và một số loại cây ăn trái.... Còn gáo dừa (hay gọi là miễng gáo) từ xưa đến nay vẫn dùng đun nấu, than của nó rất lâu tàn và dùng cho các món nướng rất ngon. Ngày nay gáo dừa dùng làm than thêu kết, than hoạt tính rất có giá trị. Gáo dừa còn là loại gỗ đặc biệt có tính sừng hóa, nên có độ bền và tính thẩm mỹ cao độc đáo. Do gáo dừa có độ cong và bề mặt cứng, nên rất phù hợp làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị, phục vụ cho ngành trang trí nội thất đa dạng với những họa tiết hoa văn rất tự nhiên, độc đáo lạ mắt.
Đặc biệt nhất vẫn là phần cơm dừa như: Cơm dừa ép ra làm dầu dừa, rồi từ dầu dừa chế biến ra nguyên liệu làm dầu thực phẩm; xà phòng, chất tẩy rửa; nhiên liệu sinh học; mỹ phẩm; dược phẩm; thực phẩm dinh dưỡng..., hay chế biến thức ăn chăn nuôi (gia súc, gia cầm). Cũng từ cơm dừa qua sáng tạo của con người cùng với những thiết bị chế biến ra thành thực phẩm và nguyên liệu để làm ra các món ăn như: Sữa dừa và bột sữa dừa; kem dừa; cơm dừa nạo sấy; bánh Snack dừa, kẹo dừa; phô mai dừa và yaout dừa; thạch dừa, đường dừa, rượu dừa, mứt dừa... dùng rất tốt cho sức khỏe của con người.
Sự có ích của cây dừa quê tôi còn rất nhiều, tất cả các phần của cây dừa đều có thể được sử dụng cả. Cảm ơn thiên nhiên và ai đó đã ban tặng "Cây Dừa" là món quà vĩ đại nhất cho vùng đất quê hương tôi, là một trong những loại cây tốt đẹp, là cây của cuộc sống - cây của hàng trăm - hàng ngàn công dụng.
Là người con của xứ dừa xa xứ, đang lập nghiệp trên đất khách quê người, chưa có điều kiện đóng góp nhiều quê hương nơi mình được sinh ra và lớn lên. Nhưng lúc nào tôi cũng cập nhật thông tin về quê hương mình, nhất là về cây dừa - về giá cả của nó. Bởi vì, nó vô cùng quan trọng gần như là thu nhập chính của gia đình tôi, cũng như bao gia đình khác ở quê nhà. Tôi cũng biết sự khó khăn của nó hiện nay trên thương trường làm người dân quê tôi lao đao, lo ngại, trăn trở. Xin chia sẻ những khó khăn chung của quê hương và những ai là con của quê hướng xứ dừa Bến Tre, dù ở trong hay ngoài nước hãy cùng chung tay thông tin quảng bá về công dụng, về lợi ích của cây dừa, hay quảng bá thương hiệu các sản phẩm từ dừa vươn xa ra đến bè bạn khắp năm châu, để góp phần cùng với quê hương nâng cao giá trị toàn diện của cây dừa, để nó được phát triển một cách bền vững trên lĩnh vực kinh tế và trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch và môi trường.
Hy vọng sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta, nhất là sự quan tâm tích cực của Đảng và Nhà nước Bến Tre qua các kỳ tổ chức các sự kiện về dừa, sẽ giúp cây dừa của quê hương trở thành cây chiến lược của Quốc gia, cây của cuộc sống, cây làm giàu cho quê hương.
toinguoixuduabentre
Xin gửi những tâm sự này đến mọi người cùng chia sẻ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét