Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Lễ hội Nghinh ông Nam Hải góp phần cho du lịch biển Thạnh Phú

Lễ nghinh ông Ông là một tín ngưỡng phổ biến mang đậm nét văn hóa dân gian của cư dân vùng biển; Xã Thạnh Hải tổ chức lễ hội Nghinh Ông vào dịp sau Tết nguyên đán hàng năm vào ngày 15 và 16 tháng 1 âm lịch; năm nay, năm 2014 tại xã Thạnh Hải, Ủy ban nhân huyện Thạnh Phú đã tổ chức long trọng buổi lễ Nghinh ông với qui mô cấp huyện trong một chuổi hoạt động kéo dài từ ngày 12/02/2014 đến 17/02/2014 nhằm ngày 13/01/2014 âm lịch vừa qua thành công tốt đẹp. 
Quang cảnh Nghinh Ông trên bãi biển
Đây là dịp để cư dân vùng biển tỏ lòng biết ơn đến một loài sinh vật cá voi mà được người dân tôn sùng là cá Ông đã giúp đỡ họ những lúc ra khơi, sóng gió trên biển cả. Khai mạc buổi lễ chính thức vào ngày 13/02/2014, đến dự có Đ/c Trần Ngọc Tam - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và lãnh đạo huyện Thạnh Phú, chính quyền địa phương, Ban Khánh tiết lăng Ông Nam Hải cùng bà con đông đảo đã tổ chức rước ông từ bãi biển về lăng để làm lễ. 

Điểm mới của lễ hội Nghinh Ông xã Thạnh Hải (Thạnh Phú) năm nay là được diễn ra liên tục trong 7 ngày, tại đây các hoạt động được diễn ra như: lễ Nghinh Ông, lễ An vị, lễ dâng hương; trong chuỗi hoạt nầy còn diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ hàng đêm cho người dân địa phương và du khách thập phương ; giao lưu đờn ca tài tử, múa lân, triễn lãm hình ảnh, hội thi mâm xôi, giao lưu bóng chuyền, nhảy bao và các trò chơi dân gian khác đã tạo không khí sôi nổi một góc của vùng biển cồn Bửng, góp phần rất lớn cho sự phát triển du lịch biển Thạnh Hải - Thạnh Phú. Một loại hình du lịch tâm linh đã bắt đầu khởi sắc cho ngành du lịch tỉnh Bến Tre mà tiềm năng du lịch tiềm ẩn trong 65km bờ biển nay đã được phát huy tác dụng ngoài nuôi trồng thủy sản còn đem lại cho du khách nội tỉnh, khách ngoài tỉnh một thú vui là đến để tắm biển, thưởng thức sản phẩm thủy sản tươi sống, tham quan quang cảnh biển quan sơ mà độc đáo của làn gió biển ấm áp tình quê.

Cá Ông Nam Hải đã chọn một vùng đất lành, linh thiêng để lụy, nơi đây có nhiều huyền bí từ việc nhiều chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ khi đưa vũ khí từ Bắc vào diện trợ cho chiến trường miền Nam tại các tỉnh miền tây Nam bộ và cung cấp ra tận khu 8 của chiến trường miền Đông, góp phần cho công cuộc giải phóng dân tộc, mà nay đã được công nhận di tích cấp Quốc gia của Đường Hồ Chí Minh trên biển, chắc có lẽ là như vậy! nên Ông đã lụy cùng lúc hai Ông, thời gian cách nhau giữa Ông trước và Ông sau là ba tháng trong năm 2004; việc tổ chức tuần lễ hội Nghinh Ông nhằm viếng Lăng, thắp hương cầu cho “mưa thuận gió hòa”, làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc; ngư dân sẽ bội thu sau những chuyến đánh bắt ngoài biển khơi. 
Đại biểu tham dự lễ Nghinh Ông
Lễ hội đã thu hút khoảng 7.000 lượt khách mỗi ngày, đã góp phần cho du lịch biển ngày khởi sắc và sôi động, đây cũng là cơ hội của huyện Thạnh Phú về phát triển du lịch tại vùng đất biển, hy vọng rằng nơi đây du khách ngoài việc đến để viếng lăng Ông còn viếng miếu thờ Bà Chúa Sứ sẽ góp phần cho không gian biển Cồn Bửng nhiều loại hình du lịch trong khu du lịch phát triển bền vững./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét