Cụm duyên hải phia Đông ĐBSCL theo đề án phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao cà Du lịch (VHTTDL) định hình, có diện tích khoảng 8.618 km2, được bao bọc bởi các nhánh sông (sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên và sông Hậu) thuộc hệ thống sông Cửu Long; các tỉnh cụm phía Đông nầy cũng là cửa ngỏ khi du khách từ các nơi trên cả nước về với miền Tây Nam bộ; đây là bốn địa phương gắn liền nhau chung một điểm đến.
Hành trình từ thành phố Hồ Chí Minh đến cụm liên kết bốn tỉnh rất dễ dàng khi hạ tầng giao thông vùng quê sông nước đã được đầu tư khang trang và thuận lợi; du khách đi ô tô theo đường cao tốc từ TP.HCM - Trung Lương chỉ mất khoảng 1 giờ, nếu đi theo quốc lộ 1A thì mất khoảng 1 giờ 20 phút là đến tỉnh Tiền Giang (68km) là tỉnh đầu tiên của cụm; quí khách đến đây sẽ bắt gặp trên 30 lữ hành của các tỉnh đang chào đón tại bến tàu du lịch Tiền Giang để đưa khách thập phương đi tham quan các tuyến điểm du lịch tại Bến Tre, Vĩnh Long hay cả miền Tây Nam bộ; bến tàu du lịch nầy có từ những thập niên cuối thế kỷ XX đến nay do hệ thống giao thông về các tỉnh trong khu vực thời điểm nầy còn phải ngăn sông, lụy phà.
Cầu Rạch Miễu xây dựng xong vào năm 2009, đi qua sông Tiền là đến huyện Châu Thành - tỉnh Bến Tre, dọc theo sông Tiền có gần 40 điểm dừng chân tham quan du lịch sông nước miệt vườn với nhiều mô hình làng nghề xen lẫn, du khách sẽ được các lữ hành đưa đi lênh đênh trên những chiếc tàu du lịch để ngắm nhìn quần thể Long, Lân, Qui, Phụng, đây là bốn cồn nằm trên sông Tiền, trong đó điểm du lịch cồn Phụng được chọn một trong những điểm tiêu biểu của đồng bằng Sông Cửu Long, du khách sẽ được chèo thuyền trong rạch nhỏ, tảng bộ trong đường làng để thương thức những trái cây ngon và uống ngụm trà mật ong, nghe đàn ca tài tử tại đây hay được đi trên những chiếc xe ngựa trên đường nông thôn hoặc tham gia tát mương bắt cá rồi thưởng thức tại chỗ cùng người dân sở tại.
Điểm dừng chân thưởng thức trà mật ong tại Châu Thành- Bến Tre |
Rời khỏi Châu Thành, đi thêm 12 km là đến TP.Bến Tre, du khách mua sản phẩm lưu niệm đặc sản có thể ghé các điểm trên đoạn đường nầy như: Kẹo Dừa Yến Hương, Thanh Long 1, Thanh Long 2, Thanh Long 3, kẹo dừa Bến Tre hoặc nhiều điểm khác trên các tuyến đường sẽ có đầy đủ những sản phẩm của quê hương như trái cây, hàng lưu niệm, kẹo dừa, bánh phồng, bánh tráng, v.v…. Thành phố Bến tre là một thành phố trẻ, khang trang, sạch đẹp; một quê hương được mệnh danh là quê hương xứ dừa (với 63 ha dừa, hơn 1/3 diện tích dừa cả nước hiện nay) cũng là nơi vương quốc cây trái, hoa kiểng, cây giống đã cung cấp trong cả nước và các nước lân cận; quê hương Bến Tre còn giữ được nét hoang sơ đặt trưng của đồng bằng Nam bộ, phù hợp cho du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, kết hợp nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử; nhiều làng nghề truyền thống có hàng trăm năm tuổi; đặc biệt là nhiều món ẩm thực từ dừa như: Cơm nấu trong trái dừa, tép bạt đất rang nước cốt dừa, gỏi tủ hủ dừa, bánh xèo hến với tủ hủ dừa và nhiều món bánh ăn khác với nước cốt dừa,…; sẽ tạo nhiều ấn tượng khó quên trong lòng du khách khi có một chuyến thưởng ngoạn tại quê hương xứ dừa…
Điểm dừng chân du lịch bên Cầu Rạch Miểu (Nhà hàng thủy sản Mê Kông) |
Hàng cây cổ thụ ấn tượng xung quanh ao Bà Om tại TP.Trà Vinh |
Bốn địa phương của 4 tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang,Vĩnh Long và Trà Vinh; có cùng bản sắc văn hóa đồng bằng Nam Bộ, cùng chia sẻ một lịch sử chung, có cùng cội nguồn, đời sống sinh hoạt cũng có nét tương đồng, giống nhau về sông nước miệt vườn có tiềm năng du lịch đa dạng, nhưng có nhiều sản phẩm đặc thù khác nhau đem lại cho du khách một điểm đến hấp dẫn; đặc biệt là du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch homestays, du lịch nông thôn. Dự báo đến năm 2020 cụm sẽ đón 29% lượng khách nội địa và 56% lượng khách quốc tế của toàn vùng ĐBSCL. Đến cụm phía Đông duyên hải ĐBSCL, du khách muốn thưởng thức những món ăn đặc sản từ dừa, ăn bưởi da xanh thì đến Bến Tre; ăn bưởi năm roi thì ghé Vĩnh Long, không thể ghé Vĩnh Long mà ăn bưởi da xanh và đến Bến Tre mà ăn bưởi năm roi sẽ không ngon; muốn ăn dừa dứa, dừa xiêm thì đến Bến Tre, ăn dừa sáp thì qua Trà Vinh, muốn tham quan chợ nổi thì về Cái Bè (Tiền Giang), muốn đi du lịch biển, thưởng thức hải sản tươi sống thì xuống huyện Thạnh Phú, huyện Ba Tri - tỉnh Bến Tre hay Ba Động của tỉnh Trà Vinh… Do vậy mà mỗi tỉnh sẽ có những sản phẩm đặc thù riêng của từng địa phương trong những nét chung của đồng bằng tạo thành một sản phẩm chung của cụm, tạo nên một điểm đến hấp dẩn với nhu cầu du lịch của một chuyến hành trình trên bốn địa phương./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét